Bạn đang xem bài viết Cách Lên Lửa Cho Chim Họa Mi Xong Lông ( Cám Chim Đất Việt ) được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Về cơ bản để 1 chú Họa Mi đạt được yêu cầu của chủ nuôi thì nó phải là sự tổng hòa của nhiều yếu tố cơ bản như : Tố chất chim, Cách nuôi, môi trường nuôi, nguồn thức ăn, thời gian…
1.Giai đoạn xong Lông ( Vào lửa cho Họa Mi ) Với chim thuần.
Quan sát chim xem đã ôm lông – khô lông thực sự chưa – Phân khô để bắt đầu chế độ chăm sâu sắc hơn ( Phân tốt là ko được khô quắt quá và cũng ko ướt quá mà có độ ẩm mềm vừa phải ). Video tham khảo : https://youtu.be/jVJ8Yb5S1Pc
Chế độ ăn : Cám vẫn giữ nguyên chế độ ( Nếu bạn đang dùng Cám Đất Việt – Cám Họa Mi Đất Việt và thực tế thì cũng ko cần dùng nhiều mồi tươi. Quan điểm nếu chim điều bằng cám tốt sẽ ổn định hơn rất nhiều nếu điều bằng mồi tươi. Nếu bạn nuôi tốt đều tay trong quá trình thay lông thì chim sẽ không bị tụt lực nhiều để đến khi lông khô là chim tự động lên căng hót lại đều đều nên nuôi sẽ rất nhàn. Video thực tế : https://youtu.be/QLjFEcEpbKo
+ Tắm nắng sáng tùy vùng miền ( 7h-9h ) – lưu ý nắng nhẹ – Quan điểm nắng là lửa là năng lượng cần thiết để chim công lực tự nhiên )
+ Tắm nước vào buổi chiều ( sau 12h tùy điều kiện của ae ) tránh trưởng hợp tắm khô tắm cóng khi tham gia thi đấu vào khung giờ buổi sáng , tắm đều là điều hòa cơ thể chim sảng khoái tinh thần tốt chim khỏe mạnh hơn rất cần thiết ).
Chế độ ngủ : Từ 17h30 nên chùm kín áo đẻ chim ngủ nơi yên tĩnh. Ngủ qua đêm tĩnh là lúc dưỡng khí cho chim sung mãn hơn vào hôm sau và chim khỏe , lửa đều trong suốt chặng đường dài , lên lửa nhanh.
2. Tập hót bài cho chim ( Tập cho cả chim hót nhà & Chim hót giàn ) :
Lúc này chim khô lông hẳn các bạn luyện hót ở nhà bằng cách : Đặt chim dưới đất và Ốp mi mái lúc này ( Chủ chim tập gọi mồm ” bập bập – huýt sáo ” và bật tiếng chim ( tiểu mi, sơn ca, khướu, chòe… ) để chim hót bài. Lưu ý : không nên sùy mái để chim hót gắt hoặc bật tiếng chim đấu quá sung làm chim ngợp hoảng khi mới khô lông. Video thực tế : https://youtu.be/3yevZ_tJDuk
Hoặc vào buổi sáng bạn hãy tìm 1 không gian yên tĩnh ( thực tế hiệu quả nếu ở cái khu đất trống, cánh đồng, sườn đê, khu đô thị rộng vào buổi sáng… là không gian lý tưởng để chim hót ), bung áo lồng treo chim lên cây để chim hót 1 mình và các bạn có thể mở thêm tiếng chim tiểu mi, chòe than, chòe lửa, khướu … để chim hót đấu lại .
+ Video thực tế : https://youtu.be/BcJ0mTUJmSs
+ Video thực tiếng gọi : https://youtu.be/AZr1x-4b4lY
Sau khi bung áo tập hót xong chim sẽ nhạt điện dần đi, và nhảy, bạn hãy che 2/3 áo lồng lại và treo hoặc đặt nơi yên tĩnh tại nhà chim sẽ chơi nhẹ lai dai trong đó. Với họa mi nếu mở áo lồng cả ngày dễ có hiện tượng tượng nhảy nhiều mất lửa ( trừ 1 số con cá biệt rất lũa thuần chim và ở môi trường lý tưởng ). Video thực tê : https://youtu.be/iAckgPE7RGM
Lưu ý : Cách 2- 3 vài ngày chúng ta tập luyện hót 1 lần ( Không nên ngày nào cũng tập – Bởi phải để thời gian cho chim tự hót tập bài ).
