Xu Hướng 12/2023 # Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên & Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên & Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Họa Mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?

Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Chọn chim Họa Mi

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Cách chăm sóc

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.

Cách Nuôi Họa Mi Lên Lửa & Căng Lửa. Cho Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều?

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Chọn chim Họa Mi

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Cách chăm sóc

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.

Cách Nuôi Họa Mi Hót

Kỹ thuật nuôi chim cảnh ngày càng phát triển và lan rộng, một phần là nhờ vào mong muốn được nghe những tiếng hót véo von, lanh lãnh có thể đi vào lòng người, đem đến tính giải trí cao của các loài chim cảnh. Mà nhắc đến tiếng hót hay, không thể không nhắc đến tiếng hót của .

Tóm tắt nội dung bài viết

Điều đầu tiên, muốn sở hữu một con Họa Mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt và cần chú ý những đặc điểm cơ thể như đầu chim Họa Mi có rất nhiều hình dạng, nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

Lồng nuôi Họa Mi khoảng 56 – 60 nan là được, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không cần cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại.

Nếu có kỹ thuật nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Trong quá trình nuôi khoảng 1 tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần. Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim hoảng sợ.

Nếu là chim Họa Mi trống làm sao để nó mau dạn, ta treo 1 một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp 2-3 chim trống tăng lửa.

Trong số các loài chim rừng biết hót, chim Họa Mi thức ăn giản dị nhất, chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào là đủ. Chim Họa Mi tuy lớn con, nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Muốn cho chim sung, phải cho ăn cào cào, mỗi ngày vài ba chục con.

Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Cách tập cho chim Họa Mi hót hay

Để có một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Họa Mi

Người đời xem loài Hổ , Sư tử là chúa sơn lâm , xem chim Phượng Hoàng là vua của loài chim , và đánh giá tiếng hót của chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng.

Người Trung Quốc, cũng như các nước khác trên thế giới trong đó có người Việt Nam ta, ai cũng thích chim Họa Mi hót . Ca sĩ nào có giọng hát hay cũng được khen là “Con Họa Mi ” của ban nhạc…

Tiếng hót của chim Họa Mi đã đem lại cho người nghe một sự thích thú, ngay người khó tính cũng không thể chê vào đâu được.

Xuất Xứ : chim Họa Mi là loại chim rừng , sống rất nhiều ở TQ . Ở việt nam mình, chim nầy sống nhiều nhất ở Sơn La , Lai Châu, Lạng Sơn , Móng Cái … Chim thích sống ở các nới rừng rậm núi cao , có khí hậu mát lạnh.

Hình Dáng : chim Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nân sẫm , lông ngực và bụng màu vàng hung , mắt có viền trắng bao quanh , và viền kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Bề dài thân chim tử mỏ đến chót đuôi độ 20 cm . Mỏ và chân có mầu nâu lợt.

Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì hâp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai nghe , hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của chim Họa Mi , nay nhìn thấy lần đầu , họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế !

Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tất chim phải có bộ mã rất đẹp . Với giọng hót lảnh lót ngân vang của chim Họa Mi , đáng lẽ nó phải được khoác trên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như chim Công , Chim Trĩ mới tương xứng được !

Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống , sắc lông hung nâu , viền trắng ở mắt nhỏ hơn , và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn . Chim mái không hót như chim trống mà chỉ kêu “sè…sè” (dân chơi chim thường gọi là “xùy”).

Cách nuôi chim bổi : chim Họa Mi là chim rừng , nên khi bắt về rất nhát . Chim Họa Mi bổi đem về , ta nhốt ngày vào lồng, sâu khi đã sẵn sàng để thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim . Bên ngoài phủ áo lồng kín mít , và treo nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.

Nếu viêc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nữa năm, chim đã dạn người . Ngược lại , nếu không cẩn thận trong những tháng đầu , thì sự nhút nhát của chim sẽ kéo dài có khi cả nhăm , lại bể đầu xệ cánh rất khó coi nữa !

Với những nghệ nhân , người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi tương đói đỡ vất vả hơn . Vì , chim Họa Mi bắt được từ núi rừng miền Bắc mang về , người ta rộng lại đôi khi cả tuần để có số nhiều mới mang vào . Cộng vào đó , di chuyển tàu hỏa, xe đò cũng mất hết mấy ngày , nên con chim vào đến trong Miền Nam đều đã biết “ăn mồi”, nuôi không còn sợ chết nữa . Con chim Họa Mi nào cứng đầu không chịu ăn thì đã die ở dọc đường rồi.

