Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Đơn Giản, Đúng Kỹ Thuật Cho Người Mới được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuồng nuôi không cầu kỳ, chế độ ăn lẫn chăm sóc đơn giản, mất ít thời gian tập luyện để chim hoàng yến hót hay,… Đây là những ưu điểm nổi trội mà nhiều người rất yêu thích loài chim này. Tuy nhiên, với những người mới chơi chim thì đây lại là một việc vô cùng khó khăn, phức tạp.
I. Giới thiệu về chim hoàng yến
Tên gọi: chim hoàng yến, chim yến hót, yến canary, yến Đại Tây Dương
Tên khoa học: Serinus canaria domestica
Phân bố: Madeira, Açores và quần đảo Canary
Hoàng yến là loài chim thuộc họ yến cảnh. Chúng có giá trị khá cao nên xưa kia, chỉ có vua chúa, quan lại, quý tộc mới đủ điều kiện nuôi loại chim này.
Chim hoàng yến có những đặc điểm nổi bật như:
Lông nhiều màu sắc như trắng, lông vàng, nâu có sọc, vàng xanh có sọc, đỏ,… thay đổi liên tục
Vóc dáng nhỏ hơn, vẻ thanh thoát, tinh anh
Hoàng yến thường sinh sản theo mùa, bắt đầu từ giữa tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 3. Mỗi mùa sinh sản, chúng sẽ đẻ 4 – 5 lứa và khoảng 4 – 5 trứng/lứa. Sau khoảng 14 ngày, trứng nở thành chim non. Khi mới chui ra khỏi trứng, chim non có màu hồng nhạt, trụi lông, da nhăn nheo.
Sau 5 – 6 ngày tuổi, chúng bắt đầu mọc lông tơ. Sau 30 – 40 ngày tuổi, lông bắt đầu mọc nhiều hơn. Sau 45 ngày tuổi, chim non mọc đủ lông đủ cánh, có thể rời khỏi tổ và tự kiếm ăn.
Khi được 8 – 10 tháng tuổi, hoàng yến đủ trưởng thành, có thể đẻ trứng và bắt đầu một hành trình mới.
Kỹ thuật nuôi chim hoàng yến được thực hiện qua những bước sau:
Khi nuôi chim hoàng yến, lồng nuôi chim không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Chỉ cần tiện dùng, thoáng, dễ di chuyển, dễ treo và dễ dọn dẹp vệ sinh. Bạn có thể chọn lồng có kích thước 30x30x25cm hoặc to hơn.
Ngoài ra, trong lồng cần trang bị đủ cóng nước, cóng thức ăn và cành cây cho chim đậu và bay nhảy.
Chế độ ăn của hoàng yến rất đa dạng. Chúng có thể đủ các loại thức ăn như cám tổng hợp, hoa quả, hạt, rau xanh như:
Một số loại rau và hoa quả tốt dành cho chim yến hót gồm cải xoăn, táo, bông cải xanh, nho, bồ công anh, cam, chuối, đậu, dưa hấu,… ăn 3 lần/tuần
Gắn mai mực và đá khoáng dành cho chim vào thành lồng, chim sẽ ăn dần để lấy canxi và chất khoáng
Trứng luộc hoặc thức ăn có trứng ăn 1 lần/tuần
Nước uống phải sạch sẽ và thay nước mới thường xuyên
Ngoài ra, nếu bạn thấy chúng có vẻ mệt mỏi, nửa thức nửa ngủ, rủ lông, mắt mở một nửa thì có thể chúng đang thiếu nước và bạn cần phải cung cấp nước ngay cho nó.
Bạn nên chọn chim hoàng yến có độ tuổi từ khoảng 30 – 60 ngày tuổi. Bởi giai đoạn này chim rất dễ nuôi. Tuy nhiên, nếu bạn không chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến tiếng hót và khả năng sinh sản của loài chim này.
