Xu Hướng 6/2023 # Cách Chọn Lựa Chim Cảnh Tốt Từ Dogily Petshop # Top 6 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Chọn Lựa Chim Cảnh Tốt Từ Dogily Petshop # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Lựa Chim Cảnh Tốt Từ Dogily Petshop được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bất cứ người nào nuôi chim cảnh, dù là chuyên nghiệp hay tài tử, ai cũng muốn lựa cho mình những con chim thật tốt mà nuôi. Tốt ở đây là tốt ở dáng vóc, ở giọng hót và cả ở tính nết cùng sức khỏe của con chim nữa.

TẠI SAO CẦN CHỌN LỰA CHIM TỐT ĐỂ NUÔI?

Chim nuôi cũng là một thứ của cải, hơn thế nữa nó còn là vật trang sức để chưng diện, để nhìn ngắm, để thưởng thức giọng hót… nên thử của cải đó mà vô giá trị thì thử hỏi đâu ai còn can đảm, còn hứng thú nữa mà tiếp tục nuôi?

Thử hỏi bạn có một con chim có giọng hót hay nhưng nó lại mù chột, hoặc cụt móng, hay bộ lông khô khốc xơ xác… thì bạn có húng thú gì khi trình diện nó trước thập mục sở thị của thiên hạ? Mà nếu vì tiếc giọng hót hay, bạn treo nó trong phòng để tự mình thưởng thức thì chắc chắn sự đam mê của bạn dành cho con chim cảnh đó cũng không nhiều? Vậy thì tại sao bạn phải tự đày đọa mình như vậy?

Bỏ tiền ra mua một con chim cảnh tốn hao bao nhiêu có thể bạn không tiếc. Công sức bỏ ra để chăm sóc hằng ngày cho chim đến mức độ khó nhọc nào chắc bạn cũng không tiếc, nhưng nếu mua phải con chim không ra gì, không có giá trị gì, chắc chắn bạn sẽ không hài lòng, và chỉ muốn mở cửa lồng để phóng sanh nó thôi!

Ngược lại, trong tay có con chim cảnh vừa ý, thì chắc chắn bạn sẽ sung sướng vô ngần, sẽ hạnh phúc biết bao, đồng thời cũng hãnh diện với bạn bè cùng sở thích với mình nữa. Nuôi đưọc những con chim quí như vậy, công của bỏ ra để nuôi dưỡng tốn kém bao nhiêu đi nữa bạn đâu có tiếc phải không? Bạn còn dự tính cho nó ở trong chiếc lồng khảm chạm đắt tiền để xứng vói nó nữa…

Xưa nay, dân nuôi chim cảnh thiện nghệ không ai chuộng luọng bằng phẩm. Nghĩa là người ta không cần nuôi số nhiều mà chỉ cần nuôi ít, miễn là con nào ra con nấy, đủ tài đủ sắc vẹn toàn, do đó ở nhũng nguòi này, lúc nào cũng có sự kén chọn tỉ mỉ.

Gặp con chim cảnh xứng ý, giá cao bao nhiêu họ cũng cố mua cho bằng đươc. Nếu vì lý do nào đó mua không được, họ cũng thao thức đêm ước ngày ao. Ngược lại, nếu vô phải con chim cảnh quá tầm thường thì quả là một sự bực bội, nuôi thêm ngày nào chỉ tốn công tốn của mà thôi…

Vì vậy khi chọn chim cảnh để nuôi, bạn không nên vội tin vào lời tỉ tê đường mật của mối lái, mà nên có kinh nghiệm của riêng mình. Việc này có thể rất khó khăn cho những bạn mới bắt đầu làm quen vói việc lựa chim cảnh, nhưng lại không mấy khó khăn đối với những người sành sỏi, kinh nghiệm lâu năm trong nghề…

Đã gọi là chọn thì phải lựa kỹ, kỹ được chừng nào tốt chừng nấy, dù phải mất thì giờ đi về năm bảy lượt! Ai dễ dãi thỉ càng dễ bị lầm, mà khi đã lầm thì coi như số tiền bỏ ra mua chim… bị lỗ lã nặng! Người nuôi chim nào cùng phải qua cầu “đoạn trường” này không ít thì nhiều. Càng bị lắm phen tiền mất tật mang mới có thêm nhiều kinh nghiệm! Vì đúng như lời của một tác giả viết sách nuôi chim cảnh, và cùng là một nghệ nhân nuôi chim lão luyên lâu năm đà nói: thiên hạ giấu nghề quá kỹ, không ai chịu chỉ dạy cho ai, dù là với đám con cháu hậu bối hạ mình năn nỉ, nhờ cậy… Nếu là nghề nghiệp làm ăn mà cố giấu vì sợ người ngoài cạnh tranh thì còn nghe được, đằng này chỉ là việc chơi, việc tiêu khiển cho vui mà thiên hạ cũng bo bo giấu kỹ thì quả là chuyện nực cười!

