Xu Hướng 9/2023 # Cách Ép Giọng Cho Chào Mào Má Trắng # Top 11 Xem Nhiều | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Ép Giọng Cho Chào Mào Má Trắng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Ép Giọng Cho Chào Mào Má Trắng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có nhiều phương pháp để ép giọng chào mào má trắng cũng như huấn luận chúng kỹ thuật đấu đá trở thành chim mồi để đi bẩy và đấu đá. Ta nên ép giọng chim má trắng từ lúc đã biết ăn thành thạo, lông đuôi ra 80% tức gần đầy đủ.

1/ Dùng chim mồi hay (có thể là mồi nuôi từ nhỏ hoặc chim bổi hót đấu đá hay) :

Chào Mào má trắng bẫy về hoặc mua từ tiệm được tuyển chọn dáng vóc kỹ càng rồi tống mỗi ông vào một lồng, treo tập trung một góc, rồi thỉnh “thầy” về, khi ép giọng chú ý phải có ít nhất 2 thầy trong phạm vi ép giọng. Cứ treo như thế cho mấy thầy đấu với nhau, lũ kia lẩm nhẩm đọc theo. Chứ chim thầy có 1 ông, khi vui thì ông hót, khi bùn thì ông rỉa lông, ăn uống thử hỏi “bọn con nít” lấy đâu ra mà học, ép giọng như thế thì lâu lắm .Tiếp tục cho đến khi bung hết mí, trổ mã ra má đỏ, biết sổ to là cơ bản coi như xong. Lũ “sinh viên mới ra trường” mới biết hót nên thường siêng lắm, chơi cả ngày. Thường thì mỗi con nó bắt chước giọng của một con thầy nào đó, có khi lai lai giữa thầy nọ với thầy kia – chọn lại con nào lai tào lao, hót không tròn giọng, không nối giọng lại được là thải ra ngay. Con nào nổi lên là bắt đầu cho đi đấu dợt nhưng dợt ít thôi, không thì rất dễ bị lai giọng bậy.

Giọng hót chim non học được ở đây là âm điệu (cách ngân nga luyến láy, khoảng cách nhả âm), số âm tiết của tiếng sổ (điều này ít con bắt chước được lắm, nhưng nó vẫn cố theo) – chứ còn giọng to – nhỏ – đanh – trầm là do bẩm sinh, không học được. Thời gian này có thể cho ăn nhiều quýt ngọt, cam, mật ong để cải thiện giọng hót cho chim ngay trước giai đoạn thanh quản của nó phát triển hoàn toàn (trưởng thành).

Chào mào non chưa thể hót, nhưng nếu tiếp xúc chim thầy sớm thì càng tốt ​

Chim chào mào má trắng ở giai đoạn này có thể ép giọng ​

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, lúc này đã biết hót khá thành thạo nên việc ép hơi khó, (tức hơi chậm trễ). ​

2/ Dùng máy phát âm cho chào mào nghe:

Nếu không có chim thầy mà muốn ép giọng cho chim non/má trắng thì chỉ còn nước dùng cách này. Đi thu giọng sổ của một (một con thôi) con chim có giọng thật hay, phải thu gần, thu thật chuẩn, thu khi thầy đứng sổ 1 mình, thời lượng khoảng 15 phút là vừa. rồi phải xử lý âm sao cho khi mở ra nghe thật ưng ý (có thể nhờ người có chuyên môn nếu quen biết, nếu không thì chỉnh bass – trebb của file đã thu, rồi thu đi thu lại khi nào đạt thì thôi.

Nếu nhà có internet thì chịu khó lên diễn đàn chào mào hoặc trang web có video về chào mào, tải file chào mào hót về máy. Chọn lọc file có chất lượng âm thanh tốt, giọng hót bạn ưng ý dự định ép giọng cho chim của mình.