Nuôi được chừng một tuần ,thấy chim bớt nhát, người nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ , và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người…

Chim họa mi bổi vẫn cho tắm như thường , có điều những ngày đầu cho chim tắm , ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.

Muốn tập chim Họa Mi ( bổi ) trống mau dạn , ta nên nuôi một con chim mái , để khi nghe tiếng “xùy” của chim mái,chim Họa Mi trống hăng lên và dạn dĩ dần.Có thể nhờ đó mà chim Họa Mi trống bổi mở miệng hót sớm hơn.

Xin lưu ý với là lồng chim mái nên treo xa lồng chim trống khuất mặt nhau càng tốt . Một con chim Họa Mi mái đủ sức giúp hai , ba con chim Họa Mi trống “tăng lửa”.

Thức Ăn : Trong số chim hót rừng , chim Họa Mi và khướu ăn thức ăn giản dị nhất.Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là đủ .

Cách chề biến gạo trứng như sau

Lấy một lon sữa bò tấm (khoảng 250gram) bắc lên chảo rang vàng . Xin lưu ý là rang hơi vàng thui, đừng để vàng khét . Xong , bắc chảo xuống, đập vào gạo rang ấy độ bốn lòng đỏ trứng gà ( hay vịt) rồi trộn cho đều để trứng quyện vào tấm , sau đó đem phơi nắng độ vài giờ cho khô. Nếu gặp lúc trời không có nắng thì có thế bắc chảo lên bếp sấy với lủa riu riu cho đến khi các bột tấm rời ra là được.

Chim Họa Mi tuy lơn con , nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu . Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ . Muốn cho chim sung , phải cho ăn cào cào , mỗi ngày vài ba chục con.

Lồng chim và cách chăm sóc :

Lồng nhốt chim Họa Mi khoảng 60 nan là vừa, đường kính đáy lồng khoảng 40 cm . Có thể dùng nhỏ hơn cũng được .Ta có thể dùng lồng mây hay tre.

Đây là giống chim lớn, uống nhiều nước, do đó, ta nên coi chừng cóng nước, hễ thấy cạn là châm ngay.

Mỗi lần cho chim tắm là mỗi lần ta vệ sinh lồng cho nó. Phải kỳ cọ cóng nước cho sạch . Phải thay bố lồng , và dụng cọ quét sạch những rác rến ở đáy lồng cho kỹ.

Tóm lại , nuôi chim Họa Mi không tốn công phu nhiều và đồ ăn thức uống cũng giản dị , rẻ tiền.

Bản tính của chim Họa Mi rất hung hăng , háu đá . Chính vì cái tính hung hăng này , người ta mới dễ bẫy nó , và dùng nó để đấu đá với chim Họa Mi khác.

Nuôi chim Họa Mi đá rất công phu , không dễ dàng như nuôi chim để hót.

Trước hết , người ta phải chọn giống chim :

– Theo kinh nghiệm của giới nuôi chim Họa Mi đá thì phải chọn chim ở Vùng Lạng Sơn ,Móng Cái mới là loại chim dữ.Cũng như nuôi gà cựa ,người ta phải chọn gà Cao Lãnh vậy.

Bắt chim về rồi phải chọn nhưng con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp , móng đầy đủ và sắc nhọn , mắt lanh và mỏ cứng.

Xong , người ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào “lồng thể lực” , tức là loại lồng lớn , chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng 60 cm, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám (nếu không thì các bạn có thể lấy giấy nhám dán vào ) để khi chim Họa Mi đậu mài móng cho thêm sắc bén.

Với chim Họa Mi dùng để đá , người ta phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót . Chim bớt hót mới sung.Ngoài ra , người nuôi chim còn cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bít quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai . Có kẻ dùng thịt ó cho chim ăn , có người cho ăn dái gà trống tơ…

Đây là chuyên bàn thêm để các bạn xem chơi thui , chứ mình không ngầm khuyến khích nha.