Tóm lại, muôn có con chim vừa ý mà nuôi thì bạn phải chiu khó chọn lựa thật kỹ:

CÁCH CHỌN CHIM CẢNH NON:

Nhiều người thích nuôi chim non, tức là chim sắp ra ràng, còn nằm trong tổ, còn khờ dại. Chim non là chim mói mả mắt được vài ba ngày, tức là khoảng vài ba tuần tuổi, cánh còn đâm lông ống, chân còn yếu đi chưa được và miệng thì hả choạc đòi mẹ đút mồi… Nuôi thử chim khờ dại này rất tốn hao công của, thế được cái lợi là lớn lên chim dạn với người, và tuổi thọ của nó kéo dài được mười lăm năm. Nếu nó trở thành con chim cảnh quí thật sự thì còn niềm sung sướng nào lớn hơn đối với bạn?

Đặt con chim non chưa giập bọng cứt lên lòng bàn tay, bạn nên dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn lựa đây?

Sức khỏe:

Chim cảnh non từ khi đưọc bắt trong tổ ở trên cây rồi mới mang ra cho chim, có thể phải mất thời gian đến vài ngày. Liệu trong thời gian đó, những con chim bé bỏng này có được người bán chăm sóc kỹ lưỡng không? Cho ăn uống no đủ không? Nếu trong thòi gian xa bố mẹ mà không được ủ ấm áp, lại không được đút mổi no đủ thì chim dễ bị mất sức và… tất sẽ khó nuôi, nếu không muốn nói là dễ chết.

Vì vậy ta phải chú ý đến phần sức khỏe của chim cảnh. Những chim nào nằm trên tay mà xoay trở mạnh, siêng há mỏ đòi mồi, nhất là rướn cổ lên cao để đòi ăn nhất là những chim còn khỏe mạnh. Chim có hiện tượng phàm ăn là chim nuôi mau lớn.

Chim non đặt giữa lòng bàn tay mà lúc nào cũng muốn ngủ, trong khi bầu diều lép xẹp là những chim yếu

Vóc dáng:

Nhìn một đứa bé sơ sinh, bạn cũng có thể đoán được vóc dáng của nó sau này lung dài vai rộng, hay còi cọc thấp bé, thì nhìn con chìm ta cũng có thể đoán được như vậy. Nên lựa những con đòn dài, phần đầu gồm cả mắt mỏ bình thường là đuọc chân cũng thế.

Với những con chim có dị tật như chột mắt, mỏ vẹo, chân yếu hoặc bị chút thương tật gì đó thì không nên chọn nuôi

Tất nhiên với chim con ở vào tuổi sắp ra ràng, khi chúng đã có đủ lông đủ cánh sắp bay được thì việ chọn lựa đối với bạn chắc chắn không gặp khó khăn nhiều nữa.

CÁCH CHỌN CHIM BỔI:

Chim bổi là loại chim cảnh già, chim lớn đang sống ở ngoài trời, loại chim này khôn lanh đáo để và rất nhát người. Có nhiều con nhát đến độ bắt cầm trong tay một lúc chúng lo sợ quá mà chết ngay. Có con nuôi trong lồng độ năm bảy ngày cũng chết, do chúng sợ người mà ăn uống cầm chừng, hoặc chịu đói khát mà chết. Những chim khác, tuy chịu ăn uống để sống, nhưng nuôi cả năm sau vẫn chưa chịu thuần thuộc, mỗi khi thấy chủ nuôi lại gần là bay loạn xạ, mặc cho da đầu bị tróc tóe máu và lông trên mình rơi rụng.

Nói đến chim bổi là nói đến sự quá nhát.

