Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non ( Từ 1 Tới 60 Ngày Tuổi ) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Chăm sóc
Với chim non từ 1 – 10 ngày tuổi : thức ăn do chim bố mẹ bón , vì vậy cần bổ xung chất cho chim bố mẹ ăn như cám Gà để cho chim non dễ tiêu hóa và nhanh lớn, ngoài ra trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non . Cho chim bố mẹ uống thêm các Vitamin ( điện giải , đường Gluco).
– Với chim Non từ 20 – 30 ngày tuổi : chim thời kỳ này đã mọc lông gần đầy đủ thức ăn vẫn do bố mẹ bón và đang học ăn vì vậy thức ăn vẫn nên mềm và đầy đủ chất để cho chim phát triển hết thể trạng chẩn bị tách mẹ . Trong thời gian này cho chim uống kháng thể để phòng bệnh Newastle , Gumboro , IB, và cách bệnh đường tiêu hóa . Chim được 10 – 15 ngày tuổi nên tách khỏi tổ đẻ đưa xuống tổ nuôi cho chim bố chăm sóc để sẵn sàng tổ cho chim mẹ đi đẻ tiếp .
– Chim từ 40 – 60 ngày tuổi : chim đã tự biết ăn và đã tách mẹ để nuôi chim giống hậu bị , vẫn nên cho thức ăn bổ xung , nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Newcastle cũng nhỏ 3 giọt như ở trên , thức ăn và nước uống cho chim non phải sạch sẽ để tranh chim bị đi ỉa , tiếp tục cho uống kháng thể phòng bệnh như ở trên ( kháng thể chim , gà vịt có thể cho uống 2 lần/tháng ) .Thời kỳ này chim Non có thể nhiễm các bệnh như :Thương Hàn , E.COLI, tụ huyết trùng , Newcastle, và bệnh đậu gà , vì vậy cần chú ý theo dõi thường xuyên chim Non để phát hiện kịp thời phòng và trị các bệnh này . Ngoài thị trường ở các quán bán thuốc Thú Y luôn có bán các loại thuốc phòng cho gia cầm Gà, Vịt ,Ngan , Chim , có loại kháng sinh tổng hợp có thể phòng và điều trị tổng hợp nhiều bệnh trong một gói thuốc. Cấn nắm rõ biểu hiện, quá trình chim bị ốm để xác định loại bệnh và mua thuốc đúng bệnh để điều trị thì mới có hiệu quả .
Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Muốn cho chim bồ câu khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ
– Chim bố mệ Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần cho chim
– Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
– Vệ sinh máng ăn, máng uống: Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng
Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
– Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
– Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp.
Chăm sóc nuôi dưỡng: chim non (0-20 ngày tuổi) chim mới nở rất yếu, ít lông, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ, nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định, chim dò (1-6 tháng tuổi) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò, sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng. Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ, bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và dài để chim ấp trứng đảm bảo, khi nuôi con cần thay ổ thường xuyên 02lần/tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ
2. Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 20 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời từ 14-16 cặp con cháu.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5-7 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7-10 ngày sau đẻ tiếp.
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non Lớn Nhanh Và Không Bị Chết
Lúc bồ câu con mới nở là khi mà chim non yêu nhất. Lúc này chim chưa mở mắt, có rất ít lông nên việc chăm sóc chim non phải dựa hoàn toàn vào chim bố mẹ. Vì vậy bạn phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ để chim bố mẹ có thể chăm chim con một cách tốt nhất.
Trong thời kỳ này, bạn nên cho chim non ăn cám gà. Cám gà không chỉ giàu chất dinh dưỡng để giúp chim nhanh tăng trưởng mà nó còn dễ tiêu hóa, rất tốt cho chim non.
Bên cạnh đó bạn nên sử dụng vắc xin ngừa bệnh cho bồ câu non tại thời điểm này. Loại vắc xin nên dùng cho chim non lúc này là Newcastle loại Lasota hệ 1. Chỉ cần nhỏ 2 giọt vào miệng và thêm một giọt vào mũi là được. Vắc xin này sẽ ngăn ngừa được một số bệnh hay gặp ở chim bồ câu.