Bạn cảm thấy sau nhiều lần tập luyện thấy chim bạn đã khô hẳn lông hót có bài bản và chim tự tin treo lên chim tự tin hót 1 mình là tốt. Thời gian tập tăng dần mỗi ngày. Sau đó về các bạn lại che 2/3 áo lồng treo yên tĩnh 1 chỗ chim hót lai dai ở nhà các bạn . Về cơ bản bước đầu khi mới thay lông như vậy là tạm ổn . Video tham khảo : https://youtu.be/dcSf97HvcuQ
+ Và sau mỗi lần tập luyện chủ chim hãy cho chúng ăn 1 con mồi tươi ( dế, cào cào, hoặc sâu … ) đây là phần thưởng tâm lý cho chim rất quan trọng
. Lưu ý: Không cần phải ngày nào cũng tập luyện hót như vậy và ko nên như vậy mà hãy xen kẽ để cho chim có những ngày nghỉ. Khi có lửa chim sẽ dần thành thói quen bung áo lồng là hót, hoặc tự hót vào mỗi sáng, hoặc chủ chim bập mồm huýt sáo là hót . Và nuôi hót nhà thì nuôi kèm mái cũng tốt – là công cụ hỗ trợ giữ thung cho trống luôn căng .
Vậy là các bạn cứ nuôi thong thả đều đều là chim có lửa đều ổn định.
3. Chế độ nuôi mi hót đấu giàn
Không nên thay đổi lồng nuôi nhiều ( Có những chú chim khó tính lũa lồng nếu thay lồng chim có thể giảm nhiệt chơi ).
Giữ nguyên chế độ cám ( Nếu đang sử dụng Cám Mi Đất Việt – Cám Đất Việt ổn định quanh năm ). Video thực tế : https://youtu.be/2m9zsZIkfu4
Nếu lần đâu đi dãi giàn có thể đặt dưới đất hoặc treo cao ở xa để chim làm quen áp lực, hoặc bạn cũng có thể mang con mái đi theo để ốp trước khi treo giàn trấn tĩnh tinh thần. sau 1-2 lần chim có thái độ đấu tốt hãy cho chim vào đúng cự ly đấu giàn để tập luyện.
Chế độ giãi giàn : thực tế từ 5-7 ngày 1 lần và mỗi lần tăng dần thời gian đấu giàn để chim làm quen áp lực thi đấu.( Ví dụ lần đầu 30p, lần sau 1h, lần tiếp 2h, … Tuyệt đối thời gian giãi dàn nên ổn định dài , không thay đổi thất thường để chim quen nhịp đấu 2h-3h đồng hồ … ). Video Chung kết thi họa mi thực tế : https://youtu.be/3-F635fLMs0
Thay đổi các điểm giàn dãi và vị trí treo lồng dãi đấu để chim thích nghi mọi địa bàn thi đấu và tránh việc chim ” bắt mặt ” con trống bên cạnh dễ xảy ra hiện tượng sục đánh.
