Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Họa Mi Chiến ( Đá ) được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bản tính của chim Họa Mi rất hung hăng , háu đá . Chính vì cái tính hung hăng này , người ta mới dễ bẫy nó , và dùng nó để đấu đá với chim Họa Mi khác.
Nuôi chim Họa Mi đá rất công phu , không dễ dàng như nuôi chim để hót.
Trước hết , người ta phải chọn giống chim :
– Theo kinh nghiệm của giới nuôi chim Họa Mi đá thì phải chọn chim ở Vùng Lạng Sơn ,Móng Cái mới là loại chim dữ.Cũng như nuôi gà cựa ,người ta phải chọn gà Cao Lãnh vậy.
Bắt chim về rồi phải chọn nhưng con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp , móng đầy đủ và sắc nhọn , mắt lanh và mỏ cứng.
Xong , người ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào “lồng thể lực” , tức là loại lồng lớn , chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng 60 cm, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám (nếu không thì các bạn có thể lấy giấy nhám dán vào ) để khi chim Họa Mi đậu mài móng cho thêm sắc bén.
Với chim Họa Mi dùng để đá , người ta phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót . Chim bớt hót mới sung.Ngoài ra , người nuôi chim còn cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bít quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai . Có kẻ dùng thịt ó cho chim ăn , có người cho ăn dái gà trống tơ…
Đây là chuyên bàn thêm để các bạn xem chơi thui , chứ mình không ngầm khuyến khích nha.
Xin nói thêm là một con chim Họa Mi đã đá xong, dù thắng hay bại , thân hình cũng xơ xơ xác xác nhìn thãm, tính dưỡng lại sẻ mất một thời gian khá dài.
Chim họa mi thay lông xong – tức đã đủ lửa – sẻ hót suốt ngày . Tiếng hót lảnh lót vang xa , như thách thức những ai dám ngang nghiên vào xâm lăng giang son cẩm tú của nó.Hai con chim “đồng sức ngang tài ” để gần nhau , chúng sẻ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.
Xin lưu ý : chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị “hốc” suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.
( sưu tầm )
Cách Nuôi Họa Mi Đá
Thuần dưỡng chim họa mi đá
Chơi chim họa mi đá lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim “máu chiến”, người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông, đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của chim.
Nội dung trong bài viết
Thuần dưỡng chim họa mi đá
Tìm hiểu về thú chơi họa mi đá
Họa mi có ánh mắt màu vằng nhạt, hơi tối hoặc mắt xanh, mí dày; chân hình cành đào, móng ngắn; mỏ “sẻ” hoặc búp đa, gốc mỏ to, thẳng, dày và ngắn; đuôi cân đối; đầu to bự; lông ngắn là lý tưởng.
Việc nuôi chim rất cẩn thận, như việc cho ăn, tưởng đơn giản song khá phức tạp. Nếu không cẩn trọng, khi cho chim ăn cào cào, châu chấu mà giữ nguyên chân thì vuốt sắc ở chân có thể làm xước cổ họng loài chim này.
Muốn chim sung sức, ngoài nguồn thức ăn “tươi sống trên, người nuôi phải cho chim ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng gà, nước uống phải là nước mưa. Hàng ngày còn cho chúng tắm nắng, tắm nước để không sinh rận và giúp chim khỏe hơn.
Ngay từ nhỏ, họa mi đá được cho ở lồng cao để bay, nhảy giúp chân, móng khỏe khoắn. Một tuần trước khi vào sới, chim được chuyển sang lồng thấp, phủ áo lồng yên tĩnh. Tất cả những việc đó đều nhằm “luyện võ” cho chim trước khi vào trận.
Để có một con chim họa mi luôn sẵn sàng xung trận thì phải có một con mái hay.
Chim mái rất quan trọng, khi nó đã kết đôi sẽ khéo léo cổ vũ con trống của mình. Chim mái biết quan sát, đánh giá lực lượng giữa hai bên, biết cầm trịch cho con trống đánh và nghỉ đúng lúc, biết hót “chỉ đạo”, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho con trống hay “xùy, gõ”, con trống lao vào tấn công, đánh thắng đối phương.