Vì ở tuổi này, chim còn non, chưa thể ăn các loại thức ăn cứng nên bạn cần cho chúng ăn thức ăn mềm như trứng luộc, rau xanh, hạt kê tán nhuyễn, bánh mì nhúng nước,…
Khi hoàng yến được 2 – 5 tháng tuổi, bạn nên cho chúng ăn theo chế độ chim hậu bị. Bởi vì nếu cho ăn tốt quá, chim sẽ bị mập dẫn đến đẻ ít, trứng nhỏ,…
Bạn có thể cho chúng ăn theo công thức: 50% các loại hạt kê (kê vỏ đỏ, kê vỏ vàng, kê vỏ trắng), 20% hạt cải xanh, 20% hạt yến mạch (hoặc thay thế bằng hạt xà lách), 10% hạt mè gồm 5% mè vàng và 5% mè đen, thêm thóc hoặc hạt hướng dương nhỏ.
Thông thường, một con chim hoàng yến sẽ ăn từ 1 – 1.5 muỗng canh hạt/ngày. Nếu chuồng quá chật, diện tích nhỏ thì bạn nên hạn chế số lượng hạt hướng dương, hạt mè. Vì ăn nhiều hạt mà không hoạt động, chúng sẽ dễ béo phì. Nếu chuồng rộng, bạn có thể tăng số lượng hạt này lên.
Để giọng hót của hoàng yến trầm bổng như điệu nhạc thì bạn cần phải cho chúng nghe các băng nhạc dành cho chim thường xuyênĐể nuôi một chú chim hoàng yến hót hay, bạn cần phải kiên nhẫn. Vì loài chim này phải được 2 tuổi trở lên, chúng mới hót hay và hay hót. Đặc biệt, để giọng hót của chúng trầm bổng như điệu nhạc thì bạn cần phải cho chúng nghe các băng nhạc dành cho chim thường xuyên.
Khi chim bắt đầu cất tiếng hót, bạn hãy tách chúng ra mỗi lồng khác nhau. Việc này sẽ giúp chúng ganh đua tiếng hót và hót nhiều hơn.
Khi nuôi hoàng yến, bạn phải thật sự chú ý đến quá trình thay lông của chúng. Nếu thay lông 1 năm 1 lần là chuyện bình thường. Nhưng nếu rụng lông không đồng đều, theo từng mảng và không mọc lại nữa thì đây là biểu hiện của bệnh rụng lông. Bạn nên can thiệp sớm để tránh tình trạng chim bị suy nhược, còi cọc ảnh hưởng đến tiếng hót của chúng.
Lank – Ban biên tập Yêu Chim
Cách Nuôi Chim Yến Hót Đơn Giản, Dễ Dàng Dành Cho Người Mới Chơi Chim
Tên gọi: chim yến
Tên khoa học: Canario
Phân bố: chủ yếu ở Đại Tây Dương
Chim yến là loài chim có kích thước nhỏ, khá nhút nhát và thường sống theo cặp.Chim yến có những đặc điểm như:
Lông của Yến thuần chủng thường khá nhợt nhạt. Vì vậy, người ta thường tìm cách lai tạo để tạo ra các màu sắc rực rỡ hơn như đen, vàng, trắng, vàng xanh, nâu có sọc,…
Ở cổ và ngực là hỗn hợp màu đen và vàng hòa trộn với nhau
Phần cánh và hai bên sườn chim có màu nâu sẫm và có điểm vạch xanh mờ…
Chim yến có giọng hót rất hay, rất truyền cảm. Vì vậy, qua bốn thập kỷ phát triển và tồn tại, chúng vẫn giữ được vị trí độc tôn của mình.
Tuy nhiên, chúng là loài động vật có khả năng tự bảo vệ bản thân rất kém nên chúng có rất nhiều kẻ thù. Một số kẻ thù có thể kể đến như tắc kè, rắn, đại bàng, diều hâu,… Chúng thường phá tổ, ăn trứng, thậm chí ăn cả chim yến trưởng thành lẫn chim yến con.