Thế nhưng, nhiều người vẫn thích nuôi chim bổi. Trước hết là chim này có giá rẻ hơn chim non rất nhiều. Kế đó là tuy nhát, nhưng một khi thuần được thì nó hót rất hay. Giọng nó người ta gọi là “giọng rừng”, tức là cái giọng nguyên thủy của giống chim đó chứ không lai căng giọng của chim khác. Chọn lựa chim bổi tất nhiên cũng như cách chọn chim non:

Sức khỏe:

Chim bổi thường được nhốt chung trong lồng giống nào theo giống nấy, tất nhiên thấy bóng dáng người đến gần là chúng bay nhảy loạn xạ. Nếu bạn chưa kinh nghiệm thì bạn sẽ chọn những chim ít bay nhảy, hy vọng là những chim này đem về nuôi mau dạn hơn những con quá nhát kia. Thật ra những chim bổi nào bay nhảy bạo nhất trong lồng của người bán mới là chim có nhiều sức khỏe, còn nhưng chú chim chậm chạp, không phải dạn dĩ đâu mà là… yếu sức đấy, và nuôi khó sống lắm đấy.

Con chim bổi có nhiều sức khỏe cũng thường là con chim mập mạp, có thể nó là chim “mới” vừa được đánh bẫy ở rừng về, mà cũng có thể đó là con chim đã chịu “ăn mồi” nên mới có sức khỏe tốt như vậy.

Điều này cũng giúp cho bạn biết thêm đưọc một điều hữu ích là nên chịu khó “rình mò” xem những con chim cảnh nào biết đến cóng mổ thức ăn bột mà ăn thì nên chọn trong số chim đó mà nuôi. Bỡi lẽ; đa số chim bổi mua ở chợ chim đem về đều không biết ăn bột, tức là thức ăn đo người nuôi chế biến, do đó chúng mới khó nuôi, mới dễ bị chết.

Thời gian đầu mua chim bối về, thuòng thì bạn phải cho nó ăn sâu hoặc cào cào một thời gian cho chúng quen vói nơi ở mới, sau đó mói tập tành cho chúng ăn bột, như bột đậu phộng ữộn trứng chẳng hạn.

Không ai có thể nuôi mãi chim cảnh bổi bằng cào cào và sâu tươi vì loại thức ăn này quá đắt tiền, mặc dầu vẫn biết nuôi bằng cào cào và sâu tươi thì mười con bổi chắc chắn sẽ sống mạnh được cả mười.

Vóc dáng:

Chim cảnh thấy người lạ gần hốt hoảng bay nhảy một lúc rồi cũng đậu lại mà thở, nếu ta đứng yên mà quan sát. Bạn nên quan sát cho nhanh để tìm được những chú chàng có vóc dáng vừa ý mà mua. Bạn có quyền nhờ người bán bắt hộ những chú chim mà bạn ưng ý, sau đó cầm trên tay để tỉ mỉ quan sát kỹ lại từng bộ phậm một trên thân mình chim, rồi mới quyết định lần chốt là mua hay không…

PHƯƠNG PHÁP CHỌN CHIM THUỘC:

Chim cảnh thuộc là những chim đã được nuôi nhốt trong lồng một thời gian dài, ít ra cũng một mùa trở lên.

Những chim cảnh này thường dạn dĩ, nhất là với những chim đã đứng lồng được ba bốn năm. Do chim đã thuần thuộc nên chúng không bay nhảy nhiều khi có người lại gần bên chúng, do đó bạn mói dễ quan sát chúng. Với con mắt nhìn và óc phán đoán tinh tường của bạn, bạn có thể không cầm con chim trên tay mà có thể biết được vóc đáng nó ra sao. Hãy nhìn và nhìn thật kỹ phần đầu đến phần chân, kể cả bộ lông của con chim mà đánh giá sự tốt xấu của nó ra sao.

Đã nói đến vóc dáng thì tiêu chuẩn bạn chọn phải là bộ phận nào trên mình chim cảnh cũng đẹp đẽ cả. Mình vóc to nhỏ là tùy vào ý thích của người nuôi, nhưng các bộ phận như phần đầu, mặt, mỏ sao cho thanh tú mới được chọn, và nhất là không bị một dị tật nào mới được. Đến phần chân cũng vậy, phải cao ráo, mạnh khỏe, lành lặn từ ngón đến các móng… Ngay đến bộ lông, phần đuôi phải đây đủ, lành lặn, mướt mát mới tạo cho chim có vóc dáng đẹp được. Tất cả mọi bộ phận phải hài hòa với nhau, không mang một tì vết nào mới quý.