Tiếp theo là làm như ở trên, thay vì xài thầy thì xài máy phát, cho autorevert khoảng 30 phút/lần. Hoặc mở file trên máy tính. Mở từ 8h sáng đến khoảng 2h chiều thì ngưng cho lũ nhỏ “ôn bài”. Tốt nhất nên mở tầm chập choạng tối, lúc con chim chuẩn bị ngủ – cho nghe chừng 5-10 phút mỗi tối là hiệu quả nhất. Lúc con chim nó gần ngủ, cho nghe nhỏ thôi, vừa lọt tai nó như lời hát ru thôi, cho nghe nhiều rồi thì tiếng hót đó đi vào tiềm thức của nó, trở thành giọng hót tiềm ẩn trong nó. Sáng ra nó sẽ phát ra cái giọng mà hồi tối nó nghe được, đi vào giấc ngủ của nó – tự nó luyện. Chứ cho nghe lúc nó đang sung thì nó chỉ bắt chước chứ không phải là học. Đây là điểm khác biệt giữa học và bắt chước.

Khi chim đã sổ tốt rồi, kể cả một vài mùa sau nếu không cẩn thận, chim vẫn bị lai giọng bậy (chim bổi già còn bị lai chứ nói gì đến lũ này – rất dễ bị). Vì vậy, lâu lâu phải “thỉnh thầy” hoặc phải mở file cho nghe để nhắc nhở bài vở cho chúng.

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet ( Diễn đàn chim cảnh – Thiên Đường Cá Cảnh )

《Chào Mào Má Trắng》 Cách Chọn Trống, Cách Nuôi, Cách Luyện Giọng

Bạn đang quan tâm đến vấn đề:

Chim chào mào má trắng là chim gì?

Chào mào má trắng ăn gì?

Cách bẫy, cách nuôi, huấn luyện chào mào má trắng như thế nào?

Giá bao nhiêu?

Chào mào má trắng là chim gì?

Thuật ngữ chào mào má trắng là từ dùng để những người trong giới chơi chim nói đến những con chào mào tơ, chúng mới vừa rời tổ để bắt đầu cuộc sống mới. Chào mào má trắng là khi chúng chưa phát triển hoàn toàn về kích thước, bộ lông. Khi chào mào trưởng thành thì sẽ có vệt đỏ xuất hiện chỗ má trắng đó. Còn bao lâu lên má đỏ thì khi chúng thay lông thì má đỏ sẽ lên ngay sau đó.

Và tất nhiên là chào mào má trắng rất khó để người chơi chim lựa chọn được những con có phẩm chất tốt hay phân biệt chim trống mái cũng khó khăn hơn. Khi đã chọn được chim chào mào má trắng ưng ý tiếp theo là phải biết các chăm sóc, huấn luyện chim hót hay cũng mất kha khá thời gian và công sức.

Nên điều cần nhất ở người nuôi chào mào má trắng là sự nhẫn nại, kiên trì để sau này nhận lại quả ngọt.

Chim chào mào má trắng ăn gì?

Chào mào má trắng thức ăn của chúng cũng giống như các loại chào mào khác. Ngoài tự nhiên thì thức ăn chủ yếu của chim tự kiếm được là chuối, cam, đu đủ, cào cào,…

Nhưng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để chim có bộ lông đẹp thì ta nên cho chúng ăn thêm những loại chứa nhiều vitamin như cám, xoài, dâu, ớt, quýt, dưa hấu,… và nguồn dinh dưỡng đến từ côn trùng như sâu tươi, sâu gạo, cào cào, giun, châu chấu,…

Chào mào má trắng là những chú chim còn tơ nên khâu thức ăn cho chim rất quan trọng. Khi mới mang về bạn nên tập cho chúng ăn cám trộn chung với chuối. Vì sau này khi những loại thức ăn kể trên không dễ kiếm được thì có thể cho chào mào má trắng ăn cám.

Lưu ý không nên cho chào mào ăn những loại như thịt tươi sống (lợn, bò, gà,…) sẽ không tốt cho chim và hệ tiêu hóa của chim.