Tập luyện cho chú họa mi đá trước khi ra trận: Giống như một vận động viên, một đô vật hay một võ sĩ, trước khi ra trận họa mi đá cần được tập dượt một cách bài bản, đúng cách. Việc tập luyện giúp cho họa mi sung sức khi vào trận, đồng thời cũng giúp chủ nuôi đánh giá đúng mức tình hình sức khỏe của họa mi mà mình chuẩn bị đưa vào trận.
+ Sử dụng lồng phóng: Mục đích của việc sử dụng lồng phóng là tạo sức bền cho chim. Tuy nhiên, không phải con họa mi nào cũng có thể áp dụng việc sử dụng lồng phóng. Muốn ra nhảy lồng phóng, chim tương đối ổn định, thể lực thật khỏe (khi nhảy lồng phóng chỉ nhún chân và lắc đuôi chứ không sử dụng cánh; nếu còn dùng cánh thì chưa cho ra lồng phóng). Nếu thấy chim khỏe mạnh, giọng hót vang, lông lên tuyết, lông bụng không bị xỉa (lông ôm sát bụng), tắm không bị ướt lông thì có thể cho nhảy lồng phóng được.
Lồng phóng nên đặt ở chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, ít người qua lại, để chim thích thì nhảy chứ không ép chim nhảy.
Người nuôi có thể trực tiếp bắt chim từ lồng chiến qua lồng phóng hoặc ghép cửa lồng phóng vào cửa lồng chiến cho hai lồng thông sang nhau. Để mồi, nước, cám ở bên lồng phóng. Cách này tạo thói quen sang lồng cho con chim rất tốít, nhưng phải cẩn thận vì dễ bị sổng chim (không may có người chạm vào; cần có dây néo hai lồng vào nhau hoặc để lồng ở sân chơi riêng). Mỗi ngày chỉ cho nhảy theo thời gian tùy vào kích thước lồng phóng. Trong quá trình cho chim “tự luyện tập” nếu quan sát thấy lông chim khi tắm bị ướt thì không cho nhảy lồng phóng nữa.
Trong thời gian cho chim tập ở lồng phóng cần chú ý tới việc chăm sóc chim. Cho chúng ăn loại cám dễ tiêu, sáng và trưa cho ăn thêm châu chấu (khoảng 3 – 5 con/1 bữa). Quan sát thấy phân chim trắng, khô, bộ lông bóng mượt ốp sát người là chim khá khỏe mạnh.
+ Sử dụng lồng chạy đất: Lồng chạy đặt giúp chim tiếp đất và ăn những viên cát sỏi mà nó thích, rất tốt cho tiêu hoá. Có thể cho chim vào lồng chạy đất hàng ngày để chim tắm, ăn mồi tươi và phơi nắng.
Đặc biệt chú ý: Khi chuyển từ lồng chiến sang lồng chạy đất rất dễ sổng chim. Vi vậy cần phải thật cẩn thận. Lồng chạy đất phải được đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt tròi. Chủ chim phải túc trực liên tục trong thời gian cho cho chim tắm, ăn mồi tươi. Phải đảm bảo rằng không một vật nuôi nào (hoặc trẻ con) có thể vào khu vực cho chim ăn nếu không rất dễ làm chim hoảng sợ hoặc có thể sổng mất rất đáng tiếc.
Mỗi ngày cho chim ra lồng chạy đất khoảng 1 tiếng, rồi cho chim trở lại lồng chiến, không nên để chim phơi nắng quá lâu.
Tìm hiểu về thú chơi họa mi đá
Thú chơi họa mi đá bắt đầu từ các vùng sơn cước, miền trung du và được tiến công vào cung ở thời Lý, bởi tiếng hót tuyệt vời và sức chiến đấu đến một mất một còn của chim họa mi.