Hai mươi ngày tuổi đầu là lúc quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của chim non. Trong thời kỳ này chim non khá yếu nên bạn phải chú ý cẩn thận lúc chăm chim bồ câu non.
Trong thời kỳ này thì chim đã mọc đầy đủ lông hơn rồi. Tuy nhiên lúc này dạ dày chim cũng chưa được tốt nên bạn nên cho chim ăn những loại thức ăn mềm. Đây cũng là một thời kỳ khá quan trọng, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bồ câu non để nó chuẩn bị tách mẹ.
Được khoảng 28 ngày tuổi thì bạn có thể tách chim non khỏi mẹ của nó. Trong thời gian này bạn nên bổ sung thêm cho chim non một số kháng thể để phòng bệnh. Chim non có thể mắc 1 số bệnh như IB, Gumboro, Newcastle và một số bệnh khác về hệ tiêu hóa. Vì vậy kháng thể cho chim non lúc này là rất cần thiết.
Dù đã có vẻ “cứng cáp” hơn nhiều so với lúc mới nở nhưng chim non lúc này cũng khá yếu. Bạn vẫn nên cho chim ăn các loại thức ăn mềm như cám gà. Hoặc để tốt cho chim non bạn cũng có thể dùng loại cám chuyên dụng cho chim bồ câu non hoặc cám của gà con.
Khi chim đã được 40 đến 60 ngày tuổi thì nó đã tách mẹ nên có thể tự ăn được rồi. Lúc này là thời kỳ phát triển của chim, bạn nên cho chim ăn thêm thức ăn bổ sung. Bạn có thể cho chim ăn thêm các thực phẩm như ngô, gạo xay nhỏ. Lúc cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm ít muối cho chim, khoảng 5% muối trên khẩu phần ăn.
Thời kỳ này chim rất dễ bị nhiễm nhiều bệnh như: E.COLI, thương hàn, tụ huyết trùng, Newcastle, bệnh đậu gà. Vì vậy chăm sóc chăm sóc chim trong thời gian này bạn nên để ý chim non kỹ hơn.
Nên tiếp tục cho chim bồ câu non dùng vắc xin Lasota hệ 2. Vẫn như cũ, 2 giọt vào miệng và 1 giọt vào mũi. Khi cho chim uống nước, bạn phải chú ý cho chim uống nước sạch, vì khi uống nước bẩn chim dễ bị tiêu chảy. Vẫn bổ sung cho chim các loại kháng thể (bổ sung kháng thể cho chim 1 tháng 2 lần).
Bạn cần nắm rõ các biểu hiện bệnh của chim bồ câu non. Đặc biệt, bạn có thể dùng các loại thuốc phòng cho gia cầm gà, vịt, ngan, chim,… hay thuốc phòng bệnh của một số loài chim khác cho chim ăn. Phát hiện bệnh sớm và chữa kịp thời sẽ giúp chim phát triển khỏe mạnh.
Bồ câu là một trong những loài chim có sức đề kháng khá tốt, vì vậy nuôi chim không quá vất vả. Tuy nhiên nếu bạn nuôi chim bồ câu non với số lượng lớn trong một không gian chật hẹp thì nguy cơ mắc bệnh của chim lại khá cao. Để nuôi chim khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì bạn nên nuôi chim trong 1 môi trường sống tốt.
Lồng chim cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho chim. Vì vậy nếu nuôi chim con ở 1 cái lồng cũ thì nên khử trùng cẩn thận trước khi cho chim sang ở. Đối với bồ câu non thì bạn có thể dọn vệ sinh lồng cho chim 1 tháng 2 lần. Sau khi dọn sạch sẽ chuồng trại của chim thì bạn nên phun 1 lớp thuốc kháng sinh lên.