Xin lưu ý với bạn, con chim nuôi thuộc là con chim cảnh có giá đặc biệt của nó, chứ không phải ít tiền mà mua đuọc. Vì vậy, bạn có thể dở khóc dở cười đó, nhớ là sự thiệt hại sẽ về mình, chứ không ai “gánh” giúp cho đâu! Thế nhưng thiệt hại về tiền thì có thể gánh được, nhưng cái nỗi buồn bực vì mua lầm do sơ ý thì chắc còn lâu mới khuây khỏa.

CÁCH CHỌN VÓC DÁNG CHIM CẢNH:

Như trên đã đề cập, vóc dáng của con chim cảnh được đánh giá tốt xấu ra sao phần lớn là còn tùy ở quan niệm mỗi nguời. Thường thì trăm người trăm tính trăm nết ít có ai giống ai, do đó đưa ra một công thức chung e rằng hơi khiên cưỡng.

Nhưng thường thì ai cũng thích chim có đòn dài, dù to hay nhỏ nhung dáng phải thon thả mới được. Loại chim cụt đòn, thân hình ngắn ngủn không được ai ưa.

Về phần đầu, không ai chọn chim cảnh có chiếc đầu to vì trông nó nặng nề, thô kệch. Những chim có đầu nhỏ và hơi dài được đánh giá là chim khôn lanh, dễ thuần dưỡng, nếu nuôi hót thi cũng mau “mở miệng”, siêng hót (giọng hay hoặc dở là một chuyện khảc), và nếu là nuôi để đá thì chim có đầu nhỏ lanh lẹ hon và lì đòn hơn.

Đôi mắt chim cảnh phải mở to, trong sáng, không có một tật bệnh gì. Quan trọng nhất là cái mỏ phải thanh tú, không to quá, không dài quá; mà cũng không ngắn quá so với các chim đồng loại với nó mới quí.

Mỏ chim cảnh phải thẳng, trông mạnh bạo, hàm trên hàm dưới trùng khớp với nhau như vậy mỏ mới có dáng mạnh, giúp chim hót hay, chiến đấu với địch thủ cũng giỏi.

Chân chim cảnh cần phải cao ráo, mạnh khỏe, các nsón và móng đầy đu, không mắc một vết thuong tật nào mới được chọn nuôi. Một con chim dù đẹp đến đâu, tài năng xuất chúng đến đâu mà chỉ bị cụt một móng không thôi cũng bị rớt giá, thậm chí không ai muốn nuôi nó nữa. Ai cũng muốn nuôi con chim với vóc dáng đẹp toàn vẹn.

Nói đến bộ lông của chim có lẽ cũng nền đề cập đến những sắc lông đặc biệt mà một số ít chim cảnh mang trên mình, ví dụ bạn gặp những con Họa Mi có chút dáng cánh màu trắng, hoặc phần ngực, bụng màu trắng; cũng có khi bạn thấy những con Chích Chòe thân màu trắng tuyền, hoặc Chích Chòe lửa có những chấm lông trắng trên mình như bông,.. Những con chim này tất nhiên là lạ lắm, và do lạ mới quí nên có giá cao hơn, mặc dầu tài nghệ của nó chưa chắc đã ăn đút được những chim đồng loại bình thường của nó.

Thói thường ở đời cái gì lạ đều quí cả. Nhiều người dư dả nhiều tiền lắm của họ chạy theo cái lạ, nên những con chim đó dù cao giá đến đâu những người giàu có vẫn chịu mua.

Tóm lại, một con chim có vóc dáng đẹp bao giơ cũng hấp dẫn người xem, dù hay hoặc dở người ta cũng dễ bắt cảm tình với nó.

CÁCH CHỌN TÀI NĂNG CHIM CẢNH:

Với chim non, chim bổi khi mới mua về, chắc chắn không ai tài nào đoán biết truớc đuọc tài năng của chúng sẽ ra sao. Bạn phải nuôi lau Iígày mói nắm bắt đuọc điều đó. Tuy nhiên, tài năng bạn có thể tập luyện cho chim cảnh được, nếu bạn có đủ kinh nghiệm về việc này.

Còn với chim cảnh đã thuần thuộc thì bạn không khó gì trong việc đánh giá tài năng của chúng. Chỉ cần “thử” một vài lần là bạn biết rõ nó ngay.