Thú chơi này ngày càng được nâng cấp, nhiều bài bản hơn và trở thành một nghệ thuật tinh tế. Dần dà người ta còn soạn thảo ra những luật lệ riêng về phép chơi hoạ mi đá – nào là cuộc đấu phải ra sao, lồng nuôi như thế nào cùng hàng loạt quy định về xem tướng chim, cách vỗ béo chim, quy cách của từng loại lồng, nào lồng nuôi, lồng đá, lồng phóng.
Bắt đầu vào trận, hai người chơi từ từ đặt lồng chim vào sỏi. Bốn lồng chim đặt sát nhau. Lồng chim đực đặt cạnh lồng chim mái. Áo phủ lồng được mở. Chim mái cất tiếng lảnh lót cổ vũ cho chim trông. Hai đối thủ bắt đầu sốt ruột, búng cánh liên hồi.
Khi giám khảo ra lệnh tháo cũi. Vách ngăn bằng gỗ nhẹ nhàng biến mất. Hai đấu sĩ vừa nhìn thấy nhau đã muốn giở võ. Cửa lồng của hai đối thủ áp sát nhau, được ngăn cách bởi một cửa nhỏ gọi là cửa công để hai đối thủ vào được lãnh thổ của nhau mà chỉ có thể “giáp lá cà” ở nơi hai chiếc lồng giáp nhau. Thông thường, để giành được vinh quang, mỗi đấu sĩ có thân hình nhỏ chưa đầy nắm xôi phải chiến đấu giáp lá cà từ 10 đến 30 phút liên tục không nghỉ. Góp phần đưa các “người hùng”‘ đến danh hiệu vô địch chính là những ‘”bóng hồng” luôn ở sát bên cổ vũ các đấu sĩ.
Được biết, trước khi thi đấu, chim đá được chăm sóc đặc biệt với thức ăn nhiều chất đạm, được chuyển sang ở lồng cao để bay nhảy tập thể dục cho chân cẳng khỏe khoắn. Sau đó chim được chuyển sang lồng thấp, phủ áo lồng yên tĩnh khoảng một tuần trước khi vào sới.
Tiêu Chuẩn Chọn Chim Họa Mi Nuôi Đá
Trên nguyên tắc, Họa Mi nuôi đá không đòi hỏi phải có vóc dáng đẹp và điệu bộ tốt, như Họa Mi nuôi hót. Cái tài mà người nuôi cần ở nó là tài đấu đá với những đòn, những thế tuyệt trần.
Thế nhưng con Họa Mi nuôi đá cũng cần để treo mà nhìn ngắm cho sướng mắt chứ vì vậy, phần vóc dáng và điệu bộ cũng được nhiều người chú ý đến. Riêng phần giọng hót thì người ta không cần xét đến, vì chim nuôi đấu hót được chừng nào hay chừng ấy! Nó cần dồn sức lực cho việc đấu đá…
Trong khi thi đá, Ban giám khảo cũng chỉ chú trọng đến tài đấu đá của chim mà chấm điểm cao thấp; còn giọng hót, vóc dáng và điệu bộ dù xuất sắc đến đâu…thì cũng không có bản điều lệ thi nào đề cập đến cả!
Con Họa Mi có tài đấu đá, thể hiện qua phân vóc dáng của nó một cách rõ nét về sự mạnh mẽ của thể xác và sự hung hãn của cá tính mà con Họa Mi nuôi hót không có được.
Sự mạnh mẽ của thể xác: Nhìn tổng quát ta dễ thấy con chim cỏ vóc dáng mỗi con chim. Từ đầu đến móng chân nỏ, nơi nào cũng toát ra sự mạnh mẽ, sự rắn chắc, hình như định mệnh đã an bài cho nó là sinh ra đẻ mà đấu đá nên mới có một thân hình như vậy.
Chọn một con Họa Mi nuôi đá không phải là chuyện dễ, vì tuyển chọn như cách . Nghĩa là phải xem xét kỹ từng hộ phận một trên thân thể của nó để coi có thực sự đúng chuẩn để đá hay không, sau đó còn phải “xồ” nhiều lần để coi đòn, thế có đặc sắc hay không mới tính đến chuyện tuyển chọn, và sau đó là việc tập luyện…
Đừng nên dễ dãi nghĩ rằng con chim nào to xác lại có thể lực mạnh là có thể dùng làm chim đá được. Và cũng đừng nên xem thường đến việc huấn luyện cho chim có đủ tài nghề để thi đá… Tất cả còn là những khó khăn ở phía trước…
Một con Họa Mi nuôi đá, ngoài việc có thể lực tốt, còn phải hội đủ những điều kiện sau đây:
Chọn đầu Chim phải có loại đầu bằng như đầu con rắn (đầu xà). Loại chim này lì đòn, ít khi chịu thua hoảng.