Xin nói thêm là một con chim Họa Mi đã đá xong, dù thắng hay bại , thân hình cũng xơ xơ xác xác nhìn thãm, tính dưỡng lại sẻ mất một thời gian khá dài.

Chim họa mi thay lông xong – tức đã đủ lửa – sẻ hót suốt ngày . Tiếng hót lảnh lót vang xa , như thách thức những ai dám ngang nghiên vào xâm lăng giang son cẩm tú của nó.

Hai con chim “đồng sức ngang tài ” để gần nhau , chúng sẻ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.

Xin lưu ý : chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị “hốc” suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.

Tác Giả : Thiên Đường Chim Cảnh

Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Họa Mi Bổi

Chim họa mi bổi sống quen với môi trường hoang dã

Trước tiên, chim họa mi bổi là những chú chim mới được đưa từ rừng về, chúng đã có một thời gian dài sinh sống và trưởng thành với môi trường tự do của rừng núi. Chúng chưa bao giờ tiếp xúc với con người, vì vậy khi mới được đưa về, chim họa mi bổi rất hoảng sợ và nhút nhát. Bạn phải rất cẩn thận khi nuôi chim họa mi bổi.

Bước đầu sau khi đưa chim về bạn chuẩn bị chiếc lồng phù hợp để thuần hóa chim họa mi bổi. Chiếc lồng này chỉ nên nhỏ nhắn vừa để cho chim có thể xoay người, có thể sử dụng loại lồng thổ dân tộc hoặc mẫu lồng giả côn minh size 30 -32-34. Vì như đã nói ở trên, chim bổi rất hoảng loạn và sợ hãi, dùng lồng kích thước nhỏ để hạn chế chim nhảy loạn xạ, gây toác mỏ, gãy cánh hoặc có thể tử vong. Kinh nghiệm được chia sẻ là : ở giai đoạn đầu này, người nuôi nên phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều.

Thêm vào đó là thức ăn cho chim, với cách nuôi họa mi bổi, bạn nên cho chim ăn những thức ăn tự nhiên vốn quen thuộc mà chúng hay ăn khi sống trong tự nhiên hoang dã như côn trùng, dế, sâu, cào cào.. bởi vì họa mi là giống ương ngạnh, chúng thà chịu đói chịu khát rồi chết chứ không chịu tới cóng để ăn tấm rang trộn trứng. Dần dần sau một thời gian người nuôi nên tập cho chim họa mi ăn cám, gạo hay trứng gà; Chỉ nên hé lồng nhỏ xíu đủ cho chim ăn và tập cho chúng quen với chủ, và thói quen khi chủ tới là chúng có thức ăn. Kiên trì khoảng 6 tháng tới 1 năm thì chim họa mi bổi sẽ dạn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một con chim họa mi mái đã được thuần để “ấp” chim đực hoặc ngược lại, để cho chim bổi bớt hoảng sợ trong giai đoạn đầu. Cách “ốp đực” rất đơn giản, bạn chỉ cần treo chim mái đã được thuần cạnh chim đực hay ngược lại, mở hé lồng chim để chúng nhìn thấy nhau. Theo độ hấp dẫn và thu hút của loài giống, sẽ khiến cho chim họa mi bổi quên hoảng sợ, nhanh được thuần và nhanh quen với cuộc sống trong lồng hơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng chim họa mi đực đã được thuần với chim họa mi đực bổi bởi vì chim họa mi là loài có tính hiếu thắng, ganh đua và cạnh tranh nhau, phân chia địa bàn trong tự nhiên, vì thế dùng chim họa mi đực thuần bởi đực bổi sẽ bị phản tác dụng.

Nếu như ở giai đoạn ban đầu, người chủ nuôi chỉ tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng nhỏ thì ở giai đoạn kế tiếp , khoảng từ 2 tới 3 tháng sau, bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ khi chúng sống ở trong lồng lớn hơn. Chăm sóc chim họa mi bổi nên có lịch trình đều dặn hàng ngày, từ việc thay nước, cho ăn, mở áo lồng… sau một thời gian được chăm sóc như vậy sẽ tạo cho chim họa mi bổi những phản xạ có điều kiện phù hợp với môi trường sống mới trong lồng.