Đối với máng ăn và máng uống của chim thì tốt nhất bạn nên vệ sinh hàng ngày cho chúng. Việc vệ sinh hàng ngày không chỉ giúp chim tránh uống nước bẩn, thức ăn sẽ ngon hơn mà nó còn làm sạch những vi khuẩn đã lên men do thức ăn sót lại.
Tốt nhất là bạn không nên cho những con chim lạ vào lồng của chim bồ câu non. Bên cạnh đó bạn hãy treo lồng chim nơi thoáng mát, tránh các con vật như chó, mèo, chuột phá hoại đến giấc ngủ của chim. Khi chim đã được trên 60 ngày tuổi thì đã đến thời kỳ phát triển của chim, lúc này chăm sóc chim dễ hơn rất nhiều.
Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non Mới Nở Ra Ràng Tốt Nhất
Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất 1. Chuồng nuôi chim bồ câu
Chuồng nuôi bồ câu cần được thoáng mát sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa và được làm ở nơi yên tĩnh để chim có thể phát triển tốt nhất. Tùy theo từng giai đoạn nuôi khác nhau như: nuôi chim sinh sản, nuôi chim lấy thịt,.. mà cần thiết kế kiểu chuồng cho phù hợp. Chuồng nuôi bồ câu nên làm bằng tre, chẻ thành nan và đan ghép lại thành phên. Chuồng nên chia thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: rộng 50 cm, cao 40 cm và sâu 40 cm. Mỗi ô đặt 2 ổ, 1 ổ đẻ và ấp trứng phía trên, 1 ổ nuôi con ở dưới.
Máng ăn, máng uống cho chim cần đảm bảo vệ sinh và nên làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.
2. Chọn giốngChọn giống là một yếu tố rất quan trọng để nuôi bồ câu đạt giá trị kinh tế cao. Chọn chim bồ câu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, có lông bụng dầy mượt, mỏ xẻ, đuôi nhọn để làm giống. Bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia và khoảng cách giữa các lứa là 40 ngày vì vậy mà nếu có điều kiện nuôi hợp lý thì 1 cặp bồ câu có thể sinh sản ra 12 – 14 lứa chim non trong 1 năm.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà cần có nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho chim. Chim bồ câu chủ yếu ăn các loại hạt như: ngô, đậu xanh, thóc… chim non khi ăn các loại hạt này thì cần xay vỡ. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, nhất là muối ăn, vì vậy mà mỗi khi cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm một ít muối ăn. Trong thời gian chim sinh sản, nên bổ sung thêm một ít sỏi nhỏ cho chim, bằng cách trộn vào thức ăn cho chim: khoáng Premix 85% + muối ăn 5% + sỏi nhỏ 5%.
Chim bồ câu cần rất nhiều nước mỗi ngày, 1 cặp chim trung bình cần 200ml nước mỗi ngày. Nước uống cho chim cần được sạch sẽ, trong suốt và được thay mỗi ngày.
4. Chăm sóc nuôi dưỡngChim non mới nở (0-28 ngày tuổi) rất yếu ớt, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào chim bố mẹ.
Chim dò (từ 2-6 tháng tuổi sau khi chim non tách mẹ), trong giai đoạn này hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của chim còn rất yếu vì vậy mà cần được nuôi riêng.
Chim sinh sản: Trong thời gian chim bắt đầu sinh sản thì nó sẽ kêu gù, lúc này cần đặt một ít rơm vào trong chuồng cho chim đẻ và ấp trứng, khi chim nuôi con thì cần thay ổ thường xuyên 2lần/tuần và tránh phân tích tụ trong ổ.
5. Phòng và trị bệnh cho bồ câuChim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, tuy nhiên nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Để chim được khỏe mạnh thì cần được nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn.
Nên tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần/1 năm cho bồ câu. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 tháng 1 lần, phun thuốc sát trùng chuồng. Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày. Lồng vận chuyển chim cũng là một yếu tố rất dễ lây nhiễm bệnh cho chim , vì vậy khi vận chuyển chim mới thì cần lau rửa sát trùng lồng cẩn thận.
Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
Theo dõi đàn chim thường xuyên để khi chim có dấu hiệu mắc bệnh sẽ có biện pháp phòng tránh kịp thời. Bồ câu thường mắc một số bệnh như: kẹt trứng, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp, trứng vỏ mềm.
Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu Cảnh
Top chim bồ câu được lòng dân chơi Việt
Đây là loài chim khiến giới nuôi chim bồ câu điên đảo săn lùng số một, bồ câu sư tử còn được gọi với cái tên khác là thổi kèn. Sở dĩ có tên gọi sư tử là vì quanh cổ của chúng có lông dày, bồng bềnh như chúa tể sơn lâm thực thụ. Tuy đẹp nhưng bộ lông đó cũng giới hạn khả năng bay của loài bồ câu này.
Với vóc dáng mảnh mai, kích thước trung bình, cánh và chân dài, đuôi ngắn dẹt, màu lông màu trắng muốt, xám hoặc nhiều màu. Bồ câu sư tử hội tụ mọi vẻ đẹp khiến giới nuôi chim bồ câu mê như điếu đổ. Chính vì vậy giá của bồ câu sư tử không hề rẻ, một cặp có thể bán được hơn 10 triệu đồng nếu quá đẹp. Còn những con bình thường có giá từ 2 triệu trở lên.
Nuôi chim bồ câu Nhật đuôi xòeVới bộ lông đa sắc màu như: trắng, vàng, hoặc đen, đặc biệt sở hữu đuôi xòe ra như hình quạt, chân có lông dài xòe, mào có hình chóp và cong ngược lên, ngực nhô ra tạo thành dáng hình chữ S. Đẹp là từ có thể dành cho loài bồ câu này, chính vì vậy, giới nuôi chim bồ câu cảnh không ngừng săn lùng và tìm kiếm bồ câu Nhật xòe để nuôi.
Nuôi chim bồ câu bông cúcLại là loài bồ câu chưa bao giờ hết hot trong giới nuôi chim bồ câu. Sở hữu cái đầu ngộ nghĩnh như hình bông hoa cúc, bộ lông trắng muốt không tì vết, chúng có nhiều màu như trắng, đen. Người ta thường tìm mua bồ câu này bởi hình dáng đầu đặc biệt của nó.
Nuôi chim bồ câu hỏa tiễnSở hữu cái tên đầy mạnh mẽ và đặc biệt, bồ câu hỏa tiễn khá được lòng dân chơi chim bồ câu cảnh. Với vóc dáng mảnh mai, thon gọn, phần đầu và đuôi có màu đen, chân màu đỏ còn thân màu trắng muốt. Có 2 loại là bồ câu có chớp và bồ câu không có chớp.
Một trong số chim bìo câu quý được săn lùng gọi tên Nicoba. Nicoba đặc biệt chiều lòng mọi người nhời bộ lông giống như lông công, dài và mượt mà. Tuy là giống thuần chủng Việt Nam nhưng lại khó nuôi hơn các giống chim bồ câu khác. Vì vậy, việc sở hữu chúng khá là khó nên giá cũng rất đắt đỏ. Giống chim này bán trên thị trường rất ít và có giá lên tới hàng chục triệu.
Nuôi chim bồ câu đổi đời, hái ra tiền tỷBồ câu cảnh có nhiều loại và đa dạng màu sắc lẫn vẻ ngoài, ngoài bồ câu Pháp có thể đem lại lợi nhuận từ thịt thì các loại bồ câu cảnh khác rất được giá bởi được nhiều dân chơi săn lùng, muốn sở hữu cho mình một chú chim về làm cảnh.