-Chọn mắt: Mắt chim phải màu xanh mới tốt. Đây là loại chim dữ, khó tìm. Nếu mắt méo hình hột dưa là chim đang căng lửa, sung sức có thể đem đá được. Những chim mắt màu đồng, màu thau cũng tốt, nhưng không quí bằng loại mắt màu xanh.
-Chọn mỏ: Mỏ chim phải vừa to, vừa dài lại vừa dầy mới tốt. Mỏ phải thẳng và hàm bạnh. Nên nhớ mỏ là lợi khí vô cùng hữu hiệu trong việc căn, mô, day rứt, cũng như nhổ lông và xé da thịt của đối thủ. Do đó, với mắt quan sát thôi không chưa đủ, mà cần phải dùng tay để thử sức xem cái mỏ của chim lợi hại đến mức nào mới tính đến việc tuyển chọn. Với chim dữ, khi bắt được nó có thể ta không giữ được lâu trong bàn tay, vì không thể chịu đựng được lâu những cú mổ điếng hồn của nó.
-Chọn chân: Đôi chân chim phải to, cao, cứng cáp, lóng liền lặn, không bị tật bệnh. Bàn chân chim cũng phải to, các ngón khỏe không bị vặn vẹo, như thế mới giúp chim đứng vững. Vây chân là màu trắng hay màu vàng mới là chim tốt. Chân Họa Mi đá có màu đen lem, hay màu nâu là chim dở, ít người chọn nuôi (nuôi hót thì được).
Nên nhớ, bàn chân chim kết hợp với bộ ngón và móng tạo thành một “bộ khóa” vô cùng lợi hại khi đấu đá. Bộ khóa này dùng để khóa chặt chân đối phương, hoặc bóp cổ, hay khóa mỏ khiến kẻ thù như heo bỏ rọ không còn cách gì xoay trỏ được, đừng nói chi là chống trả! Vì vậy, chọn chân là việc nên thận trọng tối đa, cũng như cách chọn mỏ vậy, phải thực sự ưng ý mới được.
-Chọn móng: Móng phải có hình dáng như cái vuốt cọp. Người trong nghề gọi đó là móng hổ. Móng không cần dài, chỉ cần độ cong vừa phải, bén và đủ sức mạnh để bấu chặt những gì trên thân thể đối thủ mà nó vớ được.
-Chọn đuôi: Đuôi chim Họa Mi đá phải vừa dài, vừa dày. Với chim đá, đuôi không phải là thứ để trang trí, mà là điểm tựa cần thiêt của chim giúp chim chống chỏi để thân mình khỏi ngã, và giúp thế đứng vững mà đấu đá dễ dàng.
-Chọn lông: Chim Họa Mi đá phải móng lồng mới tốt. Chim như vậy có nội lực mạnh và mau sung sức.
-Chọn mí mắt: Chim có mí mắt dày đặn là chim lì đòn, có nội lực mạnh mẽ ẩn chứa bên trong. Chim có mí mắt lời ra là loại chim nhát như cáy, chưa đấu đá lâu đã thua cuộc. Còn mí mắt lõm sân có triệu chứng bệnh hoạn hoặc suy.
-Sự mạnh mẽ của cá tính: vì là con chim nhà võ nên cá tính con Họa Mi đá rất hung bạo, nó không cỏ dáng vẻ hiền từ như chim hót. Ngay những cú nhảy trong lồng cũng mạnh mẽ, đôi khi làm chao đảo cả cóng thức ăn nước uống.
-Tính sân si. Khi treo lòng gần chim lạ, cử chỉ của chim trở nên hung hãn, như muốn chồm qua “ăn tươi nuốt sống” ngay.