Ngoài ra, chim yến cũng rất sợ một số loài côn trùng như mối, kiến, gián, mọt,… Những loài côn trùng nhỏ này không gây hại đến chim yến nhưng chúng thường phá tổ và ăn trứng chim.
Chim yến thường sống theo 1 cặp và rất chung thủy với nhau. Khác với tổ của các loài chim khác, tổ của chim yến được làm bằng dãi của chúng. Và chúng thường mất hơn 1 tháng để hoàn thành một cái tổ.
Hầu như chim yến sinh sản quanh năm, trừ tháng 11, 12 và tháng 1 là chúng sẽ không đẻ trứng. Chúng thường đẻ 2 quả trứng/lần. Sau 22 – 23 ngày ấp, quả trứng đầu tiên sẽ nở. Và quả trứng còn lại sẽ nở sau đó 2 – 3 ngày. Sau 5 – 6 tuần tuổi, chim con đủ trưởng thành, có thể rời khỏi tổ và tự mình kiếm ăn.
Tổ chim yến thường được chế biến thành nhiều món ăn bởi hương vị thơm ngon, độc đáo, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Nhưng việc khai thác tổ chim yến đang bị lên án vì đây là hành vi vô nhân đạo.
Cả đời chim yến chỉ sống với duy nhất một chiếc tổ. Do đó, nếu bạn lấy tổ chim trong mùa sinh sản, chim yến mái sẽ bị hoảng loạn và lao xuống vách đá để chết. Chim yến trống cũng theo đó mà chết cùng chim mái.
Nếu bạn lấy tổ chim khi không phải trong mùa sinh sản, chim yến sẽ bị thổ huyết đến chết do không đủ nước dãi xây tổ mới.
II. Cách nuôi chim yến hót
Kỹ thuật nuôi chim yến hót sinh sản sẽ tuân theo các bước sau đây:
Vì chim yến có nhiều màu sắc khác nhau, nên bạn có thể chọn chim yến tùy theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, khi mua chim thuần màu, bạn không nên chọn mua chim có sợi màu trắng vì khi lớn, chúng sẽ mất giá trị thẩm mỹ.
Bạn có thể kiểm tra xem phần lông dưới đuôi ở hậu môn để biết độ thuần của chúng.
Chim yến có kích thước nhỏ. Vì vậy lồng nuôi chim không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc lồng thoáng, dễ vệ sinh, dễ di chuyển, có đủ cóng đựng nước, đựng thức ăn và cần đậu cho chim đứng.
Thông thường, bạn nên chọn lồng cao 40cm và có đường kính 30cm là thích hợp nhất.
Chim yến rất thích ăn các loại hạt như hạt kê, mè đen,… hoặc bánh mì khô, cà rốt, rau xanh,…
Do đó, bạn có thể mua sẵn cho chúng các loại hạt được đóng túi có sẵn trên thị trường hay chuẩn bị cám, thức ăn bột cho chim bằng cách nghiền bánh quy thành bột là chúng có thể tự ăn được.
Để nuôi chim yến hót, bạn nên nuôi chúng từ khi 30 – 60 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, bạn cần nuôi cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến giọng hót và khả năng sinh sản của chúng. Chim non chưa biết ăn nên bạn cần cho chúng ăn rau xanh, trứng luộc, bánh mì nhúng nước với các loại hạt xay nhuyễn.
Khi chim được 2 – 5 tháng tuổi, bạn không nên cho chim ăn tốt quá vì nếu không, chim sẽ bị mập, dẫn đến đẻ ít, đẻ trứng nhỏ. Lúc này, công thức thức ăn của chúng là:
50% kê (các loại kê vỏ vàng, kê vỏ đỏ, kê vỏ trắng với tỷ lệ bằng nhau hoặc nhiều kê vàng, nhiều kê đỏ hỏn tùy mùa)
20% hạt yến mạch
20% hạt cải xanh
10% hạt mè (hạt vừng) gồm 5% mè đen + 5% mè vàng
Thêm hoặc thay vào kê một chút thóc (lúa) loại hạt nhỏ, vỏ mềm, hoặc hạt hướng dương nhỏ
Hoặc thay thế hạt yến mạch bằng hạt xà-lách
Bạn nên cho chúng ăn 1 – 1.5 muỗng hạt/ngày.