Với chim nuôi hót, bạn chỉ cần nghe chúng hót trong một vài buổi, trong một vài ngày để xem nó có siêng hót hay không, hay là lâu lâu mói chịu mở miệng hót một vài câu rồi ngưng bặt? Sau đó ta đánh giá giọng hót xem âm vực cao hay thấp, trầm hay bổng thế nào, có nhiều làn điệu hay không. Nếu con chim cảnh trước sau chỉ hót mãi một vài điệu nhàm chán thì tài nghệ của nó quá tầm thường bạn nên quyết liệt chối từ, dù giá nó có rẻ đến mức nào cũng mặc.

Đó là chim nuôi hót, còn chim cảnh nuôi để đá thì bạn lại càng khắt khe hơn trong việc chọn lựa.

Chim nuôi đá trước khi chọn tài năng cá biệt của nó, bạn còn phải chọn vóc dáng đặc biệt của nó nữa.

Con chim nuôi đá, bạn phải chọn phần đầu và phần chân rất kỹ mới được. Dù con chim đá đó là Họa Mi hay Chích Chòe thì phần đầu của nó phải mang những đặc điểm sau đây:

Đầu trẹt như đầu con rắn chứ không đượcc vun tròn lên. Chim cảnh có dạng đầu này nhanh lẹ, né đòn hay, đồng thời ra đòn cũng chính xác.

Mắt phải hơi méo một chút mới dữ. Chim cảnh mắt tròn như mắt của chim bồ câu là chim hiền,

Mỏ chim phải cứng, mạnh, có chiều dài vừa phải, và chót mỏ thẳng mới tốt. Cái mỏ rất quan trọng vì đó là thứ vũ khí lợi hại để mổ hoặc cắn xé kẻ thù.

Sau mỏ là chọn cánh. Cánh chim cảnh phải đầy đủ lông, phải mạnh khỏe, không mang thương tật. Khi đá, chim rất nhờ vào đôỉ cánh để chống đỡ cho thân mình khi té ngã, đồng thời cũng để giúp chim chịu đòn một phần nào.

Sau cùng là chân. Chân Ghim là một lọi khí sắc bén để quặp, bấu, móc thịt đấu thủ của nó, cho nên chân phải mạnh mẽ, ngón và các móng phải đầy đủ. Móng chim không được cong quặp, vặn vẹo mà có chiều dài vừa phải, đầu móng hơi cong, nhọn để bám chắc vào da thịt đối thủ của nó.

Bạn hãy nhìn một đôi chim khi đá nhau, chân của chúng như những gọng kềm bấu chặt vào chân kẻ thù, hoặc có khi bóp siết vào cổ khiến con chim kia phải nằm chịu trận, dù bị mổ vào đầu vào mặt hay vào mình lia lịa vơi những đồn như…. trời giáng, đến nỗi rách cả da thịt máu tuôn xối xả. Vì vậy, với chim đá mà mỏ và móng chủ nuôi không quan tâm lựa chọn là… thua.

Tóm lại, vóc dáng của con chim là cái đẹp ngoại hình của nó cần phải có, bạn nên có chọn lựa những con chim cảnh có vóc dáng đẹp mà nuôi. Những chú chim xếu mã không được ai ưa chuộng cả, và giá nó rất hạ.

CÁCH CHỌN GIỌNG HÓT CỦA CHIM:

Khi lựa con chim non về nuôi không ai có đủ tài để phát hiện trước là tương lai con chim cảnh đó hót hay hay không. Nguòi ta chỉ biết nuôi dưỡng cho nó khôn lớn, rồi sau đó mới chọn lựa giọng hót. Vì vậy con chim con nuôi lên chưa chắc đã dùng được, vì một khi nó không có giọng hót hay thì người nuôi bắt buộc phải loại ra thôi. Nuôi chim con cũng là chuyện cầu may “năm ăn năm thua” chứ không phải nuôi con nào là chắc con nấy.

Và khi đứng truớc một con chim trưởng thành mà chưa nghe nó hót, cũng không ai tài nào đoán đuọc tài nghệ hót của con chim cảnh đó ra sao. Nói rõ ra, bạn cần phải tự mình nghe con chim đó hót đã, mà không những nghe một lần mà ít raa cũng vài ba lần mói có thể đánh giá đúng mức tài nghề của con chim đó hay hoặc dở. Mọi phán đoán một cách vội vàng đều là sự võ đoán không hay ho gì cả.