-Cắn bồ lồng: Chim thường cắn mép bố lồng liên tục đôi khi vừa cắn vừa hay lên khiến bố lòng nhiều khi bị gấp đôi lại.
-Cắn lông đuôi: Sự sung sức quá độ khiến cho chim như phát cuồng lên, nó hết cắn bó lồng lại quay ra sau cắn lông đuôi, khiến đuôi bị tưa ra trông xấu xí.
Như vậy, chọn một con Họa Mi nuôi đá không phải là chuyện dễ dàng gì, cần phải có sự cân nhắc tỉ mỉ, sự lựa chọn kỹ càng từng hộ phận trên một cơ thể của chim để xem có đạt đúng tiêu chuẩn mà một con chim đá có hội đủ hay không. Nếu chỉ căn cứ vào sự sung sức không thôi mà xét đoán, e rằng phiến diện, mà còn phải dừng cặp mắt nhà nghề để đánh giá từ phần đầu đến phần chân… để xem có thật đúng là con chim này thuộc dạng để đá hay không rồi mới nuôi. Tốt hơn hết là đem chim ra xổ thử một đôi lần với vài chim khác nhau để xem đòn, thế nó xuất ra bí hiểm đến mức nào về việc này, càng thận trọng trong việc chọn lựa chừng nào càng có lợi cho mình chừng nấy…
Thi Đá Họa Mi Và Cách Chấm Điểm
Nếu cuộc thi hót của Họa Mi được đông đảo người trong và ngoài gi ới nuôi chim hăm hở đến xem, thì các buổi thi đá Họa Mi lại càng thu hút được số đông người hiếu kỳ đến vây vòng trong vòng ngoài để chen lấn coi cho bằng được.
Vì rằng ai cũng biết chim Họa Mi là giống chim dữ, có biệt tài đấu đá, nên coi còn hấp dẫn, gay cấn hơn là coi gà tre hay gà nòi đá độ nữa!
Những buổi thì đá của Họa Mi, Ban tổ chức cuộc thi đá Họa Mi cũng thông báo trước cho nghệ nhân nuôi chim trong và ngoài địa phương biết rõ ngày giờ và địa điểm, để những ai có chim dự thi có đủ thì giờ mà chuẩn bị. Việc thông báo này thường thể hiện trên những ấm áp phích dán khắp các tụ điểm chơi chim trong địa hạt mọi người cùng hay biết.
Những ai có chim dự thi thì lo tập dượt lại những con chim đá của mình, để niềm hy vọng được thắng giải cao hơn. Con chim nòi tất nhiên là được chăm sóc cẩn thận từ bữa ăn bổ dưỡng đến những cử tập dượt “đến nơi đến chốn” để gân cốt được dẻo dai, và đòn thế được tinh tiến hơn.
Sự chuẩn bị cho cuộc thi Họa Mi đá ai cũng phải tự l0 chu đáo, vì thể lệ cuộc thi thường có tính “gắt gao” nếu coi thường thì trước hết chính mình bị thiệt. Bảng điều lệ thi đá chim Họa Mi thường có những điểm như sau:
-Mỗi kỳ thi mỗi nghệ nhân có quyền đăng ký cho chim mình dự thi ở bảng A hoặc bảng B, và số chim đăng ký thi đấu từ một đến nhiều con cũng được chấp thuận.
-Lồng thi đấu là loại lồng trám có chiều cao bắt buộc từ mặt bàn thi đấu đến cửa cỏ khoảng cách không qua mười hai phân tây. Lồng có cửa cao hơn mức đó thì con chim đó không được thi đá. Nếu khoảng cách dưới mười hai phân tây thì lồng được Ban tổ chức cho phép kê lên cho bằng với lồng bên kia.
Nghệ nhân có chim dự thi đá phải đem lồng chim đến Ban tổ chức để dán sốthứ tự (tức số báo danh) vào lồng để dễ kiểm soát.
-Nghệ nhân có quyền đem theo chim Họa Mi mái kèm theo chim trống thi đá. Nếu ai không đem theo chim mái thì phải chịu phép không được khiếu nại với Ban tổ chức.