Thực tế nếu mi trống đã có lửa – đã tương đối căng chúng ta nên nuôi độc thung ( 1 mình 1 nhà ) để chim có nết chơi tốt hơn – góp phần hạn chế đấu sục. Nếu dùng mái nhiều chim trống căng nhưng ” căng sổi ” độ bền chơi ko cao – khó có thành tích,( Nếu có dùng mái thì 1 tháng /1 lần – hoặc chỉ trước khi đi thi đấu hãy ốp mái 1 chút hoặc để mái ngủ cạnh lồng qua đêm. Điều này phụ thuộc đặc điểm cá tính từng con mà chủ nuôi cần quan sát đánh giá để đưa ra phương pháp tối ưu cho chim của mình. Video thực tế : https://youtu.be/EqiwY7g95Gs
Luôn che áo lồng 2/3 kể cả chim đã thuần, tránh nhảy nhiều hoảng loạn , ko tĩnh chim sẽ ko thể lên điện đều được. Tuy nhiên lưu ý : Không dùng biện pháp che áo tối ủ áo để chim căng lên lửa – đây chỉ là giải pháp tạm thời căng sổi ko ổn định. Nếu có địa bàn tốt vẫn che áo lồng nhưng mở rộng áo chút hoặc áo lồng có độ dày vừa phải có màu cân bằng ánh sáng tốt thì tốt nhất ( ví dụ màu đỏ, hoặc áo 3 khoang cũng là gợi ý hợp lý … ). Video thực tế : https://youtu.be/-2j28mLUkZo
Có thể tập lực bằng lồng chạy đất hàng tuần : Video thực tế : https://youtu.be/uPpXLXGM97w
Thực tế nếu nuôi chim hót thi đấu thì ko nên để chim hót lai dai cả ngày như vậy chim sẽ ko chơi nhiệt khi đến ngày dượt đấu và thực tế có những chú chim thi giải ở nhà ít hót nhưng khi ra giàn lại hót rất bài bản và bệt cầu . Video mi của Cám Đất Việt : https://youtu.be/s3esEV9MpJM
XEM THÊM TẠI :
+ Kênh youtube ” Cám Chim Đất Việt ” : https://www.youtube.com/channel/UC3qlSJKr_YUb_-jlCICfZVg?view_as=subscriber
+ Website : http://chimcanhdatviet.com/
+ Facebook : Cám Chim Đất Việt : https://www.facebook.com/hoangthithuyduong1989
+ Fanpage 1 : https://www.facebook.com/camchimvietnam/?modal=admin_todo_tour
+ Fanpage 2 : https://www.facebook.com/datvietcam/?modal=admin_todo_tour
Địa Chỉ : DĐ 0908070555 / 0944114410 – Ngõ 274/29/7 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội .
Cách Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Cơ Bản ( Chim Cảnh Đất Việt )
Submitted by admin on Tue, 02/28/2017 – 21:27
VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC CHỌN VÀ CHĂM SÓC CHIM HỌA MI
Chim Cảnh Đất Việt chào các bạn !
Mình yêu thích chim cảnh đặc biệt là loài chim Họa Mi, qua thời gian trải nghiệm và học hỏi được từ các bạn cùng đam mê , cùng với quan điểm của mình ” mỗi một lần chia sẻ là một lần học được ” , nay mình xin ” ghi bút ít chữ ” cùng các bạn yêu thích chim cảnh nói chung và đam mê chim Họa Mi nói riêng những điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi chim Họa Mi từ mọi miền tổ quốc. Chia sẻ mang tính cơ bản cá nhân nên chủ yếu dành cho các bạn mới tiếp cận với loài chim này, còn các Anh em đã có kinh nghiệm sâu sắc hơn đọc bài này có gì sai xót xin ae lượng thứ và bổ sung giúp mình để chúng ta cùng hoàn thiện nghệ thuật chơi họa mi.
Thú chơi này thực sự là vô vàn cũng chỉ vì đam mê mỗi cá nhân có cảm nhận riêng, càng tìm hiểu càng nuôi càng chơi thì lại thấy mình còn thiếu nhiều và muốn học hỏi nhiều hơn nữa, bài viết cũng với mục đích chủ yếu giao lưu học hỏi chia sẻ cùng tất cả ae đam mê. Một lần nữa xin cảm ơn ae đã quan tâm tới bài viết này . Thân ái !
1. VẤN ĐỀ HỌA MI THUẦN :
NHIỀU CLIP XEM TẠI KÊNH : https://www.youtube.com/c/ChimC%E1%BA%A3nh%C4%90%E1%BA%A5tVi%E1%BB%87t/videos?view_as=subscriber
Video thực tế 1 : https://youtu.be/iAckgPE7RGM
video thực tế 2 : https://youtu.be/2PwAnzEFXyw
VIDEO THỰC TẾ 3 : https://youtu.be/-2j28mLUkZo
VIDEO THỰC TẾ 4 : https://youtu.be/w52Mrq1aems
Chăm sóc Họa Mi thuần.