Chuẩn bị một chiếc lồng nhỏ xinh khi thuần chim họa mi

Ngoài việc cung cấp thức ăn đủ chất dinh dưỡng và tạo không gian yên tĩnh, người nuôi cũng nên chú ý cho chim tắm nắng và tắm nước. Tắm nắng để cung cấp vitamin D và tạo bộ lông mượt mà ấp áp. Tắm nước là thói quen của chim họa mi trong tự nhiên, chúng rất cẩn thận và thử nước trước khi tắm, tuy nhiên chim họa mi tắm rất nhanh, chỉ với vài phút. Càng được tắm nhiều, bộ lông chim càng được mướt mát, tươi tắn, và sức khỏe của chim cũng khá hơn.

Trong quá trình chăm sóc chim họa mi bổi, bạn nên hành động nhẹ nhàng, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Có thể bạn sẽ thất bại trong những lần đầu thuần chim họa mi bổi nhưng qua một quá trình tự bản thân người nuôi sẽ rút ra được những kinh nghiệm về cách nuôi họa mi bổi.

Trong thời gian sau khi chim đã dạn, người nuôi vẫn nên trùm lồng kín cho chim vào ban đêm. Dù chim họa mi là loại có sức khỏe và đề kháng tốt nhưng chúng vẫn dễ trúng gió lạnh dẫn tới tử vong.

Tóm lại, việc chăm sóc và thuần một chú chim họa mi bổi rất vất vả và người nuôi mất rất nhiều thời gian theo đó là sự tỉ mỉ và kiên trì. Nếu bạn là một người thật tâm huyết với chú chim của mình, nhất định khi trải qua một thời gian chăn sóc thì chú họa mi sẽ cất cao tiếng hót mỗi ngày. Tuy sẽ mất thời gian dài từ 6 – 8 tháng, cũng có thể là một năm tùy từng con chim, nhưng cuối cùng bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự thú vị trong quá trình thuần hóa chim họa mi và hạnh phúc khi được thưởng thức tiếng chim hót mỗi ngày.

Cách Chọn Và Nuôi Chim Họa Mi Mái

Bất cứ nuôi giống chim gì để hót hay để đá ta cũng nuôi kèm chim mái. Nhờ có tiếng hót chim mái kêu chim trống mới hăng lên mà hót hay hơn, đá hay hơn. Đó là điều người nuôi chim nào cũng biết, nhưng lại ít người chịu nuôi vì ngại tốn kém thêm công của. Tuy giá mua con chim mái không bao nhiêu, nhưng dù sao cũng phải tốn tiền mua một chiếc lồng, rồi lại chạy ăn hàng ngày cho nó. Cái phiền phức kế tiếp là choáng một chỗ treo lồng, nhất là đối với những ai ở nhà chật chội.

Suy đi tính lại, họ thấy lợi không bằng “hại” nên mới không nuôi.

Riêng việc nuôi chim Họa Mi, nhất là nuôi để đá thi, không nuôi chim mái không được, có thể nói mà không sợ lầm là giống chim Họa Mi, tình cảm giữa chim trống và chim mái dạt dào hơn các loại chim khác, từ chim bô câu. Trong đời sống vợ chồng, chim trống và chim mái lúc nào cũng kề cận bên nhau. Trống và mái cũng thay phiên nhau ấp trứng như bồ câu. Và nếu chim trống bị kẻ thù đến đánh đuổi ra khỏi vùng lãnh thổ chiếm đóng của no, thì chim mái dù đang ấp cũng bỏ ổ bay theo con trống đến một phương trời khác chứ không ở lại với con trống thắng trận!

Chim nuôi trong nhà, hễ Họa Mi trống nghe tiếng mái xùy thì nhớn nhác tìm kiếm và ngay sau đó hót như điên như dại. Và chim mái, hễ nghe tiếng trống hót thì cũng nhổm người lên tìm kiếm, và xùy liên hồi…

Nếu mái và trống Họa Mi nuôi lâu năm chung một nhà thì chúng thuộc tiếng của nhau và đối xử với nhau bằng một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, mà tiếng trong nghề gọi là hợp nhau.

