Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay, nhiều người đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim họa mi. Vì đây là một loài chim có cách nuôi đơn giản, chế độ ăn không quá phức tạp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt chúng có tiếng hót rất du dương, thánh thót. Do đó, Yêu Chim sẻ chia sẻ với bạn cách nuôi chim họa mi, giúp gia tăng thu nhập cho gia đình.
I. Giới thiệu về chim họa mi
1. Chim họa mi là gì?
Tên gọi: chim họa mi
Tên khoa học: Garrulax canorus
Phân bố: Trung Quốc
Chim họa mi là một loài chim cảnh, có vóc dáng nhỏ nhắn và thường sinh sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ.
Chim họa mi
2. Đặc điểm
Chim họa mi có những đặc điểm bề ngoài không quá xuất sắc như:
Chim họa mi dài khoảng 20cm (tính từ đầu đến chóp đuôi)
Lông chúng có màu nâu sẫm
Phần ngực và bụng có màu vàng xen lẫn vài lông nâu
Mỏ và chân chim thường có màu nâu nhạt hoặc hồng nâu
Mắt chim có một dải trắng nhỏ bao quanh, kéo dài ra sau hơn 1cm
3. Sinh sản
Chim họa mi thường sinh sản vào khoảng tháng 6 – 7 âm lịch. Chúng thường làm tổ thấp nhưng lại rất kín đáo như trong các bụi cây rậm rạp.
Chúng thường đẻ 3 – 4 trứng/lứa, 3 – 4 lứa/mùa sinh sản và chim trống lẫn chim mái sẽ thay nhau ấp trứng. Sau 13 – 14 ngày, trứng bắt đầu mở thành chim non. Sau 28 – 30 ngày, chim non đủ lông đủ cánh và có thể tự rời khỏi tổ để kiếm ăn.
4. Phân biệt chim họa mi trống và mái
Cách phân biệt chim họa mi trống và mái
Thông thường, người ta thường dựa vào màu sắc của bộ lông để phân biệt chim họa mi trống và mái:
Chim họa mi trống: bộ lông sặc sỡ, tươi tắn, đuôi dài hơn, hoặc trên đầu còn có mào, có chóp lông đẹp đẽ, vóc dáng cũng cao to hơn
Chim họa mi mái: thân mình nhỏ nhắn, vừa tròn trịa vừa thấp; bộ lông tối tăm, xấu xí, không có điểm nào nổi bật
II. Cách nuôi chim họa mi
1. Chọn giống
Để chọn mua một chú chim họa mi tốt, bạn cần quan tâm những vấn đề như sau:
Đầu: phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là chim họa mi đúng chuẩn, dễ nuôi
Mắt: nên chọn con có đồng tử nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt
Bộ lông: luôn mềm mượt, không xù, không xơ
Chân rắn, khỏe, viền của vảy màu tối
Ngón chân không quá dài, bộ vuốt như vuốt mèo
2. Lồng chim
Lồng nuôi chim họa mi
Bạn không cần quá cầu kỳ khi chọn lồng cho chim họa mi nhưng cần chuẩn bị lồng để chúng sống thoải mái nhất. Bạn nên chọn lồng được làm từ tre, nứa, có đường kính khoảng 40cm.
Trong lồng cần có đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn và thanh ngang để chim bay nhảy. Và bạn cần phải vệ sinh lồng sạch sẽ, thường xuyên để tránh chúng bị nhiễm bệnh.
3. Thức ăn
Trong tự nhiên, chim họa mi không quá kén ăn, chúng chỉ cần ăn cào cào, trộn với gạo, trứng là đủ với công thức: 0,25kg gạo tấm, 4 – 5 quả trứng, 2 thìa bột xương, 1 thìa đường trắng và cào cào.
Họa mi ăn rất ít, mỗi ngày chỉ cần 1 thìa cafe nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chim sung và hay hót, bạn cần bổ sung nhiều cào cào cho chúng, 3 – 40 con/ngày.
Đặc biệt, bạn không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chúng sẽ rất khó thích nghi, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thay lông. Khi chúng đã quen với một loại thức ăn thì bạn chỉ nên cho chúng ăn loại đó. Và có thể thay đổi theo độ tuổi sinh trưởng của chúng.
Cách nuôi chim họa mi
Với nước uống, phải lấy từ nguồn nước đảm bảo và không cho chim dùng nước thừa của ngày hôm trước.