Các bạn ạ , Mình vừa nuôi vừa bán chủ yếu là chim Họa Mi, cũng đi bắt trực tiếp tại các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình…, bắt lại của Ae chơi tại nhà, tại giàn thi đấu, bắt lại của dân buôn Họa Mi, bắt của Ae thân thiết … Nói chung từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình mua ở các tỉnh xa bản thân đã kiểm tra xem kĩ trực tiếp chim đấu hoặc hót tốt nhưng khi về nhà mình vẫn gặp phải trường hợp ( Chim hoảng loạn, bỏ hót, hót ít, có con xù đầu, có con nghe tiếng mái cũng xù, có con cứ thấy chủ là xù… ). Đúng là lòng chim dạ cá mà sao mà bắt chúng theo ý con người được. Vậy vấn đề ở đây là gì đây ?
Thực tế Họa Mi bản tính khá dữ dằn trong tự nhiên chúng ta đều biết chúng thường chiếm giữ một vùng lãnh thổ riêng mà ae thường gọi là ” Chiếm thung ” do đó khi con chim nó đã quá quen trong chiếc lồng cũ nó ở, quá quen với nơi ở cũ của nó… vân vân… nên khi chuyển qua nơi ở mới với những con chim chưa có độ ổn định, ” tâm lý ” của nó chưa sẵn sàng rất có thể nó sẽ hoảng loạn là điều đương nhiên.
Tiếp nữa là chúng ta đều biết Họa Mi sống theo cặp cũng khá chung thủy và theo mình thấy chúng còn khá ” kén chọn ” bạn đời của nó nữa đó. Do vậy, khi ở chỗ cũ con trống ở kèm con mái mà nó yêu thích thời gian dài rồi nên khi chủ chim mua về mà không có ” bạn đời mà con trống yêu thích thì rất có thể con trống sẽ giận dỗi mà xù đầu đó ” – tức là mi trống sẽ tụt lửa nếu không hợp con mái mới trong nơi ở mới .
Lí do nữa là chúng ta chủ quan trong việc vận chuyển chim đi xa đó là : Dùng tay bắt lùa chim, hộc vận chuyển quá bé, đi đường quá xa và sóc nảy va đập mạnh, hoặc hết nước uống… cũng là nguyên do là những chú chim thuần thuộc của chúng ta vốn chưa ổn định về tâm lý thì lại càng thêm hoảng loạn.
Cũng có thể do cái tính, cái nết của con chim đó nó còn chưa mạnh bạo, chưa bản lĩnh, còn non rừng chăng ?
Thực tế , Có nhiều Anh em cho rằng khi vận chuyển chim nơi xa về nên ốp mái ngay để giữ lửa… Đây cũng là một gợi ý hay đấy và đúng là có tác dụng thật Nhưng theo mình thấy rằng không phải con mi nào dùng cách này cũng được cũng thành công các bạn à khi chúng ta vận chuyển chim về tới nhà sau quãng đường dài thì không nên ốp chim khác để thử ngay ( kể cả chim mái, hoặc chim trống cũng không nên ốp để nhìn thấy nhau ngay ). Tại sao vậy ? Đó là việc chim trống mới về còn chưa quen nếu ốp ngay chim trống với chim trống rất có thể con chim mới của chúng ta mới mang về sẽ sợ sẽ chột và thua ngay vì nó còn yếu và con Mi cũ của ta đã chiếm thung và đã quen với môi trường, đây là hiện tượng ” Ma cũ bắt nạt ma mới “. Thêm nữa, có nhiều Ae nghĩ rằng khi mua họa mi trống về thì thả vô lồng là để con mái bên cạnh ngay để chấn tĩnh tinh thần cho chim đỡ hoảng sợ thì có lẽ chỉ có tác dụng với 1 số con thôi chứ bản thân mình gặp rất nhiều trường hợp ốp chim mái ngay thì Mi trống mới về mà điện kém hay đang hoảng thì vẫn có thể bị bù xù đầu bình thường vì con mi mái có con rất dữ mà lại không hợp trống nữa thì ôi thôi xong hỏng luôn con trống mới về rồi và có những con tới vài hôm sau nuôi lại bình thường.