Cách chọn chào mào má trắng trống

Điểm đầu tiên và dễ nhận biết nhất là phần đầu chim và thân hình chào mào má trắng trống sẽ to hơn con mái.

Mắt chào mào trống lúc nào cũng to hơn và trông sắc hơn mắt chim mái.

Mào trên đỉnh đầu của chào mào má trắng trống cao, nếu bạn để ý thì phần gốc của chân mào sẽ to, dày và rậm hơn má trắng mái. Khi bắt và cầm trên tay thì mào của chào mào má trắng trống luôn luôn dựng đứng còn đối với chim mái thì ngược lại.

Tách má (má trắng) của chim trống lúc nào cũng to và dài. Còn tách má chim mái thì chỉ có một vùng nhỏ và ngắn.

Nhìn kĩ phần sau ót của chim, từ vị trí chân mào xuống gáy. Nếu là chim trống thì sẽ có những sợi lông mọc dài hơn chim mái. Đặc điểm này nếu bạn nhìn ra được thì sác xuất chim trống trên 75%.

Lưỡi của chào mào má trắng trống sẽ có hai đốm đen còn chào mào mái sẽ không có.

Cặp chân của chim trống thường sẽ to và màu đậm hơn chim mái.

Khi bạn cầm nắm chim thì con trồng sẽ dữ hay cắn tay còn con mái thì rất hiền.

Cách nuôi chào mào má trắng Cách chọn chào mào má trắng đẹp

Chọn lựa chim cào mào má trắng để nuôi lâu dài về sau là bước vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến chất lượng của chim sau này. Không giống như việc chọn những con chim chào mào bình thường, để chọn được chào mào má trắng chất lượng về sau đòi hỏi là bạn phải có kinh nghiệm lâu năm.

Bởi vì ngay lúc này chào mào má trắng hay còn gọi là chào mào tơ, ngoại hình còn chưa phát triển hoàn toàn nên rất khó để chọn lựa. Nếu chọn không chuẩn thì bạn có thể mất trắng cả năm trời. Nhưng bạn cũng không quá lo lắng vì sau đây Animal World sẽ chỉ ra cho bạn cách chọn chim chào mào má trắng chuẩn nhất.

Nếu bạn đi mua chào mào má trắng thì hãy hỏi chủ bán là chim được bắt lưới hay dùng bẫy. Nếu con nào dùng bẫy bắt thì chọn.

Chọn chim chào mào má trắng linh hoạt nhanh nhẹn nhất trong tất cả các con còn lại. Những con luôn đứng với tư thế thẳng hoặc hay tranh chỗ đậu với chim khác.

Chọn những chú chim có đầu và mắt to và hơi méo, mào trên đầu luôn dựng đứng, rậm. Đặc biệt má trắng rõ rang, yến đen đã xuất hiện ở hai bên mỏ ngắn và mỏng.

Bạn nên để ý thêm các đặc điểm như mũ lân, họng bò, hót nhiều âm tiết, hót nhỏ, ché hoặc chéc. Những con có tư chất tốt thường hay thể hiện bản lĩnh, hay đá những con còn lại.

Lưu ý không nên chọn những con hay bu trên lông với vẻ sợ sệt, mào cụp về phía sau. Tư thế đứng giống như đang nằm, còn đầu thì co rụt lại. Những còn này nếu lỡ chọn phải sau này chúng sẽ trở thành chào mào kém chất lượng, nuôi phí công sức tốn thời gian.

Chào mào má trắng dễ thuần, dễ nuôi hơn những con chim bỗi đã trưởng thành. Chúng là những con non nên không nhát mấy. Khi đã chọn được chào mào má trắng ưng ý thì bạn chuẩn bị một cái lồng, trên lồng nên có khăn che. Bạn cho chim vào lồng từ từ, đặt nửa quả chuối và nước trong lông để khi nào chim đói sẽ tự ăn.