Đặc biệt là loại bồ câu sư tử và xòe Nhật rất được được ưa chuộng bởi dáng đẹp, oai phong. Có ý nghĩa phong thủy nên được nhiều nhà giàu lựa chọn nuôi chim bồ câu làm cảnh. Thế nhưng không phải cứ bồ câu sư tử hay xòe Nhật là cứ bán chạy, chim bồ câu phải có quy chuẩn riêng của nó như màu phải chuẩn, lông phải dày, tinh anh khỏe mạnh.
Những người làm giàu từ nuôi chim bồ câu cảnh không ngần ngại tiết lộ rằng một cặp bồ câu sư tử đột biến Hà Lan có mào đẹp, bán được với giá trên dưới 10 triệu đồng/cặp giống khi hơn 1 tháng tuổi mà thôi, đôi khi không có hàng để cung cấp cho khách.
Có nhiều loài bồ câu đẹp được ưa chuộng, nổi tiếng trong giới nuôi chim bồ câu cảnh nhưng rất dễ nuôi, không kén ăn mà đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy không ít người phất lên từ nuôi chim bồ câu cảnh. Thế nhưng không phải ai nuôi cũng sẽ giàu lên được. Phải am hiểu kỹ thuật, nuôi mát tay, đam mê với việc nuôi chim bồ câu thì mới gặt hái được thành quả.
Mà muốn nuôi chim bồ câu tốt, mời bạn tham khảo bài viết sau: https://agri.vn/?p=8937&preview=true
Cách Nấu Cháo Chim Bồ Câu Thơm Ngon Cho Bé 7 Tháng Tuổi
Cách nấu cháo chim bồ câu thơm ngon đơn giản tại nhà cho bé 7 tháng tuổi và cho trẻ biếng ăn, còi cọc, phụ nữ sau khi sinh, những người mới ốm dậy cực kỳ hiệu quả. Vì món cháo này rất bổ dưỡng đầy đủ những chất cần thiết giúp hồi phục sức khỏe rất tốt, vì vậy hôm nay chúng tôi vào bếp và thực hiện món cháo chim bồ câu, các bạn theo dõi nhe.
– Chim bồ câu: 1 con.
– Gạo nếp: 1 nắm hoặc 50gram.
– Gạo tẻ: 150gram.
– Đậu xanh: 20gram.
– Hạt sen: Chừng 30 hạt.
– Hành tím: 1 củ.
– Tiêu bột: 2 muỗng cà phê.
– Rau mùi: 1 bó nhỏ.
– Gia vị: Dầu ô liu, nước mắm ngon, hạt nêm, bột ngọt.
Các bước tiến hành cách nấu cháo chim bồ câu thơm ngon: Bước 1: Thịt chim bồ câu– Để có cách nấu cháo chim bồ câu ngon đầu tiên chúng ta phải chọn được con chim non mới ra ràng, lông cánh mới mọc đủ, loại này ăn rất ngon, thịt ngọt và rất bổ dưỡng.
– Dùng cây sắt xiên dọc theo mình chim rồi cho lên bếp thui rụi hết các sợi lông tơ còn xót lại, đồng thời giúp thịt bồ câu thơm ngon hơn.
– Khi thịt bồ câu đã thơm ta mang đi rửa lại rồi tiến hành mổ bụng lấy hết ruột gan, nội tạng ra ngoài. Có thể dùng kéo hoặc dao để mổ miễn sao không làm thủng hay đứt ruột để tránh những chất bẩn trong ruột chảy ra.
– Phần nội tạng của chim chúng ta chỉ giữ lại mề, tim, gan, trứng các phần khác bỏ hết. Làm sạch chúng thật kỹ riêng lòng mề ta phải bóp với muối ăn để đảm bảo vệ sinh tránh bị nhuyễn giun, sán.
Bước 3: Ninh cháo cùng đậu xanh, hạt sen– Trước hết ta đổ gạo tẻ cùng gạo vào nồi trộn đều nhau rồi vo thật sạch, trong quá trình vo ta chú ý nhặt sạn và các hạt thóc còn lẫn trong gạo.