Bên cạnh đó, kích thước lồng cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn của chúng:
Nếu chuồng nhỏ, chật chội: nên hạn chế số lượng hạt mè, hướng dương, vì ăn nhiều mà ít hoạt động chim sẽ béo phì
Nếu chuồng rộng rãi, chim bay nhảy thoải mái: tăng lượng hạt béo lên
Thông thường, sau 2 tuổi, chim yến mới bắt đầu tập hót. Vì vậy, nuôi chim yến cần phải có tính kiên nhẫn cao.
Để cho chim yến có thể hót theo âm điệu, bạn nên cho chúng nghe các loại băng đĩa nhạc chuyên dụng dành cho chim. Khi chúng bắt đầu cất tiếng hót, bạn hãy tách chúng ra các lồng riêng để chúng ganh đua nhau hót, đồng thời luyện giọng cùng nhau.
Bạn nên nuôi chim yến trống và mái ở 2 lồng khác nhau và chỉ ghép đôi cho chúng khi đến mùa sinh sản. Quy trình ghép đôi như sau:
Để 1 trống, 1 mái vào chung một tổ để cho chúng làm quen và sinh sản (khoảng thời gian này khá dài, từ 4 – 5 tháng)
Nếu giọng hót của chim trống có thể cuốn hút được chim mái thì cho chung lồng sau một vài hôm chim sẽ thụ thai
1 chim trống có thể phối được với 3 chim mái trong một mùa
Chim yến thường thay lông 1 lần/năm. Nhưng nếu chúng rụng lông theo từng mảng và không đều thì đó là hiện tượng của bệnh rụng lông. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng sẽ khiến chúng bị suy nhược dần dần dẫn đến còi cọc. Do đó, bạn phải can thiệp kịp thời. Nếu không, lông chim sẽ rất xấu xí.
Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim
Cách Nuôi Chim Sơn Ca Bổi Đơn Giản, Mau Dạn Dành Cho Những Người Mới
Chim sơn ca bổi là những chú chim được săn bắt từ ngoài tự nhiên. Để thuần hóa được chúng và giúp chúng có giọng hót hay thì không phải là điều quá khó khăn. Nhưng bạn phải nắm được đặc tính, tính cách của loài chim này để việc thuần hóa trở nên dễ dàng hơn.
I. Giới thiệu về chim sơn ca
Chim sơn ca là một loài chim nhỏ, chỉ bằng chim sẻ. Chúng có giọng hót rất hay, gây mê hoặc lòng người và có cách bay liệng kỳ lạ.
Chim sơn ca có những đặc điểm khác biệt so với các loại chim khác như:
Giò của chim sơn ca phủ vảy cả hai mặt trước, sau
Cạnh sau của giò tròn mà không sắc như những họ khác thuộc bộ sẻ
Giò và ngón chân có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất
Giò khá dài, khoẻ, móng chân ở móng cái thường dài và thẳng
Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm
Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp
Đuôi có 12 lông
Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biết với đất và cỏ khô
Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn
Màu lông của chim sơn ca trống và mái tương tự nhau. Do đó, người ta thường dựa vào hình dáng để phân biệt chim sơn ca trống và mái, cụ thể:
Chim sơn ca trống: phần ngực chẻ đôi, khi chúng di chuyển phần đầu hay thò lên thụt xuống
Chim sơn ca mái: phần đầu, vai, ngực nhỏ hơn chim trống. phần lườn ít lông hơn
Cách phân biệt chim sơn ca trống và máiChim sơn ca thường làm tổ trên mặt đất, trong các bụi cỏ lớn.