Nghệ nhân không được gian lận, như tráo đôi chim và không được cá độ với nhau.
Quang cảnh “trường thi” là một khoảng đất rộng và bằng phẳng chừng vài trăm thước vuông trở lên. Ở gốc khoảnh đất là một chiếc bàn dài của Ban giám khảo (còn gọi là Ban trọng tài). Tổ giám khảo này gồm có ba người là chánh giám khảo, phó giám khảo và thư ký. Nhiệm vụ của ba người này như sau:
-Chánh giám khảo: Có nhiệm vụ tuyên bố nội dung thi đá: Điều lệ, nội qui. Điều động các chim thi đá. Bấm đồng hồ để chấm điểm…
-Phó giám khảo: Có nhiệm vụ bấm giờ chim lên xuống cầu. Báo cáo từng trường hợp cho chánh giám khảo biết để tính điểm. Ông này cũng ghi điểm để sau này so sánh lại với bảng ghi điểm của thư ký xem có trùng hợp không.
-Thư ký: Có nhiệm vụ ghi điểm vào danh sách thi đá để sau này nộp lại cho Ban tổ chức (ghi tổng kết điểm). Bảng ghi điểm phải làm hai bản, một bản nộp cho Ban tổ chức, một bản thư ký giữ…
Phía trước Ban giám khảo là một chiếc bàn tròn, mặt bàn tương đối rộng dư chỗ để đặt bốn lồng chim: hai trống hai mái. Chiếc bàn này là nơi đặt lồng chim thi đá, có thể gọi là đấu trường, giữa bàn có một vạch sơn trắng, chia mặt bàn ra làm hai phần bằng nhau: Phần bên chim A và phần bên chim B.
Thì đá Họa Mi phải qua nhiều vòng: Mồi lần đấu là hai chim.
Vòng 1 là vòng đấu loại, chim nào thua thì loại ra luôn không cho đá nữa. Chim nào thắng thì được vào vòng 2.
Vòng 2 này và những tiếp theo là chim thi đã đến mức thắng bại.
Vào cuộc đấu đá, hai lồng chim Họa Mi (trống) một của danh sách A và một của danh sách B được đặt sát vào nhau (giữa là lằn ranh) đúng ngay tầm nhìn của Ban giám khảo. Cạnh hai lồng đó là lồng của hai chim mái, thường cũng được đặt sát vào nhau để chúng gần gũi mà sân si với nhau.
Vào giờ thi đấu, áo lồng được tháo ra và tạm bỏ xuống đất để không cản trở tầm nhìn của mọi người, nhất là của Ban giám khảo.
Khán giả được mời ngồi xung quanh để dự khán, nhưng phải giữ khoảng cách từ chỗ ngồi đến bàn đặt lồng chừng ba thước. Họ được tự do quay phim chụp hình, được trò chuyện với nhau, miễn là biết lôn trọng trật tự chung, không làm ảnh hưởng xấu đến cuộc thi đá của chim.
Đá vòng một: Còn gọi là vong loại. Điểm tối đa qui định ở vòng này là 149 điểm và trong vòng này thường xảy ra những tình huống như sau:
a.Cặp chim nào thi đấu được 120 điểm mà bất phân thắng bại thì Ban giám khảo cho can ra, và cả hai chim đó vào vòng hai.
b.Chim nào chưa đạt được 120 điểm mà thua, coi như bị loại luôn.
c.Chim thắng phải bắt buộc đạt được số điểm số thiểu là 30 mới được vào vòng hai. Dưới số điểm này cũng loại hẳn.
d.Trường hợp một chim đá thắng ba đối thủ liên tiếp, mặc dầu số điểm không đủ 30 vẫn được chấm lọt vào vòng hai.
e.Trường hợp chim B chịu đấu mà chim A lại không chịu đấu trong suốt hai phút qui định. Hoặc chủ chim A tự ý chịu thua thì chim B được chấm là chim thắng. Nhưng vì nó chưa đá, nên phải để lại bàn để đá với con chim kế tiếp.
f.Chim lẻ sau cùng của vòng một đủ điểm lọt vào vòng hai, thì chim này phải thi đá ngay trận đầu của vòng hai diễn ra ngay sau đó.