4. Cách chăm sóc
Khi mới mua chim về, bạn cần treo lồng chúng ở nơi yên tĩnh, tránh người qua lại và trùm vải lên xung quanh lồng. Chỉ khi chúng cần thức ăn thức uống thì bạn mới chạm vào lồng. Sau đó, bạn từ từ hé vải ra để chúng quen với môi trường xung quanh và tiếp xúc thật nhẹ nhàng với các hành động cho ăn, cho uống nước để chúng không quá sợ hãi.
Chim họa mi có thói quen tắm sáng. Tuy nhiên, khi mới vừa mang về, bạn không nên tắm cho chúng ngay. Chúng sẽ tự tắm bằng nước uống khi thấy nóng. Chỉ sau khi chim dạn người, bạn mới từ từ tắm cho chúng và nên tắm ở nơi không có người qua lại
5. Kỹ thuật nuôi chim họa mi hót
Để một con chim họa mi hót hay, bạn phải cho nó đi dượt bằng cách trùm vải kín lồng và cho chúng nghe các con chim khác hót để bắt chước. Hoặc mua đĩa CD có giọng hót của chim họa mi để chúng tập theo.
Đặc biệt, để họa mi hót khỏe và hót hay, bạn cần bỏ vải che lồng ra và treo lồng tại nơi cao, yên tĩnh, chim sẽ hót liên tục và giọng hót sẽ hay hơn.
Kỹ thuật nuôi chim họa mi hót
6. Kỹ thuật nuôi chim họa mi sinh sản
6.1. Chọn giống chim
Để chọn giống chim họa mi sinh sản, bạn cần lưu ý để một số điểm như:
Chim họa mi mái: chọn con nhỏ con, lông bóng mịn, chân thấp và phải dữ để chinh phục họa mi trống
Chim họa mi trống: chọn con to, chân ngắn, hiền lành hơn chim mái
6.2. Cách ghép đôi
Đầu tiên, bạn để lồng chim trống và mái sát cạnh nhau. Khi thấy chim mái ngóc cổ lên, sát lại cửa lồng và kêu “ki ki” là đã có thể ghép đôi được. Và nên ghép đôi cho chúng vào buổi chiều vì nếu ghép vào buổi sáng, chim trống sẽ đánh chết chim mái. Khi ghép đôi thành công, chim mái sẽ rất lười ăn vì chúng nghén trứng. Ở giai đoạn này, bạn nên cho chúng ăn nhiều cào cào và giảm số lượng cám đi để chúng có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim
Rate this post
Continue Reading
Tăng Thu Nhập Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng
Với niềm đam mê nuôi chim cảnh, cuối năm 2015, anh Huỳnh Trung Trực, Bí thư Chi đoàn khu vực Yên Thạnh (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng) bén duyên với nghề nuôi chim Yến Phụng. Dù chỉ hơn 1 năm phát triển mô hình, anh Trực đã có thêm thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Với cách làm mới mẻ, anh Trực được xem là một trong những thanh niên tiêu biểu, tiên phong trong phong trào lập thân, lập nghiệp.
Theo anh Trực, chim Yến Phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Cuối năm 2015, anh Trực mua 4 cặp chim Yến Phụng với giá hơn 1 triệu đồng về nuôi làm cảnh. Hơn 4 tháng nuôi, chim bắt đầu sinh sản và chim con sau khi nuôi khoảng 45 ngày bán với giá 90 ngàn đồng/con. Từ 4 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Trực đã phát triển được 12 cặp chim Yến Phụng bố mẹ với đủ các màu sắc, như: vàng, trắng, xanh, xám… Trung bình, mỗi tháng, 12 cặp chim bố mẹ cho ra đời 15 cặp chim con. Hiện nay, với giá từ 120 – 140 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Trực thu về gần 2 triệu đồng. Anh Trực cho biết: “Yến Phụng là loài chim sinh sản nhanh nên rất dễ nhân giống. Trung bình, 1 tháng mỗi cặp chim bố mẹ đẻ từ 4 đến 8 trứng. Tỷ lệ nuôi đạt khoảng 50%. Sau khi chim con nở 45 ngày là tách bố mẹ để bán”.