Phủ khăn lại để một ít ánh sáng trong lồng là được. Mục đích phủ khăn để làm gì? Vì là mới đầu về nhà mới nên chào mào má trắng còn hơi sợ, việc che khăn giúp cho chim giảm sợ hãi và bớt tông đầu vào lồng.

Treo lồng lên cao và để ở nơi ít người quá lại. Lâu lâu bạn quan sát xem chim có tự ăn chuối không, nếu không bạn hãy tự mở miệng chim và cho chuối vào để chim quen dần với thức ăn. Theo mình thì đói chúng sẽ tự ăn thôi.

Sau khi chim đã tự ăn được thì bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác để đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn cho chào mào má trắng mình có viết ở trên bạn có thể xem lại. Tiếp theo là bạn nên tập cho chim ăn cám. Vì chúng là chim mới bỗi còn tơ nên cám còn lạ lẫm với chúng. Bạn hãy cho chim ăn một ít để chim quen dần với thức ăn mới.

Để có thể cho chào mào má trắng ăn cám thì bạn hãy nghiền nát cám và trộn vừa phải vào chuối. Sau đó tiền hành cạy miệng chim và cho lượng ít cám chuối đã được trộn vào miệng chim. Cứ như vậy vài lần là chim sẽ quen dần. Bạn có thể để trong lồng quả chuối và cho một ít cám lên trên để chim tự ăn.

Một tuần tập cho chào mào má trắng tắm nắng, tắm nước 2 – 3 lần. Nhớ là tập cho chim qua lồng tắm để tắm, không cho chim tắm trong lồng. Trường hợp chim chưa biết tắm hoặc tắm lâu thì bạn nên để bên cạnh chào mào đã thuần để chim học theo.

Tối ngủ thì trùm khăn lên lồng tránh để chim bị giật mình bởi các loài vật khác trong nhà. Trùm khăn lên lồng cũng có lợi, sau này bạn đi bẫy khi trùm khăn chào mào má trắng cũng dạng hơn.

Trong quá trình nuôi chào mào má trắng, chúng thường xuất hiện những tật xấu khó có thể chấp nhận được.

Chim hay tự mổ chân, cắn cánh và phá đuôi. Nguyên nhân là do người nuôi không vệ sinh lồng thường xuyên, không hay cho chim tắm nắng và nước dẫn đến tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng phát triển. Làm cho chim ngứa khó chịu dẫn đến tình trạng trên. Vì vậy nên thường xuyên cho chim tắm nắng vào 9h30 sáng, cho chim tắm nước nhiều hơn và quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ lồng chim.

Tật ăn phân của chính mình, trường hợp này người mới nuôi chào mào thì thấy khá lạ. Nếu chim ăn phân chứng tỏ chim đang thiếu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong phân chim có chứa ni tơ và phốt pho vì nếu thấy tình trạng trên ở chim bạn có thể ra cửa hàng thú y mua một loại gọi là khoán chất tổng hợp mang về trộn chung với thức ăn của chim đảm bảo chào mào má trắng sẽ hết tật ăn phân.

Tật thứ ba ở chim chào mào má trắng đó là bu trên nóc và góc. Bởi vì không gian lồng hẹp hoặc do chim bị strees, cũng có thể là do treo lồng sát tường dẫn đến bí bách. Để giảm bớt tình trạng trên thì bạn nên cho chim vào cái lồng tập lực cỡ lớn để chim tha hồ bay vài tháng sao cho vào lồng lại. Nếu nhà bạn không có lồng đó thì có thể cho chim vào lồng vuông và bắt bốn cầu bốn góc. Lưu ý cầu nên để cao tí gần nóc để chào mào má trắng không có khoảng trống bu vào nóc mà phải đậu vào cầu.

Cách luyện giọng chào mào má trắng

Để luyện được giọng hót hay cũng như nết đấu chuẩn cho chim chào mào má trắng về sau thì điều đầu tiên cần ở bạn là sự kiên trì. Vì là chào mà tơ nên cũng dễ thuần hơn những con bổi trưởng thành.