Chúng thường sinh sản vào cuối xuân đầu hạ và đẻ 3 – 5 trứng/lứa. Sau 12 – 16 ngày ấp trứng sẽ nở thành chim non.
II. Cách nuôi chim sơn ca bổi
Nếu muốn nuôi chim sơn ca bổi, bạn nên chọn những chú chim non. Vì chim non sẽ dễ dàng thuần hóa hơn, giọng hót cũng hay hơn chim già.
Ngoài ra, khi chọn lồng chim, bạn cần lưu ý:
Chim mới mua về: dùng lồng cao 70cm, nấm thấp
Khi chim vừa thăng vừa hót: chuyển sang lồng càng cao càng tốt để tránh chim đụng đầu
Nuôi, chăm sóc chim sơn ca là một quá trình rất quan trọng. Bạn nên nuôi thêm 1 – 2 con đã hót rành rồi để chúng có thể bắt chước và hót được nhanh hơn.
Đặc biệt, loài chim này rất sợ bóng tối. Vì vậy, bạn không nên trùm vải quanh lồng. Nếu trùm thì không trùm quá kín mít.
Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc chim sơn ca bổiNgoài ra, một việc bạn nhất định phải làm khi nuôi chim cảnh là tắm cho chim. Nếu như các loài chim khác tắm bằng nước thì chim sơn ca sẽ tắm bằng cát. Do đó, bạn nên chọn loại cát mịn, loại bỏ các hợp chất, côn trùng gây hại và thay cát 1 lần/tuần để tránh chim bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh việc tắm cát thì bạn nên cho chúng tắm nắng khoảng 2 – 3 tiếng mỗi buổi sáng. Rửa sạch chân cho chúng bằng nước muối và cắt móng chân nếu quá dài.
Trong tự nhiên, chim sơn ca thường ăn các loại hạt khô, côn trùng, sâu bọ như cào cào, gián, dế,… Do đó, khi nuôi nhốt, bạn nên tập cho chúng ăn cám bằng cách trộn cám với các loại côn trùng. Lúc đầu, chúng sẽ thấy khó ăn. Nhưng dần dần chim sẽ quen với việc ăn cám thì bạn giảm dần số lượng côn trùng đi cho đến khi chúng hoàn toàn ăn được cám.
Không giống như các loài chim khác, nếu ăn côn trùng quá nhiều, chúng sẽ tiêu hóa không tốt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi cho chim ăn, bạn phải bổ sung nhiều chất xơ để chúng tiêu hóa tốt hơn.
Thức ăn của chim sơn ca là các loại hạt khô, sâu bọ nhỏChim sơn ca cũng rất dễ bị nhiễm một số loại bệnh ở chim. Vì vậy, bạn cần trang bị một số kiến thức để chữa trị cho chúng như:
Sơn ca rất hay bị kén mép sưng: bạn cần bổ sung thêm vitamin A có trong dầu cá để phòng chống bệnh này
Bệnh về đường ruột: bạn nên vệ sinh lồng, cóng nước, cóng thức ăn của chim thường xuyên
III. Lưu ý khi chăm sóc chim sơn ca bổi
Khi nuôi và chăm sóc chim sơn ca, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Nên nuôi khoảng 4 con cùng lúc để dễ thuần hóa hơn
Thường xuyên tương tác với chim bằng mắt, cử chỉ hoặc bạn có thể ngồi nhìn, quan sát, ngồi làm việc bên cạnh lồng để chim sơn ca không “lạ” bạn
Thi thoảng gặp điều gì đó tác động mạnh hoặc có người lạ qua lại khiến chim sợ, bạn chỉ cần di chuyển lồng đến khu vực khác
Tuyệt đối không đặt lồng ở nơi kín đáo hoàn toàn, chim dễ thụ động và hoảng sợ với tác động xung quanh
Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Khướu Hót Hay Đơn Giản
Chim khướu có tên khoa học là Timaliidae. Họ Khướu là một họ lớn của phần lớn các loài chim dạng sẻ ở Cựu thế giới. Chúng đa dạng về kích thước và màu sắc. Đây là các loài chim của khu vực nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á.