Thức ăn của loài chim này là hạt kê (giá 35 – 40 ngàn đồng/kg), lúa và bắp tươi. Để bổ sung chất xơ và canxi cho chim Yến Phụng thì người nuôi nên cho chim ăn thêm rau muống, xà lách và nan mực… Tuy nhiên, thức ăn yêu thích của loài chim này vẫn là hạt kê. Trung bình, 1 tháng 12 cặp chim Yến Phụng ăn khoảng 2kg hạt kê; cộng thêm lúa và rau, chi phí chưa đến 100 ngàn đồng. Anh Trực cho biết: “Hiện nay, nhiều người thích nuôi chim Yến Phụng để làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay”. Theo anh Trực, loài chim này phù hợp với khí hậu miền Nam. Còn ở miền Bắc, thời tiết nóng, lạnh bất thường nên tỷ lệ trứng nở rất thấp, thậm chí bị hỏng hết, nên đầu ra của chim Yến Phụng cao. Ngoài việc nuôi chim sinh sản để bán chim con, anh Trực còn tìm mua giống chim này về thuần dưỡng và bán lại để kiếm lời. Anh Trực cho biết: “1 cặp chim bố mẹ có giá từ 400.000 đến 600.000 đồng. Còn chim con sau khi thuần nuôi bán lại với giá 180.000 đến 200.000 đồng/cặp. Trung bình, mỗi tháng, tôi bán được từ 15 đến 20 cặp chim. Nhờ mô hình nuôi chim kết hợp với kinh doanh mua bán, tôi có thêm thu nhập ổn định”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là Bí thư Chi đoàn khu vực Yên Thạnh, anh Trực luôn tích cực tham gia và vận động đoàn viên tham gia các phong trào do đoàn cấp trên phát động. Hiện tại, anh Trực sắp tốt nghiệp ngành Cao đẳng Điện Công nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Với ý chí và nghị lực vượt khó, anh Trực là một tấm gương sáng để đoàn viên địa phương noi theo.
Bài, ảnh: THANH THƯ
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Tại Nhà Cho Thu Nhập Cao
Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả nhất
1. Chọn giống
Chọn giống là một khâu rất quan trọng trong việc nuôi chim bồ câu, giống tốt sẽ quyết năng suất và chất lượng thịt cao. Chim bồ câu giống cần chọn những con khỏe mạnh, không bị bệnh tật, lanh lợi và có bộ lông mượt.
Chim bồ câu là loài đơn phối nên khi nuôi bạn nên chọn chim bồ câu từ 4-5 tháng tuổi.
Có thể dựa vào ngoại hình để phân biệt chim trống, chim mái cụ thể là: chim trống to hơn chim mái, đầu thô, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp và có khi trưởng thành sẽ có phản xạ gù mái, khác với chim trống thì chim mái nhỏ hơn, có đầu thanh gọn, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
2. Chuồng nuôi
Chuồng nuôi chim bồ câu cần được khô ráo thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng mặt trời, tránh được mưa gió, chuồng có độ cao vừa phải. Bên cạnh đó thì chuồng cần được làm ở nơi có không gian yên tĩnh, nhất là đối với chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa.
Có 3 loại chuồng nuôi bồ câu, đó là chuồng nuôi cá thể, chuồng nuôi quần thể, chuồng nuôi chim thịt.
– Chuồng nuôi cá thể: Loại chuồng này dùng để nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên. Cứ mỗi cặp chim sinh sản thì cần có một ô chuồng riêng. Ô chuồng có thể làm bằng tre, lưới sắt hay gỗ,..trong ô chuồng được đặt các ổ đẻ, máng đựng thức ăn, máng uống, kích thước của ô chuồng cần rộng 50cm, cao 50 cm và sâu 60cm.
– Chuồng nuôi quần thể: Loại chuồng này để nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi. Các dụng cụ như máng đựng thức ăn, máng uống, ổ đẻ được thiết kế riêng. Chuồng có kích thước rộng 3,5 mét, cao 5,5 mét và dài 6 mét.
– Chuồng nuôi chim thịt: Loại chuồng này dành cho chim từ 21-30 ngày tuổi.
Ổ đẻ dành cho chim đẻ ấp trứng và nuôi con. Trong giai đoạn nuôi con, chim mái sẽ đẻ lại vì vậy mà một nuôi chim đẻ trứng cần có 2 ổ đẻ, 1 ổ đặt ở trên để đẻ và ấp trứng, 1 ổ đặt ở dưới để nuôi con. Kích thước ổ đẻ cần cao 7-8 cm và đường kính từ 25-30cm. Không gian trong ổ cần sạch sẽ, khô ráo, có thiết kế tiện lợi để dễ dàng hơn cho việc vệ sinh ổ đẻ.