Đầu tiên là trong nhà bạn nên có một con chào mào thầy có tư chất tốt, càng trải qua nhiều mùa càng tốt, để sau này chào mào má trắng không phải ngán con nào cả. Nếu không có bạn có thể lên google kiếm đoạn ghi âm giọng chào mào chuyên dùng luyện chim.

Khi bạn cho chào mào má trắng tắm nắng thì để lồng chim bên cạnh chim thầy, lưu ý dùng miếng carton che lại không để chúng thấy nhau. Bởi vì chào mào má trắng còn nhỏ khi để gần những con đã già mùa khả năng rất nhiều chim tơ sẽ hoảng loạn. Khi nào chim tơ quen dần, bạn có thể cho chào mào má trắng học luôn nết đấu của chim thầy bằng cách cũng đặt hai lồng đối xứng nhau nhưng không dùng đến miếng carton nữa.

Cách bẫy chào mào má trắng

Bẫy chào mào má trắng thì điều đầu tiên là bạn nên có một con chao mào mồi, tuy nhiên nên dùng những con chim mồi bình thường không nên dùng những con quá lão làng căng lửa.

Bởi vì sao? Vì chim chào mào má trắng còn nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng sẽ không dám vào đấu. Khi tiến hành setup lồng bẫy, cho thêm ít trái cây trên lồng như trái ráy, cà chua hay chuối để thu hút sự chú ý của chim. Đôi khi chào mào má trắng khi thấy thức ăn chúng sẽ không màng gì cả mà bay vào ngay.

Để chắc ăn bẫy được chim, dùng thêm vài cầu phụ không lá thiết kế xung quanh lồng mồi và bôi lên đó keo dính chuyên dùng bẫy chim. Cách này rất hiệu quả và làm giảm bớt hoảng sợ khi không phải bị lưới úp.

Có nên nuôi chào mào má trắng không? Chào mào má trắng giá bao nhiêu?

Chào mào má trắng khi vào mùa thì giá cũng khá ổn vì số lượng nhiều. Giá một con chào mào má trắng trên thị trường chim cảnh hiện nay rơi vào khoảng 80.000 đến 200.000 đồng. Giá cũng tùy vào chim có nét gì đặc biệt không, ví dụ như những con có mào trắng, chân trắng hay những con bạch tạng thì người bán thường hô giá hơi chát.

Động vật ăn thực vật

Cách Thuần Chim Chào Mào Má Trắng, Chọn Chim Chào Mào Má Trắng

Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.

Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chào mào trên internet và nhiều năm nuôi thấy rất đúng

Cách Nuôi Chim Chào Mào Má Trắng, Má Đỏ, Má Lỡ Chuẩn Nhất

I. Phân biệt chào mào má trắng và chào mào má đỏ

Chào mào má trắng còn gọi là chim tơ, nhiều nơi gọi là chào mào má lỡ, hay đơn giản hơn bạn có thể hiểu chúng là những con chào mào chưa dậy thì. Chào mào này đã qua giai đoạn chim non và đã có thể đi kiếm ăn cùng bố mẹ. Cách nhận biết khá đơn giản, loại chim này sẽ có phần lông trắng trên má. Ngoài ra còn có một số điểm như màu lông rất nhạt, lông mũ chưa tạo ra được dáng lông mũ, nhưng nuôi rất nhanh dạn.

Chào mào má đỏ là những con chào mào già rừng, đã trưởng thành. Đặc điểm của chào mào má đỏ là rất đẹp, đã hót được giọng rừng. Những chú chim má đỏ có màu lông rậm. Khi nuôi loại chào mào má đỏ này khó thuần, cần phải là người có kinh nghiệm.

Chào mào má trắng là những chú chào mào chưa dậy thì II. Kinh nghiệm huấn luyện chào mào má trắng

Bạn cần phải chọn những con chim đầu to, mình dài và to. Lông chào mào phải có đuôi dài, mào to và màu sẫm hơn các con khác. Loại chim này được mua khá nhiều vì nhanh thuần, nhanh chơi. Chỉ khoảng 1 năm là có thể mang đi hót đấu.