Con chim cảnh có giọng hót hay, trước hết là con chim siêng hót, chất giọng của nó phải có nhiều âm điệu, và biết luyến láy tài tình. Mặt khác, qua giọng hót ta thấy nội lực con chim phải mạnh mới được chọn.

Chim có giọng hót hay, nhưng thỉnh thoảng mới chịu nhả ra một vài câu rồi nín bặt thì đâu được đánh giá là chim cảnh hót hay. Mặt khác, nó tuy siêng hót, cái mỏ há ra liên hồi, nhưng lại toàn là đôi ba câu được lặp đi lặp lại mãi thì đâu có gì xuất sắc.

Giọng hót hay là giọng hót mang nhiều âm điệu, âm sắc có to có nhỏ, có trầm có bổng khiến người nghe phải say mê theo dõi mới được.

Tất nhiên những con chim tài hoa nlur vậy bao giờ nó cũng có cái giá cao của nó. Nhưng dù sao chọn được con chim vừa ý mà nuôi bao giờ cũng đem lại sự hứng thú cho mình, nên giá có đắt cũng chưa hẳn là một trở ngại. Chỉ sợ phải mua lầm những con chim cảnh tuy bề ngoài đẹp mà, giá hời nhưng lại tài nghề chẳng ra gì mới… đau khổ.

CÁCH CHỌN THẾ ĐÁ CỦA CHIM NUÔI ĐÁ:

Với người có kinh nghiệm về chim cảnh nuôi đá, họ nhìn con chim cũng có thể đoán được một phần nào tài nghề của nó khi ra đấu trường. Nhưng, cái biết đó cũng chỉ là đoán mò mà thôi chứ không ai dám quả quyết đúng cả trăm phần trăm được.

Ngay bầy chim con nuôi lên để đá, tuy đã lựa chọn kỹ từ đầu, nhưng khi chúng lớn lên đâu phải con nào cũng xuất sắc tài nghệ cả đâu. Lớn lên, chúng phải tập dượt đến trầy vi tróc vảy nhiều lần, rồi chủ nuôi phải gạn lọc năm bảy lượt mới mong tìm được những con có thực tài mà nuôi. Tất nhiên, những chim bất tài bị loại, một là để nuôi hót (nếu chúng có tài hót) còn không thì phải thả vào rừng.

Muốn chọn một con chim đá mà thôi, hoặc đúng ra muốn biết con chim cảnh đó đá hay đến mức nào thì ta phải tận mắt chúng kiến cuộc thi tài của nó.

Cách đá của chim cũng có đòn có thế đàng hoàng chứ không phải chụp bậy, mổ bậy. Đòn thế cũng có con hay con dở, có những đòn hễ tung ra là mạnh như… trời giáng, có những thế đưa ra rất quỉ khốc thần sầu, khiến đối thủ của nó phải co ro chịu phép. Chim đá như vậy mới là chim hay.

Chim đá mà cứ nghe bịch bịch, cắn mổ đối thủ mà chỉ chọn ở chỗ nhiều lông mà rứt mổ thì đâu phải là chim đá hay. Những con nào biết dùng chân khóa chân đối thủ. hoặc bóp cổ, bấu mặt đối thủ mà không chịu rời, còn mổ thì chỉ mổ vào những chỗ hiểm như vào mặt, vào mắt, vào chân, vào ngón làm cho đối thủ của nó vô cùng đau đớn, tê liệt và mang thương tật nặng phải thua cuộc mới là chim tài giỏi để chọn nuôi…

Tóm lại, muốn có con chim hót hay hoặc đá giỏi, một là bạn chọn mua ngay những con tài nghệ tuyệt vời có sẵn, tất nhiên với giá cao, hai là bạn tự nuôi chim con lên rồi sau đó lựa chọn lại. Cách lựa chọn không phải là một đợt mà là nhiều đợt. Cứ mỗi lần lựa chọn thì những con tài nghệ quá tệ phải thải ra, những chim còn lại cứ tập luyện tiếp, rồi lại lựa…

CÁCH CHỌN TÍNH TỐT CỦA CHIM CẢNH:

Tính nết của chim cảnh phần lớn là do bẩm sinh, phần nhỏ là do ảnh hưởng đến những chim cảnh treo gần nó. Vì rằng chim có khả năng học được giọng hót cua chim khác, nhưng đồng thời nó cũng học được tính nết của các chim khác mà nó nghe được hay thấy được tận mắt. Do đó, nên người ta mới nuôi cảnh chim bậc thầy để huấn luyện cho bầy chim nhà.