Bằng chứng hiển nhiên cho thấy Một đôi trống mái Họa Mi gọi là hợp nhau khi con trống lăn xả vào đấu đá với đối thủ để tranh thắng bại, thì phía lồng bên kia chim mái cũng xà vào hướng chim mái đối thủ mà xùy liên tục, tức là hết sức cổ vũ cho chim trống nhà… Quí vị có dự đá Họa Mi, có thể sẽ được chứng kiến cảnh những con mái dữ, hết sức cổ vũ cho trống nhà đáng phục như thế nào! Nhiều khi người xem phải chuyển tằm nhìn của mình sang Họa Mi mái để trầm trồ thán phục sự khôn ngoan của nó, mặc dầu đủ biết sự đấu đá của chim trống đang trở nên quyết liệt…

Nếu nuôi Họa Mi hót thì ba bốn trống mới cần một mái. Còn nuôi Họa Mi đá thì nên nuôi mỗi mái cho một trống, và mái đó phải là mái thật khôn, đã hợp tính ý với chim trống…

Chọn Họa Mi mái tốt: Nhiều người cũng biết đến sự cần thiết phải nuôi Họa Mi mái để thúc cho trống hót căng hơn, nhưng phần đông lại chỉ chú trọng đến “mồm miệng” của nó mà coi thường phần vóc dáng. Thật ra tài năng (siêng xùy) của Họa Mi mái là rất cần thiết, nhưng vóc dáng cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là điều kiện sức khỏe của chim ra sao nữa. Trước hết là nhằm thỏa mãn sự nhìn ngắm của mình và của thiên hạ, sau đó không uổng công chăm sóc, nuôi dưỡng. Những chim “sứt tai gãy gọng” tật bệnh thì nuôi làm gì cho tốn công, tốn của? Trong thú chơi chim, làm sao tránh được những sự biêu tặng, hay mua bán, đổi chác. Với những chim mất giá trị này thì không nuôi chỉ còn cách thả, chứ đâu thể biếu ai hoặc đổi chác với ai? Điều đó cho thấy nuôi con chim không ra gì, dù là chim mái, chính mình bị thua thiệt trước..

Nên chọn Họa Mi mái có những tiêu chuẩn sau đây:

-Mái lớn con

-Không tật bệnh (mọi bộ phận như mẩu mỏ, cánh, chân, móng đều đầy đủ và lành lặn mới được).

-Bộ lông mướt mát, tươi tắn.

-Sức khỏe tốt (lanh lẹ, mập mạnh).

-Siêng xùy.

Nếu là mái của Họa Mi đá thì phải chọn những con khôn ngoan. Siêng xùy là một chuyên, nhưng cần là biết thúc trống đá đúng lúc. Những chim mái này cần phải nuôi “cặp kè” với trống lâu năm để chúng hiểu tính ý của nhau, vì vậy, như phần trên chúng tôi đã nói đến tìm được Họa Mi mái phù hợp với Họa Mi trống đá không phải là chuyện dễ dàng, đôi khi mười con chưa chăc đã chọn được một.

Về điểm này, cũng xin được lưu ý quí vị là bất cứ giống chim nào, kể cả Yến Hót và Họa Mi, chim mái khó tính hơn chim trống. Chính con trống tìm đến con mái, chứ không phải con mái tìm đến con trống. Nói cách khác, chỉ giọng hót con trống nào hợp với ý thích của con mái thì con mái mới chịu kết thân mà thôi.

Vì vậy, trong việc chọn lựa Họa Mi mái hợp với Họa Mi trống (đá), thì phải làm lần lượt thử từng con mái một để xcm nó có bằng lòng với giọng con trống hay không. Việc này không nên vội, phải thử năm ba ngày mới biết. Nếu con mái hợp với chim trống thì như lúc nào mái cũng nhớn nhác huớng về hướng phát ra tiếng chim trống mà xùy (y như mái muốn gặp mặt trống cho bằng được). Ngược lại, nếu giọng Họa Mi trống không gây một sự lưu tâm nào ở con mái thì thỉnh thoảng xùy một vài tiếng lấy lệ mà thôi…

Khi biết chắc chim mái “bằng lòng” với giọng chim trống, thì chính cặp trống mái này sẽ có duyên nợ với nhau, hợp với nhau.

Tóm lại, với Họa Mi trống thì mái nào cũng hợp với nó cả. Nhưng, với Họa Mi mái thì chỉ có giọng con trống nào nó cho là hay thì con trống đó mới hợp với nó mà thôi.

