Bạn đang xem bài viết Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Căng Lửa Nhanh Và Bền Nhất Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ai cũng biết là một loài chim rừng có giọng hót vô cùng lảnh lót. Nếu bạn muốn sở hữu một chú chim và muốn chúng luôn giữ được phong độ như ngoài tự nhiên? Thì điều đó khá là khó khăn nếu người nuôi không có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn cao. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về cách kích lửa cho chim họa mi giúp chúng luôn căng lửa, sung mãn và hót nhiều.
Điều đầu tiên luôn được chú tâm luôn là “ngôi nhà” của chim họa mi. Một chú chim muốn căng lửa thì phải có một không gian sống thật chất lượng và thoải mái. Chiếc lồng thích hợp để bay nhảy, ăn uống và cả nghỉ ngơi sẽ giúp chim sung mãn, hót nhiều hơn.
Lồng có kích thước đường kính đáy là 30 đến 40cm. Các nan lồng xung quanh khoảng 60 chiếc, có thể được làm từ nan tre hoặc là mây. Bên trong lồng phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: cóng đựng nước, cóng thức ăn, các cầu lồng bắt ngang cho chim đậu. Dưới đáy lồng cần có khay đựng phân.
Mỗi ngày đều phải vệ sinh lồng, các cóng nước và thức ăn sạch sẽ. Cũng đừng quên rửa sạch khay đựng phân, dọn rác có trong lồng và khay. Lồng chim nhất định phải có áo trùm để che chắn. Nên treo lồng trên cao, yên tĩnh, kín gió, tránh sự tác động làm hại từ những động vật khác như chó mèo.
Thường xuyên thay đổi nơi treo lồng để chim tiếp xúc mới đa dạng môi trường. Cũng như sẽ tiếp xúc với nhiều nhiều người. Từ đó khiến chim dạn nhanh hơn đồng thời mau lên lửa, căng lửa, hót nhiều hơn.
Điều quyết định tốc độ căng lửa, hót nhiều hay không là dinh dưỡng dành cho chim. Vì thế, bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và ổn định nhất cho chim họa mi.
Nên tập luyện cho chim họa mi ăn những món ăn có công thức nhất định. Thức ăn thường được nhiều người làm cho chim ăn nhất là hỗn hợp gạo tấm và trứng. Và tuyệt đối không được thay đổi thức ăn đột ngột. Điều đó làm chim sẽ lơ thức ăn, chúng “tự nguyện” nhịn đói, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họa mi rất nhiều.
Trong quá trình cho ăn phải bổ sung đầy đủ các chất khoáng và khoáng vi lượng. Có thể mua ngoài các tiệm thuốc cho chim. Chất khoáng giúp chim chống lại các loại bệnh tật, cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho các hoạt động sống. Dễ dàng căng lửa lên cho chim.
Người nuôi sẽ biết được các giai đoạn cho ăn thích hợp của chim. Người chuyên nghiệp khi chăm sóc luôn hiểu rằng chim đang cần gì, thiếu chất gì trong từng giai đoạn sống khác nhau. Đặc biệt nếu muốn chim căng lửa dễ dàng phải bổ sung cho chim nhiều vitamin, đạm động vật và nên bổ sung kịp thời với chế độ hợp lý.
Món ăn ưa thích của họa mi chính là mồi tự nhiên, cào cào là loài được xếp hạng nhất trong thực đơn. Cho chim ăn càng nhiều càng tốt, bổ sung cho chim hằng ngày. Ngoài ra còn có sâu bọ, châu chấu, trứng kiến, thịt bò, cá con, tôm tép,… Rất tốt cho việc bổ sung năng lượng, mau lên lửa.
Chú ý khi chọn thức ăn cho họa mi: không cho chim ăn những thực phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc; thức ăn không được mặn; nước uống phải thật sạch sẽ; bổ sung đầy đủ côn trùng tươi sống.
Chim họa mi là một loài ưa sạch sẽ. Thích tắm nước nên việc đó trở thanh thói quen của chúng từ khi còn trong tự nhiên. Vì thế, bạn phải luôn luôn tắm táp cho họa mi thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng sống trên lông và da. Đồng thời làm sạch lông, sáng mướt hơn.