Tiếp nữa là vấn đề ăn uống, phần lớn chim Họa Mi chúng ta bắt trên vùng xa nơi bà con ta nuôi nước suối, cám ngô, cám gạo, cám gà… nên nếu cẩn thận các bạn có thể lấy nước trên vùng chúng ta bắt chim đó một chút thôi về cho chim uống vài bữa cho quen, kể cả đồ ăn cũng vậy. M thấy phần lớn thì Họa Mi về dưới xuôi đều thích nghi dễ dàng tuy nhiên có những cón khó tính đó là chúng ta làm cám ngon hạt có màu nâu đen khi cho chim ăn chim ko quen và ko ăn luôn, đến khi m cho ă cám gà màu vàng là nó ăn ngon lành , trường hợp này m đã gặp rất nhiều, do vậy chủ chim cần để ý trường hợp đặc biệt để tránh để chim đói quá đẽ tụt lửa .
Chim đã thuần thì có lẽ không còn nhảy nhiều nữa nhưng chúng ta vẫn cần chú ý dùng áo lồng vải tối màu cho chim đi ngủ đúng giờ, tầm 17h hơn là chúng ta trùm áo để chim nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngủ và tránh lỗi khi trời nhá nhem tối. Có nhiều ae vì điều kiện công việc treo chim trên sân thượng buông áo cả ngày cả đêm thực ra thì cũng ko sao nhưng con chim sẽ ko được an toàn hoặc sẽ ko căng vì nó chơi hót lai dai suốt. Vấn đề này cũng tùy cách chơi của ae chúng ta lựa chọn. Vấn đề này m sẽ chia sẻ bằng video clip trên kênh youtobe ” Chim Cảnh Đất Việt ” hoặc Zalo/Facebook ” Chim Cảnh Đất Việt “. Thì ae dễ nhìn hơn về cách che bum áo lồng.
Vậy để khắc phục được những vấn đề trên chúng ta cần chú ý điều gì ?
Theo Mình nên :
Dùng hộc lồng nhỏ vừa kín vận chuyển nhẹ nhàng an toàn tránh va đập
Chú ý thức ăn nước uống trong quá trình vận chuyển
Cố gắng khi chim về đến nhà để chim yên tĩnh 15 – 30p, sau đó thả chim vô lồng che gần kín, để yên tĩnh 1 chỗ để chim nghỉ ngơi ăn uống 1- 2h.
Không nên nhòm ngó quá nhiều khi chim mới về hãy cứ để im cho nó nghỉ đặc biệt là chủ chim. M thấy nhiều bạn mua con chim về xong háo hức quá cứ nhòm ngó liên tục chim sợ hoảng mà tai hại là hoảng sợ luôn cả chủ.
Hạn chế tối đa tiếng con mi trống khác hót to đề con mi trống mình mới bắt về, nên để cách xa nhau.
Sau tầm 1 – 2 ngày bạn có thể cho chim tắm và có thể ốp mái gần một chút vài phút rồi bỏ ra.
Với những con mi thuần tụt lửa : 1 là cố gắng nuôi 1 mình nó 1 thung ( 1 NHÀ – 1 KHÔNG GIAN RIÊNG ĐỂ KO BỊ ĐÈ ÉP ) ko nuôi cùng mái hoặc trống khác 1 thời gian dài HOẶC NUÔI RIÊNG NÓ TRONG LỒNG CHẠY ĐẤT CŨNG LÀ GỢI Ý HAY VỰC LỬA NHANH HOẶC 2 LÀ CÓ THỂ sử dụng 2 mái để ốp, và cố gắng tìm ra một con mái hợp với con trống mới về, điều này quan trọng lắm. NHƯNG DÙNG 2 MÁI NHƯ CON DAO 2 LƯỠI CÓ THỂ LÀM TRỐNG QUÁ YẾU QUÁ SỢ DẪN ĐẾN BÙ ĐẦU. DO VẬY CẦN KHÉO LÉO NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG CHIM
Họa mi Mái cần chọn dáng đẹp, nhỏ gọn, mái múa bung cánh múa và đuôi rung dập vẩy lên xuống như bài múa điệu uyển chuyển làm Mi trống nhìn thấy mê vẻ dịu dàng và đẹp của nàng Mi. Mi mái sùy toe vừa phải chứ ko cần sùy toe quá nhiều mà sùy nhiều thực cũng ko tốt, quan trọng là sùy có thời điểm và có điểm nhấn. Mi Mái chủ yếu phải kêu ” rên ri ti rích ” làm trống phấn khởi rạo rực khi nghe thấy mà hót thể hiện với nàng mái , thể hiện với các con trống khác ra oai chiếm mái và lãnh thổ. Mi mái khéo là một trong những bài vực lên lửa cho chim Họa Mi nhanh nhất !