2.1. Cách ép giọng

Để ép được giọng chào mào má trắng, bên cạnh yếu tố di truyền, trong nhà bạn cần phải có chim thầy hoặc nhiều chim kèm chim chào mào má trắng càng tốt. Nhờ đó, chào mào má trắng sẽ lĩnh hội được nhiều giọng khác nhau. Chim thầy với chất giọng hay, căng lửa sẽ giúp những chú chào mào má trắng học rất nhanh. Một khi đã luyện thành công, những chú chào mào này khi hót đấu sẽ không chịu thua một đối thủ nào.

Nếu được nuôi từ đầu việc ép giọng chào mào má trắng khá dễ

2.2. Cách cho chào mào má trắng học giọng

Sẽ có nhiều cách để cho chào mào má trắng có thể học giọng. Nhưng căn bản vẫn phải là có chim thầy. Khi cho chào mào học giọng, bạn bỏ hết miếng ngăn ra ngoài, hoặc sẽ treo chim thầy đối diện. Sao cho chim chào mào má trắng

nhìn thấy và học theo.

Trong thời gian luyện giọng này, vì chào mào má trắng học cái tốt thì lâu mà học cái xấu thì nhanh. Do đó bạn cần phải huấn luyện chuẩn, không cho chúng nghe những câu lố lăng để tránh học theo. Người kèm nuôi chào mào phải theo dõi và uốn nắn, nếu không rất dễ sẽ thành tật. Một số con chim sợ sào thì bạn sẽ treo sào bên cạnh dần dần chúng sẽ quen.

Việc tắm cho chào mào cũng khá quan trọng, nhiều con sang lồng tắm sẽ tắm ngay, nhưng nhiều con không chịu sang. Do vậy bạn cần phải huấn luyện dần dần, không đột ngột bắt chúng sang tắm, như thế chúng rất dễ bị hoảng loạn.

Để kèm một chú chào mào má trắng đến lúc trưởng thành sẽ mất khoảng 5 tháng. Chim tơ khi đã thuần thì sẽ biết hót đấu rất nhanh, với một số con có gen di truyền từ bố mẹ nên sẽ có khả năng hót đấu sớm.

2.3. Chế độ ăn uống cho chào mào má trắng

Cơ bản chế độ dinh dưỡng cho chào mào má trắng cũng khá tốn công. Tuy nhiên nó cũng sẽ dễ dàng hơn một chút so với những chú chào mào bổi. Khi chim mới bắt về nuôi, bạn sẽ cho chúng tập ăn cám, sau đó bổ sung thêm nhiều thức ăn tươi, hoa quả để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho chúng. Nước uống ở lồng phải thay thường xuyên mỗi ngày.

Để chào mào khỏe mạnh phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ lồng nuôi cơ bản cũng không khác nhiều so với các loại chim chào mào khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước vừa vặn để chúng dễ dàng di chuyển và hót đấu.

Kỹ Thuật Ép Giọng Cho Chim Chào Mào Hiệu Quả

AE xem hết video chắc sẽ có nhiều kiến thức hay cho ae. Chúc ae có buổi tối thật tuyệt vời. KỸ THUẬT ÉP GIỌNG CHO CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ KHOA HỌC NHẤT. Biết và chia sẻ ae làm và thành công là Dũng cảm thấy rất vui. Mong rằng ae xem video hãy ĐĂNG KÝ VÀ CHIA SẺ VIDEO NHÉ.ĐĂNG KÝ BẤM VÀO ĐÂY 👉 👉CÁCH THUẦN CHÀO MÀO HIỆU QUẢ NHẤT:

👉CÁCH CHỌN LỒNG CHÀO HIỆU QUẢ:

👉CHĂM CHÀO MÀO CĂNG LỬA:

👉CÁCH CHỌN CHÀO MÀO HAY:

Anh Em và các Bạn nhớ ADD FanPage của Kênh nha. **Fanpage của Kênh Chào Mào Đam Mê**: Kênh: Chào Mào Đam Mê – Kênh của người yêu chào mào hót đấu ——————————————————————————————————– Mọi thắc mắc về Bản Quyền vui lòng liên hệ Gmail: nadungtt@gmail.com Bản quyền thuộc về Kênh Chào Mào Đam Mê cấm sao lưu với mọi hình thức

Tag: chào mào đam mê, chao mao dam me, chaomaodamme, KỸ THUẬT ÉP GIỌNG CHO CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ KHOA HỌC NHẤT, cách ép giọng chim,ép giọng chào mào khoa học hiểu quả,ép giọng chào mào má trắng, cách ép giọng chào mào non,ép giọng chim cảnh

Nguồn: http://trâm.vn

Rate this post

Cách Bẫy Và Chăm Sóc Chào Mào Má Trắng

Chào anh em mùa này chim má trắng cũng tương đối nhiều, mình viết bài này để hướng dẫn anh em cách bẫy và chăm sóc chào mào má trắng

+Cách bẫy chào mào má trắng : Đối với chào mào bẫy đấu thì anh em chỉ nên chọn chú chim mồi bình thường để bẫy chứ không chọn chú mồi căng lửa.Vì chim má trắng sẽ không dám vào đấu,khi bẫy chào mào nên cho thêm ít trái cây trên lụp,mấy em này chưa có kinh nghiệm nên cứ gặp thức ăn là nhảy vào ăn ngay thôi.Đối với chim bẫy đấu thì đa số bắt được chim trống,trong lúc bẫy anh em thấy chim đổ bọng là biết chim trống mái dễ thôi.Và cũng có trường hợp chim mái bay vào ăn trái cây chúng tôi khi chọn được chú chim chào mào má trắng hay,có tố chất thì anh em bắt đầu quá trình chăm sóc.

+Chọn chào mào má trắng đực : Để chọn được chào mào má trắng trống mua lại của anh em khác hoặc mua ở cửa hàng thì anh em chọn chú chim nào đầu to,mình dài và to,lông đuôi dài,mào to và màu sẫm hơn các con khác.

+Nuôi dưỡng chào mào má trắng : Chim bắt về thì anh em tập cho chim ăn cám,tập cho chào mào tắm,thuần chào mào dạn người,ép giọng cho chào mào.Để cho chào mào học giọng thì anh em cần chọn thầy giỏi cả văn lẫn võ.Chim thầy phải siêng hót,hót hay,chơi đẹp sẽ tập chú chào mào hót hay chơi tốt.Anh em cứ treo chim má trắng gần chim thầy và trùm áo lồng không cho thấy mặt nhau để chim học giọng.Lâu lâu mang chim thầy ra chơi với chim má trắng và các con khác để chim má trắng học cách chơi của thầy.

Chim chào mào má trắng trong quá trình này cái hay thì học chậm mà tật xấu thì học rất chúng tôi em cần chú ý phải cho chim qua lồng tắm để tắm,chứ không cho tắm trong lồng,để sau này chim khỏi có tật xấu và dễ dàng lùa chim qua lồng khác.Tối ngủ thì phải trùm áo lồng lại để chim nghỉ ngơi,tránh chuột mèo làm chim sinh tật hoảng.Nếu không trùm sau này nếu có trùm áo lồng lại hay tắt điện là chim sẽ nhảy.Nếu phát hiện chim bị lộn mèo thì phải trị ngay chứ để lâu dài sẽ sinh tật,chú ý không huýt sáo cho chim hót làm chim kêu tiếng người ( huýt hiu).Không nên kè chim gần lồng nhau làm chim có thói quen bu lông.

Với chế độ chăm sóc như trên,sau khi chào mào má trắng thay lông lần đầu thì anh em có thể mang đi cội để dợt được rồi

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ép Giọng Cho Chào Mào Má Trắng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!