Như vậy, muốn có một cặp chim Họa Mi trống mái (đá) hợp nhau, thì phần quyết định của chim mái mới quan trọng. Chim trống thì dễ dãi, mái nào đối với nó cũng hợp cả!

-Cách nuôi dưỡng Họa Mi mái: Phương pháp nuôi dưỡng Họa Mi mái cũng chẳng khác cách nuôi Họa Mi trống. Thức ăn chính là tám gạo rang trộn trứng cùng một công thức pha trộn), thức ăn phụ cào cào, sâu tươi… Họa Mi trống ăn thế nào thì nên cho chim mái ăn theo như vậy, có điều số lượng có thể giảm bớt đi, vì chim trống cần được bồi bổ nhiều hơn để sung sức mà hót hay đá.

Có nhiều người nuôi Họa Mi mái chỉ cho ăn lấy lệ, vì ngại tốn kém. Chỉ có tấm gạo trộn trứng thì cho mãi ăn no, còn thức ăn phụ như cào cào chẳng hạn thì bữa có bữa không, thậm chí bắt chim nhịn luôn cả tháng cũng không bận tâm thắc mắc.

Nuôi theo cách cho “ăn chay” như vậy thì làm sao mái sung?

Họa Mi mái nếu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng vẫn dễ bị suy. Mà chứng suy yếu này thì với Họa Mi mái cũng như trống, có cả chục lý do bị suy, nếu khâu ăn uống và chăm sóc thiếu chu đáo đối với nó. Một khi chim bị suy, thì như quí vị đã biết, coi như ta đã đánh mất con chim một cách đáng tiếc rồi.

Nuôi Họa Mi mái không nên treo lồng cận kề chim trống. Nói cách khác, ta không nên cho trống mái thường xuyên thấy mặt nhau, vì chúng sẽ quen mặt nhau, và như vậy đối với con trống không còn tác dụng gì nữa. Thấy mặt nhau, trống mái tỏ ra mừng rỡ, đứng rung cánh cả giờ chỉ muốn xáp lại gần nhau mà thôi. Và cứ treo lồng chim mái cận kề chim trống thì chúng sẽ lờn mặt nhau, quen mặt nhau, và sự háo hức trong chúng sẽ nguội lạnh dần…

Tốt hơn hết, ta nên treo lông chim mái khuất tầm nhìn của chim trống, càng xa xăm, mười thước lại càng hay. Mỗi khi chúng nghe tiếng của nhau, dù chỉ là văng vẳng mà không chừng càng văng vẳng lại càng thêm gợi hứng, mái sẽ xùy liên tục, và trống sẽ hăng hái hót căng.

Thế nhưng, như vậy cũng chưa hẳn là phương pháp tốt, vì sự hiệu nghiệm “giúp trống sung” ban đầu cũng sẽ bớt dần đi. Hãy cho trống mái quen tiếng nhau trong mươi ngày, rồi tìm cách gởi Họa Mi mái đến một nơi khác độ nửa tháng. Sau đó, lại đem mái trở về, và lại treo chim trống mái theo cách khuất mặt như trước đây…

Chính nhờ vào việc không cho chim mái sổng gần chim trống liên tục này mà con trống sung sức mãi, ngày nào cung hót căng.

Dù sao thì vài ba ngày, ta cũng nên cho trống mái “gặp nhau” một vài phút để chúng có dịp trửng giỡn với nhau cho… đời được tươi hơn. Sau đó, đem lồng chim mái treo vào chỗ khuất.

Cũng như chim trống, chim mái nuôi càng lâu càng thuần thuộc. Mà chim đã nuôi thuộc thì rất khôn lại dễ nuôi, hễ “đánh hơi” được tiếng chim trống là nó đã xùy. Nhất là những Họa Mi mái chọn nuôi cho Họa Mi đá, nó khôn ngoan đến độ hùi xùy căng đúng lúc để thúc trống đá. Khi lâm trận mà không có con mái khôn đứng gần, phần thắng của con Họa Mi rất mong manh!

Chính vì vậy, những người đi đá Họa Mi mà quên mang theo chim mái, họ phải cuống quýt mượn tạm con mái nào đó của bạn bè thế vào. Thế nhưng, trống mái còn xa lạ, chưa hợp nhau thì cũng khó lòng mang lại kết quả tốt…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên & Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!