Hãy sử dụng loại thức ăn với nguyên liệu tự nhiên để chim khỏe mạnh thực sự căng đều tự nhiên mà không kích công lên nhanh mà hại chú chim yêu quí của bạn .
Hoặc các bạn có thể sử dụng lồng chạy đất để tạo dựng ko gian tự nhiên , rộng dãi để vực lửa cũng là 1 gợi ý hợp lý đấy. Kích thước lồng chạy đất trung bình khoảng 1.2m trở lên 1.5m có dải đất cát đá sỏi và đặt nơi yên tĩnh
2. VẤN ĐỀ CHIM HỌA MI MỘC – Kĩ Thuật Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Mộc Cơ Bản ( chúng tôi )
01. Chọn Chim :
Videoclip thực tế chọn chim họa mi : https://youtu.be/LXq1TZgDrGE
+ Ưu tiên chọn những em nhảy khôn ( tức là biết giữ mặt giữ lông ngay từ đầu . Hoặc những chú chim đã qua nuôi dưỡng từ 2 – 4 tháng. ( Tuy nhiên Họa Mi bổi có sứt mặt chút cũng là chuyện thường ).
+ Ưu tiên những con lông đầu mỏng, sáng, có tuổi rừng, không phá đuôi, mặt, giọng trong, mắt dữ, mỏ thẳng, mỏ nhọn, mỏ mỏng….
02. Lồng nuôi :
+ Lồng tròn : Sử dụng loại lồng thổ hoặc lồng kích cỡ vừa phải ( Không to quá vì bổi nhảy loạn – ko nhỏ quá dễ sinh lỗi ) – Thường dùng size 32 – 34. Sử dụng áo lồng dầy tối màu che 2/3 lồng. Lồng đặt dưới đất hoặc ép sát tường với độ cao từ mặt đất lên khoảng 1m hoặc 1m2… ( Không nên treo chim bổi quá cao vì càng cao nó càng nhảy khỏe & Không nên để chim nơi quá đông người đi lại chim hoảng loạn quá mức mà sinh lỗi.
+ Lồng vuông : Có thể lồng vuông nan thì dùng thêm áo lồng hoặc hộc kín 3 mặt ( kích cỡ 25×25 …)
03. Thức ăn : Chim mộc chỉ cần cho ăn cám cò, gà, vịt, ba vì …. và mồi tươi .Sau vài tháng ổn định có thể cho chim ăn cám Tốt hơn. Lưu ý theo dõi quá trình đổi cám cho chim.
04… Nuôi dưỡng :
VIDEO THỰC TẾ : https://youtu.be/oN1p9W1uwL0
Nên cho chim đi ngủ che áo lồng kín từ 17h ( 5h chiều ) hạn chế lỗi . Sáng dậy , trước khi mở áo lồng nên đánh thức chim bằng tiếng huýt sáo để tránh chim giật mình hoảng .
+ Mỗi ngày nên cho chim sang lồng tắm để tắm cho chim ( Chim nhanh hót nhanh thuần ). Clip thực tế : https://youtu.be/CYVF_0EAgXw
+ Khi mới tắm xong lông còn ướt là lúc chủ chim tập gần gũi với chim : Mỗi lần dùng kẹp gắp 1 con sâu hoặc 1 con dế thả vào lồng cho chim ăn. Chim dễ quen chủ.
+ Có thể cho chim nhịn đói 2h đồng hồ cho ăn 1 lần ( lưu ý để chim dã cách độ nhịn vừa phải KHÔNG ĐỂ ĐÓI QUÁ dễ làm chim tụt lửa )
+ Chủ chim tập gọi chim hót bằng cách bật tiếng chim yến, chim chòe… kết hợp gọi miệng . clip thực tế : https://youtu.be/hDSQkT7rMq8 .