Có thể tắm cho chim vào thời gian có nhiệt độ cao nhất trong ngày (13h đến 15h) nếu trời có nắng. Còn nhiệt độ thời tiết lạnh khoảng 10 độ C, người nuối vẫn có thể tắm bình thường cho chim được. Vì chim là loài sống ở vùng khí hậu mát lạnh nên chịu lạnh rất tốt.
Tuy nhiên, cần tắm cho chim ở những nơi khuất gió, tránh chim bị trúng gió dễ dàng. Trời lạnh hãy pha một ít nước ấm để tắm.
Về việc tắm nắng cho chim, thời tiết bình thường hãy thường xuyên đem chim phơi nắng sớm. Chỉ nên tắm 20 phút vì chim ít chịu được nhiệt độ cao. Việc hấp thụ vitamin D rất tốt cho việc giúp chim dễ dàng căng lửa, hót nhiều hơn. Đối với mùa đông, nên tranh thủ tắm nắng cho chim khoảng nửa tiếng hoặc 45 phút là được.
Để giúp chim căng lửa và việc chăm sóc cũng như tập luyện trở nên dễ dàng hơn thì cần cho chim mái luôn “sát cánh” bên cạnh chim trống. Những người nuôi chim lâu năm, luôn luôn sử dụng chim mái để tạo động lực giúp chim trống mau lên lửa và căng lửa theo từng thời gian nhất định.
Khi chim đã dạn dĩ, già lồng hơn rồi thì bạn cần tăng cường luyện tập cho chim hót. Thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay bạn có thể dễ dàng kiếm được những video có tiếng hót của chim họa mi trên internet. Cần lựa chọn những video có giọng hót hay, thánh thót, ngân vang cho chim nghe hằng ngày.
Hoặc có thể có chim tiếp xúc với những chú chim họa mi khác để chúng nghe trực tiếp hơn. Nên tủ lồng kín khi cho chúng đối mặt nhau, tránh trường hợp háu đá nhau. Đây là những cách giúp chim họa mi tập hót nhanh, mau căng lửa hiệu quả nhất được nhiều nhà nuôi chim sử dụng.
Mùa thay lông của chim thường bắt đầu vào đầu mùa thu. Vào thời kỳ thay lông chim thương bị đuối sức, xuống lửa. Dấu hiệu là chim thường rụng lông, không hót nữa, cũng ít bay nhảy hơn. Vì thế cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho chim trong thời kỳ này, giúp chúng thay lông tốt hơn.
Quá trình thay lông mất khoảng 2 đến 3 tháng. Cung cấp đầy đủ chất khoáng để tăng cường cho sức khỏe họa mi. Đây là thời kỳ tất yếu, xảy ra thường xuyên của chúng nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc tận tình, kỹ lưỡng và kiên nhẫn thì qua đợt chim sẽ căng lửa trở lại và sung hơn rất nhiều.
Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Nhanh Và Bền Nhất
Để nuôi được Họa mi nhanh thuần và nhanh lên lửa thì trước hết người nuôi phải hiểu được đặc tính chung của Họa mi. Tiếp theo là quan sát theo dõi để hiểu rõ được tính nết của chim Họa mi mình đang nuôi thì mới phát huy được khả năng và biết chim chơi ở dạng nào.
Đặc tính của Họa mi ở rừng, nơi hoang dã là chúng hót liên tục, hót suốt năm, bất kể mùa nào và đặc biệt có thể nhái được giọng của các loài chim khác và cả đồng loại của chúng. Khác với các loài chim Chích chòe, chim Chào mào, Khướu…chỉ hót vào mùa xuân và mùa sinh sản nhưng Họa mi thì có thể hót bất kì mùa nào.
Khi xách lồng chim, có gắng xách ngang tầm ngực, nhìn từ trên nhìn xuống chú chim sẽ không sợ. Giống Họa mi bao giờ cũng nhảy thốc thốc, nhảy ngược lên nếu xách mà giờ cao qua đỉnh đầu để tiện quan sát thì chim sẽ hoảng loạn, nếu là 1 chú chim mộc có thể nhảy toét đầu. Vì khi chim có tâm lí sợ hãi thì sẽ không có tâm trạng để chơi.