Bộ lông chim Khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao. Thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Chim Khướu hót có dáng người thanh mảnh, lông mỏng, mỏ dài, chân thon.
Chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên. Lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn. Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm. Đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn.
Chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót. Nó không hót lại mà phát ra âm thanh như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu của nó. Kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.
Lồng thì có nhiều loại, có thể là lồng vuông, lồng tròn, lồng mái vòm… nhưng nhìn chung thì Khướu được nuôi nhiều ở lồng vuông, bởi vì lồng vuông có thể áp sát tường treo trong nhà, tiện cho chim mỗi khi sang lồng, không gian có vẻ rộng hơn. Một số nuôi ở lồng tròn, nói chung là tùy theo sở thích, túi tiền của từng người. không nên nuôi lồng sắt
Nên chọn lồng có nan khít với lỗ khoan, nan mảnh nhưng chắc chắn…Được quét qua khoảng 2 – 3 lớp sơn mài hoặc Véc ni. Chọn những cái cầu to hơn ngón tay cái, tốt nhất là bạn nên tự tay tìm lấy và làm.
Khướu là một loài chim cảnh ăn tạp, tất cả mọi thức ăn, dễ nuôi. Thường là bột ngô xay nhỏ kết hợp với tép khô, bột dinh dưỡng của baby, trứng gà. Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.
Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác. Thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội. Vì thời gian ban đầu, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống. Nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh. Đừng lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi.
Buổi sáng, khi mang chim ra, sau khi nghe chim hót. Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 5 phút là mang vào, treo lồng ở trên cao. Buổi tối không nên cho chim phơi sương.
Khướu thích tắm, thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn. Bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm.
Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy. Khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước.
Khi thấy chim hay rỉa lông, hay dùng chân gãi, khi đó 80% là chim bị rận chí. Có thể trị bằng cách tắm cho chim, pha vào nước một ít nuối ăn, cho chim tắm bình thường. Làm như vậy vài lần sẽ khỏi.
Khi khướu về đến nhà, nên treo lồng hoặc áp lồng ở sát tường. Đừng quên dùng phấn diệt kiến kẻ một đường trên tường bao lấy lồng. Áp lồng nơi nào ít người qua lại. Có thể dùng giấy bào hoặc áo phút khoảng 1/2 lồng ở 2 ngày đầu để giúp chim trấn tĩnh.
Nếu là Khướu hót thì qua ngày thứ hai là nó bắt đầu xổ giọng. Khi đó có thể tháo lớp phủ lồng ra, vẫn để lồng chim ở yên đó. Không nên di chuyển ra vườn, để chim thích nghi và dạn người hơn.
Khoảng bốn ngày thì thả 1 – 2 con cào cào cho chim, rồi lùi lại xa. Ở những ngày sau, nên thả lần lượt từng con. Khi chim ăn hết con này mới nhẹ nhàng đến gàn và thả con khác vào. Hành động nhẹ nhàng, từ tốn kẻo chim sợ. Khoảng 2 tuần sau là chim sẽ dạn người hơn. Có thể mang chim ra vườn hoặc treo lồng trước nhà, gần cửa ra vào.
Tập cho chim dậy sớm, khi mặt trời chưa ló lên, ánh sáng mờ mờ, có thể nhìn thấy. Bạn nên đánh thức chim bằng cách nhẹ nhàng đưa lồng chim treo ở ngoài vườn hay treo trước nha. Ban đầu chim hơi sợ nhưng làm như vậy khoảng 3 – 5 lần là chim sẽ quen. Khướu thích dậy sớm để hít thở không khí trong lành. Sau đó nó sẽ hót do bản năng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Đơn Giản, Đúng Kỹ Thuật Cho Người Mới trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!