4. Máng đựng thức ăn, nước uống
Máng ăn cần có kích thước rộng 5cm, dài 15cm và sâu 7-10cm. Máng ăn cần đặt ở những vị trí chim dễ nhìn thấy, tránh để ở nơi dễ ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi ra ngoài.
Máng uống cần hợp vệ sinh và tiện lợi cho chim uống nước. Kích thước máng phù hợp có đường kính từ 5-6cm và cao từ 8-10cm.
Bên cạnh đó thì chim bồ câu còn được nuôi theo phương pháp công nghiệp vì vậy mà chim rất cần các chất muối khoáng. Nên dùng máng được làm bằng vật liệu dẻo, gỗ, không nên làm bằng kim loại.
5. Mật độ nuôi chim
– Nếu nuôi chim sinh sản thì mỗi ô là 1 đôi chim sinh sản.
– Nếu nuôi thả chim trong chuồng thì mật độ từ 6-8 con/m2 chuồng.
– Khi chim con được 28 ngày tuổi tách mẹ, thì giai đoạn sau đó chim con được gọi là chim dò. Lúc này chuồng nuôi chim dò cần có mật độ 10-14 con/ m2.
6. Chế độ chiếu sáng
Chuồng nuôi chim cần thiết kế cung cấp đầy đủ ánh sáng phù hợp vì chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là trong thời kỳ ấp trứng. Thời gian chiếu sáng mỗi ngày để thuận lợi cho chim ấp trứng là 13 tiếng. Ở miền Bắc thì ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn thì có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4 tiếng/ ngày.
7. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho chim
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim mà cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần khoáng chất nên cần thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do theo nhu cầu.
Các loại hạt cho chim ăn cần đảm bảo chất lượng, không sâu mọt, ẩm mốc. Chim bồ câu thường ăn các loại hạt như : đỗ, ngô, thóc, gạo…mà không cần qua chế biến, riêng đỗ tương thì cần rang trước khi cho chim ăn.
Dạ dày của chim bồ câu cần có một lượng sỏi nhất định để giúp cho chim tiêu hóa tốt hơn. Chính vì vậy mà bạn nên đưa thêm sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim. Kích cỡ của các hạt sỏi dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Bạn có thể trộn 10% sỏi + 5% muối ăn+ 85% khoáng premix cho vào máng ăn riêng.
Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Trộn càng nhiều thành phần dinh dưỡng càng tốt, tùy vào thành phần nguyên liệu mà trộn cho phù hợp tỉ lệ.
Nước uống của chim bồ câu cần được thay thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. Mỗi chim bồ câu cần trung bình 50 – 90 ml nước/ngày.
Khánh Hòa: Nuôi Chim Yến Trong Nhà Cho Thu Nhập Tiền Tỷ
Nếu như tổ yến (yến sào) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân. Tuy nhiên với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi kg đối với yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính.
Chăm sóc chim yến non tại Công ty Yến sào Khánh Hòa. “Mỏ vàng trắng” trong nhà
Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước, về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21 – 23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.
Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó hàng năm nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy, không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ba năm sau đó, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) và Thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2017, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.
Trong đó các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550 – 700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.
Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.
Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.
Đáng kể đến là các công trình: “Quy trình ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến qua từ giai đoạn phát triển”, “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”, “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi chim con và phát triển bầy đàn chim yến nuôi trong nhà”… đều đạt kết quả tích cực.
Áp dụng vào thực tiễn, Công ty yến sào Khánh Hòa xây dựng thành công trên 500 nhà yến cho các hộ dân, doanh nghiệp trên toàn quốc; tư vấn và chuyển giao kỹ thuật đối với hơn 700 nhà yến khác tại Thanh Hóa, Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang, Phú Yên, Đăk Lăk… tạo nền móng cho một nghề mới đòi hỏi khắc khe về quy trình sản xuất và hàm lượng khoa học, kỹ thuật khá cao ở nhiều địa phương.
Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia của Công ty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng”, để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương”.
Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?
Tuy đạt được một số kết quả khả quan, nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia. Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.
Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Tuy nhiên đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở: Khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn, lưu ý thêm: “Việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.
Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa đông chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.”.
Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!