Khi di chuyển lồng chim 1 đoạn xa mà chim đang hót nên chùm kín áo lồng, thậm chí là chùm cả đáy lồng để chim không bị tụt lửa. Nhất là khi treo chim mà để 1 con chim khác ở đấy trước và nó đã hót căng rồi thì khi treo chim vào sẽ bị yếu thế ngay nên chú ý phải tạo lợi thế tốt nhất cho con chim.
Nếu là chim mới về về thì cho kè canh 1 con chim mái để có lửa và quan sát thái độ của chim. Nếu con mái làm con chim hót theo thì cứ để cho nó hót còn nếu thấy hiện tượng đứng lồng, chưa thấy hót thì cho chim nghe những tiếng chim đã thu sẵn trong điện thoại. Có nhiều con khi kích bằng tiếng mái chưa hót ngay vì vẫn còn lạ và lạ với con mái (có thể chủ cũ đã có mái rồi). Nếu kích bằng tiếng mái chưa hót được thì khích bằng tiếng trống, chú ý là tiếng trống hót yếu.
Nên treo chim sát vào góc tường bởi vì sẽ không có thứ gì tấn công từ đằng sau, chim có điểm tựa, treo ngang tầm ngực và treo lồng chim mái ở dưới, che đáy lồng để 2 con chim không nhìn thấy nhau. Khi chim được treo ở 1 không gian yên tĩnh và không có bất kì thứ gì bên ngoài tác động vào làm chim sợ hãi, hoảng loạn chim sẽ ủ được lửa tốt.
Thức ăn thì nên cho ăn cám gà, phân ra sẽ đẹp. Cho ăn cám nào thì ăn nhưng phân phải đẹp, khuôn và khô, không nên cho ăn cám kích hoặc cám nặng ở giai đoạn này. Tuyệt đối không đổi cám vì nếu lạ vị cám chim sẽ ăn ít đi ảnh hưởng đến sự phất triển của chim về lâu dài. Mồi tươi cho ăn ít. Tắm nắng và tắm nước 2 lần/ 1 tuần là đủ.
Cố gắng tranh thủ thời gian buổi sáng trước khi đi làm hoặc buổi chiều sau khi đi làm về từ 5-10 phút xách con chim của mình ra sân, để con mái bên cạnh( nhớ là che áo lồng không cho thấy) nếu không có mái thì bật tiếng mái ở điện thoại lên cũng được. Tiếp sau đó thì bật tiếng mi đực hót đấu con mi của mình sẽ ganh mái giữ mái và hót đấu theo con mi . Các bạn có gắng dượt đều đặn như vậy là chú chim yêu quý sẽ căng lửa đều và hót hay hơn.
Cách Kích Lửa Cho Chim Vành Khuyên Nhanh Và Bền Nhất
Từ xưa đến nay việc chim hót mục đích làm thỏa mãn người nuôi và để giái trí. Làm sao để chim hót hay líu giỏi điều đó phụ thuộc phần lớn vào cách nuôi chim của mỗi người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức về việc kích lửa cho .
Thời kì có thể nói nuôi dễ nhất là khi chim chưa căng ( bắt đầu vào lửa) vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kích chim có lửa chính vì thế nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: Bột tép , đường , bột sâu khô (nên cho ít vì rất nóng). Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể ko cho ăn cũng được. Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa.
Chế độ khi chim căng lửa là thời kỳ nuôi khó nhất. Chúng ta cần quan tâm đến 2 yếu tố:
Trong giai đoạn chim vành khuyên căng lửa nên chú trọng thêm về dinh dưỡng duy trì thực đơn dinh dưỡng cho chúng và tăng thêm hoa quả, cho chim ăn mồi tươi như cào cào, châu chấu. Nếu bạn để ý sẽ thấy chim căng lửa sẽ ăn ít hơn bình thường trong khi lại cần phải tiêu thụ 1 lượng năng lượng rất lớn cho việc hót. Vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con.