– Hạt sen, đậu xanh cũng vo, đãi sạch để loại bỏ hết sạn, tạp chất bẩn.
Bước 4: Xào chín thịt chim bồ câu– Trong thời gian chờ đợi nồi cháo của ta chín nhừ, các bạn tranh thủ bắc một cái chảo nhỏ lên bếp ga rồi cho hành khô băm nhỏ cùng một chút dầu olive vào phi đến khi dậy mùi.
– Tiếp đến ta trút hết phần thịt bồ câu vừa ướp vào đảo đều và xào cho tới khi thấy thịt chim săn lại là được, ở cách nấu cháo chim bồ câu này ta nhớ đừng xào thịt chín quá sẽ khiến chúng bị dai mất ngon, vừa chín tới thôi nha.
Bước 5: Thực hiện nấu cháo chim bồ câu ngon bổ– Khi nồi cháo đã được ninh nhừ thì ta trút một nửa số thịt bồ câu vừa xào vào, giữ lại số còn lại để tí nữa khi cháo ta sẽ cho vào sau. Đun cháo sôi thêm khoảng 5 đến 7 phút để thịt chim và cháo được đậm đà hơn.
– Khi cháo đã đạt yêu cầu thì ta dùng vá vớt hết các khúc xương bồ câu ra một cái tô khác. Đồng thời cũng hớt hết phần hạt hạt sen ra để giã thật nhỏ rồi cho vào nồi khuấy đều cùng với cháo.
– Sau cùng chúng ta cần phải nêm lại các gia vị sao cho nồi cháo đậm đà hợp khẩu vị thì tắt bếp, bắc xuống múc cháo ra tô rồi mời mọi người cùng thưởng thức món cháo bồ câu bổ dưỡng này.
Lưu ý khi làm món cháo chim bồ câu– Ta phải chọn được những con chim bồ câu mới ra ràng, thịt sẽ mềm, ngọt, bổ dưỡng hơn các loại khác.
– Khi làm thịt chim ta tuyệt đối không được cắt tiết vì máu của chim bồ câu chứa rất nhiều chất bổ.
– Khi mổ ta chú ý làm thật cẩn thận tránh àm vỡ ruột chim, để tránh phải rửa đi rửa lại nhiều lần làm mất chất dinh dưỡng cần thiết.
– Băm nhỏ thịt chim nếu nấu cho trẻ nhỏ ăn.
Yêu cầu thành phẩm của món cháo chim bồ câu– Vị cháo rất ngọt và thơm ngon rất dễ ăn, ngay cả các bé biếng ăn cũng không thể từ chối được món cháo này.
Video hướng dẫn cách nấu cháo chim bồ câu thơm ngon cho bé 7 tháng tuổiCác bạn thấy không chúng tôi vừa thực hiện xong cách nấu cháo chim bồ câu cực kỳ hấp dẫn đơn giản mà ai cũng sẽ rất thích. Và một điều đặc biệt là thực hiện rất nhanh và đơn giản là bạn đã có ngay thành phẩm là món cháo chim bồ câu hấp dẫn cho các thành viên trong gia đình mình rồi. Chúc cả nhà ngon miệng!
Cách Nấu Cháo Chim Bồ Câu Cho Bé Ăn Dặm 7 Tháng Tuổi
4 cách nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi
Chim bồ câu là một loại gia cầm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong thịt chim bồ câu có chứa nhiều Protein có tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu ở mức thấp, phù hợp với chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
1. Cháo chim bồ câu, đậu xanh, hạt sen rau mồng tơiNguyên liệu: Cách nấu cháo chim bồ câu đậu xanh, hạt sen
Lưu ý: Đậu xanh và hạt sen mẹ đem ngâm trong nước khoảng 2-3 giờ trước khi nấu.
Bước 1: Nước đun sôi rồi cho chim bồ câu vào luộc chín.
Bước 2: Chim bồ câu chín thì vớt ra, để nguội rồi tách lấy thịt. Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy khả năng ăn thô của bé.