+ Dùng cầu nứa, cầu mài để mài móng cho chim
( Chim Cảnh Đất Việt – SĐT 0944114410 / 0908070555 – Hà Nội ) .
THÂN ÁI !
Chim Cảnh Đất Việt sẵn sàng chia sẻ – học hỏi – kết nối với tất cả mọi người theo DĐ/Zalo/Facebook ” Chim Cảnh Đất Việt ” – 0944114410 – .
Hà nội, ngày 01 tháng 02 năm 2018
Like fanpage :https://www.facebook.com/camchimvietnam/?modal=admin_todo_tour
Kênh youtube :https://www.youtube.com/channel/UC3qlSJKr_YUb_-jlCICfZVg?view_as=subscriber
Zalo : Chim Cảnh Đất Việt – Tìm bằng SĐT 0944114410 / 0908070555
Website : chúng tôi
Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Nhanh Và Bền Nhất
Để nuôi được Họa mi nhanh thuần và nhanh lên lửa thì trước hết người nuôi phải hiểu được đặc tính chung của Họa mi. Tiếp theo là quan sát theo dõi để hiểu rõ được tính nết của chim Họa mi mình đang nuôi thì mới phát huy được khả năng và biết chim chơi ở dạng nào.
Đặc tính của Họa mi ở rừng, nơi hoang dã là chúng hót liên tục, hót suốt năm, bất kể mùa nào và đặc biệt có thể nhái được giọng của các loài chim khác và cả đồng loại của chúng. Khác với các loài chim Chích chòe, chim Chào mào, Khướu…chỉ hót vào mùa xuân và mùa sinh sản nhưng Họa mi thì có thể hót bất kì mùa nào.
Khi xách lồng chim, có gắng xách ngang tầm ngực, nhìn từ trên nhìn xuống chú chim sẽ không sợ. Giống Họa mi bao giờ cũng nhảy thốc thốc, nhảy ngược lên nếu xách mà giờ cao qua đỉnh đầu để tiện quan sát thì chim sẽ hoảng loạn, nếu là 1 chú chim mộc có thể nhảy toét đầu. Vì khi chim có tâm lí sợ hãi thì sẽ không có tâm trạng để chơi.
Khi di chuyển lồng chim 1 đoạn xa mà chim đang hót nên chùm kín áo lồng, thậm chí là chùm cả đáy lồng để chim không bị tụt lửa. Nhất là khi treo chim mà để 1 con chim khác ở đấy trước và nó đã hót căng rồi thì khi treo chim vào sẽ bị yếu thế ngay nên chú ý phải tạo lợi thế tốt nhất cho con chim.
Nếu là chim mới về về thì cho kè canh 1 con chim mái để có lửa và quan sát thái độ của chim. Nếu con mái làm con chim hót theo thì cứ để cho nó hót còn nếu thấy hiện tượng đứng lồng, chưa thấy hót thì cho chim nghe những tiếng chim đã thu sẵn trong điện thoại. Có nhiều con khi kích bằng tiếng mái chưa hót ngay vì vẫn còn lạ và lạ với con mái (có thể chủ cũ đã có mái rồi). Nếu kích bằng tiếng mái chưa hót được thì khích bằng tiếng trống, chú ý là tiếng trống hót yếu.
Nên treo chim sát vào góc tường bởi vì sẽ không có thứ gì tấn công từ đằng sau, chim có điểm tựa, treo ngang tầm ngực và treo lồng chim mái ở dưới, che đáy lồng để 2 con chim không nhìn thấy nhau. Khi chim được treo ở 1 không gian yên tĩnh và không có bất kì thứ gì bên ngoài tác động vào làm chim sợ hãi, hoảng loạn chim sẽ ủ được lửa tốt.