Nên để ý chim nóng quá thường có dấu hiệu dựt lông (cám kích và tác hại của cám kích).
Hoa quả tươi là món khoái khẩu và không thể thiếu của Khuyên. Tác dụng của hoa quả giúp cho màu lông của chim đẹp và tốt cho hệ tiêu hóa (chuối, táo, dưa hấu). Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng
Chế độ nuôi chim vành khuyên có tốt hay không tốt nhất nên nhìn vào phân chim. Nếu bạn nuôi tốt, phân chim thường khô và có hình dạng viên, thành viên và nhỏ chứ không bị nát.
Về chế độ đi dượt:
Theo kinh nghiệm của những người “có tuổi” trong nghề,trong tuần thời đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều (2-3 lần/ 1 tuần). Khi chim lên giàn nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí. Một thời gian sau nên cho lại gần hơn.
Cùng thưởng thức em lứu chòe cầm tay siêu hay
Hiện nay, ad cảm nhận cám chim Bảo Khánh giúp kích lửa chim vành khuyên nhanh và bền nhất.
Cách Kích Lửa Cho Chim Chào Mào Nhanh Và Bền Nhất
Trong tự nhiên, chim Chào mào có lửa vì hai lí do. Thứ nhất là bản năng bảo vệ lãnh thổ. Chào mào là loài chim có tính lãnh thổ rất cao, thường có những đối thủ xâm phạm vào lãnh thổ của nó thì nó phải chiến đấu hết mình để bảo vệ. Và lí do thứ hai là bảo vệ nòi giống, nó phải chiến đấu với những con chim Chào mào trống khác để dành chim mái, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống.
Lí do thường gặp nhất là khi con chim thay lông sẽ bị tụt lửa. Trong quá trình thay lông thể trạng chim rất yếu. Toàn bộ chất dinh dưỡng sẽ dồn về nuôi bộ lông mới. Bản thân con chim cũng hiểu lúc thay lông thì lông lá sẽ rất yếu và nếu đấu đá thì lông sẽ hư hết nên nó rất hạn chế va chạm.
Tiếp theo là khi đổi cám cho chim Chào mào cũng dễ khiến cho con chim bị mất lửa. Trong cám cũ của chim có những hợp chất và hương vị chim đã quen rồi bây giờ thay cám mới chim thấy mùi vị lạ, khẩu vị không phù hợp chim sẽ ăn ít hơn. Và khi chim ăn ít đi sẽ không có thể lực và tự nhiên sẽ bị tụt lửa. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại cám có thành phần kích lửa ảo cho chim và đến khi thay đổi cám, chim sẽ bị mất nguồn cung cấp lửa ảo đó dẫn đến việc chim bị mất lửa.
Trường hợp nữa là khi mua chim qua mạng, phải vận chuyển 1 quãng đường xa. Việc thay đổi thời tiết, khí hậu và phần do đi xe rung lắc nhiều thì con chim cũng bị ảnh hưởng 1 phần nào.
Lí do mà ít người quan tâm nhất là do những bệnh lí về đường ruột. Chim Chào mào rất nhạy cảm về dường ăn uống, dễ bị giun sán. Nguyên nhân là do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là khi ăn cào cào có chứa loại giun sán khi chim ăn vào sẽ trực tiếp gây bệnh cho chim, dần dần chim sẽ mất lửa và nghiêm trọng hơn là chim có thể chết.
Khi cho chim ăn mà cám không hợp với chim hoặc cho ăn hoa quả còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ khiến chim đi phân lỏng và khéo dài trong một thời gian chim sẽ không có lực, sẽ mất lực và bị xù lông, bị nặng hơn là sẽ chết.
Lí do tiếp theo bị trúng gió. Những ngày thời tiết khắc nghiệt, thay đổi đột ngột thì phải nhớ trùm chim cẩn thận nếu không chim bị trúng gió, nhẹ thì mất lửa, nặng hơn thì mất giọng, nặng hơn nữa là xù lông và chết.