Bước 3: Gạo và đậu xanh mẹ đem rang sơ qua trước khi cho hỗn hợp gạo và đậu xanh, hạt sen vào nồi nước và hầm trong khoảng 3-4 giờ.
Bước 4: Rau mồng tơi và hành khô mẹ đem thái nhỏ. Phi thơm hành tìm bằng dầu ăn dành riêng cho bé (không dùng mỡ động vật). Sau đó cho thịt chim bồ câu vào xào thăn.
Bước 5: Cháo chín nhừ, mẹ cho thịt chim bồ câu vào nồi cháo, đảo đều và đun tới sôi.
Bước 6: Cho rau mồng tơi đã thái nhỏ vào nồi và đun thêm khoảng 5-7 phút để cho rau chín là mẹ có thể tắt bếp, mức cháo ra bát, đợi nguội bớt và cho bé ăn được rồi.
2. Cháo chim bồ câu đậu xanh cho bé ăn dặm
Chim bồ câu đã sơ chế sạch sẽ
Đậu xanh cà vỏ
Gạo tẻ
Một vài lát gừng
Hành lá và hành tím
Cách nấu cháo:
Bước 1: Nấu cháo cho bé, sử dụng 30gr đậu xanh nấu với 80gr gạo bởi nếu cho nhiều đậu xanh quá thì cháo sẽ bị đặc, bé sẽ bị ngán ăn.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi áp suất, cho thêm nước và ninh cháo tới chín nhừ. Mẹ có thể ninh cháo bằng nồi nấu cháo, nồi cơm điện…
Bước 3: Hành lá và hành củ sau khi rửa sạch mẹ đem băm nhỏ.
Bước 4: Khi cháo chín, thịt chim bồ câu cũng chín nhừ. Mẹ lấy chim bồ câu ra, để nguội rồi xé phần thịt, đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy khả năng ăn thô của bé.
Bước 5: Phi thơm hành tím rồi cho thịt chim bồ câu vào xào.
Bước 6: Cho phần cháo phù hợp với mỗi bữa ăn của bé vào nồi, cho thêm 1 lượng thịt chim bồ câu tương ứng. Nếu thấy cháo quá đặc mẹ có thể cho thêm một chút nước. Khuấy đều và đun tiếp tới khi cháo sôi trở lại.
3. Cháo chim bồ câu khoai vàng và bí đỏNguyên liệu:
Chim bồ câu: 1/2 con, chỉ lấy phần thịt ức mềm
Gạo tẻ để nấu cháo
Khoai vàng
Bí đỏ
Rau dền
Bước 3: Khi cháo chín nhừ, thịt chim bồ câu chín mềm mẹ vớt chim ra, gỡ lấy thịt rồi băm nhỏ hoặc xé nhỏ (tùy độ tuổi của bé).
Bước 4: Lấy một lượng cháo phù hợp với 1 lần ăn của bé vào nồi, cho phần thịt chim vừa băm nhỏ vào. Tiếp đến cho thêm bí đỏ và khoai vàng vào nồi cháo, đảo đều tay và đun tới sôi. Nếu cháo quá đặc mẹ có thể cho thêm một chút nước. Sau cùng cho rau dền vào và đun tiếp tới khi rau dền chín.
Bước 5: Cháo chín, mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát và cho thêm một chút dầu dành riêng cho bé để bé dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
4. Cháo chim bồ câu, đậu xanh và súp lơ xanhBước 2: Súp lơ xanh đem hấp chín rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Lấy phần nước hầm chim bồ câu đem nấu cháo. Cháo chín thì mẹ cho phần thịt chim bồ câu và bông cải xanh đã xay nhuyễn vào. Đun tiếp tới khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 4: Cho cháo ra bát, cho thêm một thìa cà phê dầu Oliu vào cháo, đảo đều để bé dễ hấp thu hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Bồ Câu Non ( Từ 1 Tới 60 Ngày Tuổi ) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!