Ai cũng biết, chim đá Họa Mi không đá thông lồng, nghĩa là chim A và chim B con nào đứng trong lồng của con đó mà đá (qua song của hai cửa lồng trám), nhưng cũng có trường hợp bị thông lồng (chim này chui tuốt sang lồng bên chim kia) thì chung cũng được quyền đá tiếp cho đến lúc thắng bại. Nếu hết giờ mà có con thắng con thua thì con thua sẽ được bắt ra (bằng cách sang lồng) và chim thắng cho đá tiếp. Ngược lại nếu hai chim cùng đạt được số điểm 120 mà vẫn còn đá thì Ban giám khảo cho can ra, và hai chim đó được lọt qua vòng hai.
Đá vòng 2: Vòng 2 là vòng đá đến thắng bại, Chim có điểm thắng ở vòng 1, sốđiểm đó được cộng tiếp trong vòng 2 này. Và trong vòng 2 thường xảy ra những tình huống sau đây:
a. Những chim Họa Mi nào được lọt vào vòng hai, nếu thắng nữa sẽ lọt qua vòng ba và những vòng kế tiếp sau nữa. Nhưng nếu nó thua thì bị loại hẳn không cho đá nữa.
b. Nếu chưa giao đấu mà thắng (do chim đối thủ không chịu đá hoặc chủ chim tự động chịu thua) thì chim thắng đó phải để lại bàn đá tiếp với chim khác cho đến khi đạt được một số điểm (dù ít) cũng được lọt vào vòng sau.
c.Hai chim A và B trong vòng hai này hòa nhau, mà số điểm của mỗi con chưa đạt đến mức 300 thì chúng bị loại cả. Ngược lại hòa mà số điểm của mỗi con đạt trên 300 điểm thì cả hai chim được chấm lọt vào vòng sau.
d.Có trường hợp cuối cùng chỉ còn lại ba chim chưa đá nhau, thì Ban giám khảo bắt thăm lấy một cặp cho đã trước. Tất nhiên chim nào thua sẽ bị loại, và chim thắng sẽ đá với con chim thứ ba còn lại…
e.Chim thắng sau cùng của mỗi vòng sẽ được sắp xếp đã ngay trận đầu tiên của vòng tiếp theo…
-Sắp hạng chim thắng giải: Mỗi cuộc thi đều có giải thưởng cho những chim trúng giải.
Thi Họa Mi đá thường được chia ra làm bốn hạng:
Hạng vô địch: Hạng này dành cho chim trong các vòng đá chưa hề bị thua một trận nào, mặc dù tổng số điểm nó đạt được không cao.
Hạng nhất: Hạng này dành cho chim đạt được số điểm cao nhất qua các vòng thi.
Hạng nhì: Hạng này dành cho chim có tổng số điểm chỉ thua chim hạng nhất.
Hạng ba: Hạng này dành cho chim có tổng số điểm ít hơn chim hạng nhì.
Có thể có nhiều giải khuyến khích, tùy theo điều lệ thi đấu của từng vùng.
– Trao giải thưởng: Sau khi Ban tồ chức tuyên bố những chim trúng giải, thì tiếp đến là việc trao giải thưởng cho các chủ chim.
Giải thưởng chỉ có giá trị tượng trưng, gồm tiền mặt và có khi cả hiện vật nữa. Nhưng trên phương diện tinh thần thì nó lại có giá trị lớn. Đây là sự hãnh diện lớn của chủ chim, khi được đông đảo bè bạn vây quanh để chúc mừng với vẻ thán phục. Vì chỉ có những người nhiều kinh nghiệm trong nghề mới có thể tập luyện cho chim đạt được giải thưởng cao. Niềm sung sướng đó đã đủ bù đắp lại cho những công khó đã bỏ ra trong những tháng ngày phải thức khuya dậy sớm để lập luyện cho con chim của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Họa Mi Chiến ( Đá ) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!