2. Cách nhận biết chim Chào Mào yếu lửaLàm thế nào để nhận biết con chim có lửa nhưng còn thiếu lực? Theo camnangnuoitrong, khi thấy chim hót, đá được tầm 30 phút thì bắt đầu thấy con chim sang cầu chậm lại và chỉ đứng sổ bổng. Mặc dù mào vẫn dựng và sổ bổng gần như thái độ không sợ con nào cả nhưng thấy chim ít sang cầu lại thì biết ngay con chim đang thiếu lực thì nên tập lực cho chim.
Còn khi ra giàn chơi một hồi chim bỏ đấu hoàn toàn, về một góc lồng hoặc xù lông hoặc xỉa lông, tắm cạn thì chú ý đó là con chim thiếu lửa chứ không phải thiếu lực.
Điều kiện tiên quyết đầu tiên là bạn phải chọn được con chim có tố chất. Sau khi chọn được con chim có tố chất thì phải quan tâm đến yếu tố đầu tiên là giấc ngủ.
3.1 Chăm sóc giấc ngủ cho chim Chào MàoChim Chào mào phải đảm bảo có giấc ngủ như trong tự nhiên thì con chim mới có lửa được. Trong tự nhiên Chào mào ngủ trước khi tắt mặt trời vì thế cố gắng tạo một giấc ngủ thật tự nhiên cho chim. Chùm áo lồng trước khi tắt mặt trời, trùm kín, treo ở chỗ yên tĩnh, tối hoàn toàn và không để cho những con như chuột, mèo, thằn lằn…quấy phá con chim.
3.2 Dinh dưỡng cho chim Chào Mào yếu lửa?Chế độ ăn: đầu tiên phải chọn loại cám phù hợp nhất với con chim Chào mào, tránh trường hợp đổi cám không cần thiết. Ngoài loại cám cho ăn chính thì phải bổ sung thêm thức ăn dặm cho chim là cào cào, mỗi tuần cho ăn khoảng 2 lần, mỗi lần 2 con là đủ. Vì ngoài tự nhiên thức ăn chính của Chào mào trưởng thành không phải cào cào mà là hoa quả. Vì vậy nên chọn hoa quả tươi sạch, thay đổi hoa quả liên tục như chuối, táo, cà rốt hấp, đu đủ…thì con chim sẽ đảm bảo được căng lửa và giữ lửa ổn định.
Chế độ tắm táp: tắm nắng sẽ giúp con chim ôm lông và lông mướt, loại bỏ những vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh cho chim.
Tắm nước sẽ làm chim sạch sẽ, lông lá suôn mượt, tắm cũng là cách loại bỏ bụi bẩn và những con vi sinh vật bám trên lông. (tắm sau 12 giờ trưa)
Tập lực cho chim: Áp dụng vói nhữn người chơi chim chuyên nghiệp, cho chim đi thi đấu. Khi chim thay lông xong, con chim thường rất mập, lông lá xù, vẫn chưa thể ôm lông được thì phải tập lực.
Một ngày tập khoảng 30 phút đến 1 tiếng, một tuần chỉ cần tập từ 3-5 ngày là đủ.
Lưu ý: Tập lực cho chim thì chú ý để lồng lực ở những nơi có ánh sáng và không để mèo, chuột… có thể tấn công con chim được. Thời điểm tốt nhất là trong khoảng từ 9 giờ đến 11 giờ trưa. Vừa phơi nắng để chim nóng lên, để chim bay nhảy thoải mái trong lồng rồi cho máng nước vào trong để chim tắm. Chim sẽ vừa tập lực vừa bay nhảy vừa tắm trong đó.
Say khi có chế độ ngủ, chế độ ăn và tắm nắng, tắm nước hợp lí, con chim về cơ bản đã có lửa và việc tập lực sẽ khiến cho nó có lực và thi đấu trên giàn bền bỉ hơn. Vậy khi con chim đã có lửa và có lực rồi thì dợt chim như thế nào là hợp lí?
Dợt chim để kích thích con chim lên lửa, để chim có sự hăng say chiến đấu chứ không phải dợt chim để chim bã ra. Tại vì khi chim vừa xong lông thể trạng rất yếu nên thời điểm này mang ra ngoài giàn, cho dù chim có mùa hay là chim bổi mới vừa xong lông thì đều như nhau.