Thức ăn thì nên cho ăn cám gà, phân ra sẽ đẹp. Cho ăn cám nào thì ăn nhưng phân phải đẹp, khuôn và khô, không nên cho ăn cám kích hoặc cám nặng ở giai đoạn này. Tuyệt đối không đổi cám vì nếu lạ vị cám chim sẽ ăn ít đi ảnh hưởng đến sự phất triển của chim về lâu dài. Mồi tươi cho ăn ít. Tắm nắng và tắm nước 2 lần/ 1 tuần là đủ.
Cố gắng tranh thủ thời gian buổi sáng trước khi đi làm hoặc buổi chiều sau khi đi làm về từ 5-10 phút xách con chim của mình ra sân, để con mái bên cạnh( nhớ là che áo lồng không cho thấy) nếu không có mái thì bật tiếng mái ở điện thoại lên cũng được. Tiếp sau đó thì bật tiếng mi đực hót đấu con mi của mình sẽ ganh mái giữ mái và hót đấu theo con mi . Các bạn có gắng dượt đều đặn như vậy là chú chim yêu quý sẽ căng lửa đều và hót hay hơn.
Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi Khi Thay Lông
Trung bình Họa mi ngoài tự nhiên thay lông bắt đầu từ cuối tháng 9 âm lịch đến cuối tháng10 âm lịch, đối với những con nuôi trong lồng con thay sớm thì vào tháng 7 âm lịch, muộn hơn vào tầm cuối năm. Họa mi mỗi năm có 2 lần thay lông, lần thứ hai sẽ vào cuối tháng 2 âm lịch. Quá trình thay lông mất từ 3-5 tháng tùy vào từng con.
Nếu nuôi chim thay lông mà thấy lẻ tẻ, vài cái một mới là chuẩn chứ không nên ép chim rụng lông trút hết một loạt để cho nhanh thì con chim sẽ rất yếu, cứ để thay tự nhiên kết hợp với chế độ chăm sóc tốt chim sẽ bền, chơi được lâu, ổn định. Dấu hiệu nhận biết là khi lông Họa mi bắt đầu mở(xác), quăn, lông nhìn như cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, màu mắt nhạt…
Cần cho chim tắm thường xuyên, hằng ngày để sạch các tế bào lông chết, mới ra đẹp lông đẹp đồng thời vệ sinh chuồng sạch sẽ, đừng để chim ngửi thấy mùi phân của chính nó như vậy sẽ làm chim bị mệt và yếu.
Tiếp theo là chế độ phơi nắng buổi sáng. Phơi nắng buổi sáng khoảng từ 6h-7h tầm từ 10-15 phút kèm với việc treo lên cao cho chim hót và cho ăn mồi tươi (tầm 2 con dế). Nếu mùa hè nắng gay gắt tuyệt đối đừng tắm cho chim vào buổi trưa sẽ dễ bị cảm lạnh, nên tắm nước vào khoảng 4h-5h chiều, đợi lông khô hẳn mới được chùm kín áo lồng.
Chim thay lông thì bao giờ đi ngoài phân cũng hơi nát, lỏng hơn chim căng lửa nên mồi tươi cho ăn vào tầm buổi sáng hoặc muộn nhất là trưa, từ chiều sẽ cho ăn cám để chim ra phân khô. Trường hợp thấy phân nát quá cho chim uống nước chè xanh pha loãng cho vào cóng nước.
Nên cho ăn cám có nhiều chất xơ như cám gà con, cám cò trứng hoặc ngô trứng. Mồi tươi có thể cho ăn dế, cào cào, châu chấu, giun đất, nhộng tằm…cố gắng hạn chế đừng cho ăn con cào cào to vì có rất nhiều sán. Nếu ăn chim bụng dạ, sức đề kháng yếu sẽ có giun sán gây bệnh.
Chùm áo lồng kín để chim có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nuôi chim khỏe nên bịt kín áo lồng thì chim sẽ rất khỏe và căng lửa.
Chim thay lông tốt nhất nên cho ra một không gian riêng, tuyệt đối không cho nhìn thấy mái và cũng đừng để nó phải đấu hót với những con chim khác. Chim có thời gian ăn uống nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng,khi thay lông lá xong xuôi, lông khô và ôm vào thì mới treo chim lên, kè mái và luyện hót.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Lên Lửa Cho Chim Họa Mi Xong Lông ( Cám Chim Đất Việt ) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!