Mang ra giàn, máng ngoài biên và để ý thái độ của chim từ từ. Tốt nhất là 1 tuần nên đi 1 lần là đủ. Nên để ngoài biên rồi từ từ sẽ thấy bên ngoài biên có rất nhiều cấp độ chim mạnh, yếu khác nhau, chọn con chím ngang tầm với con chim của bạn để kẹp vào và chơi từ từ, thời gian chơi không nên quá nhiều, 30 phút đổ lại là ổn và đem chim về nghỉ ngơi mục đích nhằm kích thích sự hăng say chiến đấu của nó lên.
Cách Kích Lửa Chim Khướu Nhanh Và Bền Nhất Giúp Chim Hót Cực Sung
Để có được chú trưởng thành đủ chất lượng thì việc đầu tiên là phải chọn giống chim từ lúc đem về nuôi dưỡng. Việc chọn giống chim là việc hết sức quan trọng giúp người chủ sở hữu một chú chim căng lửa. Nên bạn có thể tham khảo những cách chọn giống chim khướu theo ngoại hình và tiếng hót.
Như các bạn đã biết, thì chim khướu có 3 loại là chim khướu Ô Lờ, chim khướu Ô (còn gọi là chim khướu Mun) và chim khướu Bạc Má. Bạn có thể tùy chọn loại chim nào mà bạn thích theo ngoại hình như sau:
– Chim khướu Ô Lờ: loài chim này sở hữu bộ lông màu đen và bên má của chim có màu bạc.
– Chim khướu Ô: còn loại chim này thì có bộ lông màu xám đen khá là óng mượt, mỏ và hầu đều có màu đen. Phần trên của đầu có những sợi lông lưa thưa khác màu (màu bạc), còn lông ức thì màu đen kéo dài xuống tới ngực.
– Chim khướu Bạc má: sở dĩ có cái tên này cũng là vì đặc điểm ngoại hình của chúng. Có một bộ lông màu đen hoặc mà màu xanh. Hai bên má của chim có đốm trắng lớn.
Nhìn chung, tổng thể về ngoại hình thì tốt nhất nên chọn những con chim khướu có bộ lông óng mượt, mềm mại, phải dày và xốp. Đầu của chim nhỏ và dài. Đuôi bản to, dài. Mỏ chim phải nhọn, cứng và thon dài. Tiếp theo là chân chim, chân thon và cao. Cánh thì tròn, yếm màu đen kéo dài sâu xuống tận ngực.
Quan trọng nhất là tiếng hót (nếu bạn muốn mua chim đã biết hót). Một chú chim đã mang sẵn chất giọng tốt thì tất nhiên việc luyện cho chim căng lửa lên là hết sức dễ dàng. Con chim khướu trống đạt chuẩn phải có giọng hót ngân vang, to và cực kỳ rõ ràng. Chim trống được nhiều người chọn hơn chim mái cũng vì điểm này.
Lồng chim chính là nơi ở của chúng. Đối với hầu hết loài chim cảnh nói chung và chim khướu nói riêng thì nơi ở là một phần quyết định sự sinh trưởng và phát triển. Vì thế muốn chim khướu đạt chất lượng cao, dễ căng lửa, sung mãn thì phải chọn lồng phù hợp. Tuy nhiên việc chọn lồng cho chim cũng không có gì quá khó khăn đâu.
Chim khướu là loài chim có kích thước khá lớn, nên người nuôi cần phải chọn những loại lồng lớn một chút cho chim dễ bay nhảy. Thông thường nhiều người nuôi chim vẫn chọn lồng chim được làm bằng , dây mây. Nếu có điều kiện hãy sử dụng mây làm lồng, hoặc mua lồng làm bằng mây để tăng thêm độ bền.
Nan lồng làm từ tre nứa, thậm chí là mây vẫn nên được quét một lớp sơn để bảo vệ lồng tốt hơn. Tránh các tác nhân gây hỏng hóc lồng và không bị ẩm mốc.
Bên trong lồng, cần có đầy đủ các dụng cụ như cóng đựng thức ăn, nước uống cho chim đặc biệt là câu lồng. Nên bố trí một hoặc hai cái cầu lồng để chim đậu, cầu to bằng ngón tay và phải nhám để chim dễ bám hơn. Tuy nhiên, vẫn phải cần tối giản nhất có thể để giúp chim tạo ra không gian sinh hoạt thoáng đãng.
Điều cần thiết nhất là người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ. Dọn sạch rác và phân có trong lồng, rửa các cóng nước và cóng thức ăn. Lồng phải có áo trùm để che nắng gió và bảo vệ chim.
Chim khướu căng lửa là lúc chim tỏ ra sung mãn nhất. Chim thích bay nhảy, hót râm rang. Lúc nào chim có sức hăng hái, cắn bố lồng tưởng chừng như chim chẳng mệt mỏi gì. Những con chim không căng lửa nổi thì rất ít hót, nhút nhát chẳng thể đem đi thi đấu, trổ tài ra được.
Vì thế, người nuôi mong muốn chim mình lúc nào cũng sung sức, căng lửa thì phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho chúng. Chim khướu là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi, không cần cầu kỳ.
Chỉ cần đảm bảo thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: trứng gà, bột bắp, tép,… Không nên chim ăn thực phẩm chứa nhiều dầu vì dầu sẽ làm chim khàn giọng, tiếng hót không còn ngân vang, trong trẻo nữa. Bên cạnh đó, đôi khi nên cung cấp cho chim một số mồi tươi ngon để bổ sung đạm (cào cào, sâu,…).
Chú ý nước cho chim uống phải sạch sẽ, không bụi bẩn và nhớ thay nước thường xuyên. Không thay đổi thức ăn của chim đột ngột sẽ làm chim lạ mùi, không hợp dẫn tới bỏ ăn. Chim khướu thường chỉ quen một số loại thức ăn thường ăn nhất định, nếu bỏ ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng rất nhiều.
Để tăng cường sức khỏe cũng như kích lửa cho chim, ngoài chế độ dinh dưỡng cũng cần đến một thời gian tập luyện và chăm sóc chu đáo và khoa học. Nên lên lịch cho chim sinh hoạt theo thói quen cụ thể: giờ tắm nắng, tắm nước, giờ ăn, giờ ngủ,…
Tắm nắng cho chim thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Chọn nơi có ánh nắng ấm áp, sạch sẽ. Vì là loài ưa sạch, nên cũng phải tắm nước cho chim khướu mỗi ngày giúp loại bỏ bụi bẩn trên lông cũng như vi trùng kí sinh. Tắm nắng, tắm nước đầy đủ sẽ giúp bộ lông chim thêm mượt mà, tăng sức đề kháng, đặc biệt mau lên lửa rất nhiều.
Kích lửa cho chim tốt hơn nữa thì hãy luyện cho chúng hót thường xuyên. Và tốt nhất là cho một con chim mái ở gần chim trống càng giúp chúng sung sức hơn. Chỉ cần nghe thấy tiếng chim mái là chim trống đã hăng lên rất nhiều rồi, chúng hót liên hồi, hót to và hầu như chẳng ngừng nghỉ.
Nên treo lồng ở nơi đông người cho chim nhanh dạn. Nhưng đối với những chú chim mới về thì việc này nên từ từ vì chúng sẽ rất nhát. Lồng treo cao, nơi sạch sẽ, yên tĩnh, tránh động vật gây hại cho chim. Và trùm kín áo lồng khi chim ngủ.
Cách Nuôi Họa Mi Lên Lửa &Amp; Căng Lửa. Cho Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều?
Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.
Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:
Chọn chim Họa MiKhi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.
Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.
Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù
Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo
Chọn lồng nuôiLồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.
Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt
Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc
Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân
Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng
Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.
Cách chăm sócĐể thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.
Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.
Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.
Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.
Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.
Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.
Thức ăn cho chim Họa Mi
Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …
Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:
+ 0,25kg tấm gạo
+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)
+ 1 thìa nhỏ đường trắng
+ 2 thìa nhỏ bột xương
Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).
Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.
Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:
Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.
Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.
Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.
Thức ăn không được bị mặn.
Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Căng Lửa Nhanh Và Bền Nhất Bạn Nên Biết trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!