Tính tốt hay xấu của chim cảnh được đánh giá qua điệu bộ của nó là chính. Điệu bộ này bộc lộ rât rõ vì nó dễ lộ chân tướng ra cho mọi người chung quanh hay biết.

Chim có điệu bộ tốt thì không sàng cầu, không lộn mèo không chịu nhảy xuống bố lồng, không tắm cóng… Đại khái là như vậy. Tất nhiên, là mỗi giống chim cảnh đều có những tính nết gần như khác nhau. Chẳng hạn giống Chích Chòe than ưa lộn mèo trong lồng (xấu), Khướu có nhiều con không chịu xuống bố lồng mà chỉ đứng trên cầu rồi chúi mỏ xuống bố lồng để gắp cào cào mà ăn (xấu), còn Họa Mi thì sàng cầu (xấu), Sơn Ca không chịu lên để khi hót…

Với những chim cảnh có những tật xấu như vậy, tất nhiên là không được ai ưa chuộng, mặc dầu có những tật xấu của chúng có thể tập luyện lại được.

Nếu gặp con Khướu vừa hót vừa múa, nếu gặp con Họa Mi khi hót cứ đứng yên vị trên cầu trong khi mỏ cứ há ra mà hót say sưa, là những con chim cảnh có điệu bộ tốt thì giá nào người ta cũng chấp nhận cả.

Tóm lại, nuôi chim cảnh bạn phải biết cách chọn chim tốt mà nuôi. Những chim tầm thường về tài nghệ ta nên khước từ, nuôi chỉ tốn công tốn của, vô ích. Bạn phải vận dụng đến sự hiểu biết của mình, đến kinh nghiệm sẵn có của mình, hoặc nhờ một nghệ nhân giàu kinh nghiêm nào đó góp ý thì mới có những con chim cảnh tốt ưng ý mà thôi…

Cách Chọn Lựa Và Đánh Giá Chim Vành Khuyên

Posted on by chimcanh

Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt. Cách phân biệt khuyên trống mái theo kinh nghiệm Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt. VD thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng….

1./ Phân biệt khuyên trống mái bằng cách thổi tu: Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác ko cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.

2./ Phân biệt khuyên theo mầu lông: – Chim trống thì có mầu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông người trên lưng có mầu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì mầu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn. – Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trống có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối. – Lông bụng phía dưới của chim trống có mầu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trống sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%. – Có một đăc điểm cần lưu ý: họa của chim trống thường to và dầy có mầu trắng sáng, còn chim mái họa thường nhỏ và mầu sẽ xỉn và tối hơn. Theo cách chọn này thì cũng không chính xác tuyệt đối.

3./ Phân biệt khuyên trống mái bằng tiếng kêu: – Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn. – Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Các bạn lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.

Các cách chọn khuyên mộc Xin nói trước với các bạn là vóc dáng không quyết định gì tới tiếng hót hay, chỉ thuần túy để ngắm cho sướng mắt thôi, nếu mà dáng đẹp tiếng hay thì ai mà chẳng thích. – Bộ đẹp thì nhỏ dài cao, thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. – Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. – Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn. – Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn. – Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ. – Lông đuôi của con chim thế nào là đủ tiêu chuẩn: lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.

Xin nêu một số kinh nghiệm chọn khuyên mộc, nếu muốn chọn được con chim mộc đẹp mà trong lồng nhiều quá nhìn sẽ khó chọn . – Nhìn thẳng cửa lồng: Bình thường chúng ta hay nhìn thẳng cửa lồng như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và mặt. – Nhìn từ đỉnh lồng: nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay ko xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn . – Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được môt phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết. Chú ý khi nhìn bắt mộc lúc các bạn nhìn tay cầm cây móc chim gõ nhẹ vào lồng con chim hơi giật mình và mặt sẽ ngơ ngác lúc đó là lúc sẽ lộ ra hết vẻ đẹp của con chim.

Các bộ vóc dáng của vành khuyên BỘ NHỎ DÀI, CAO Thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.

BỘ NGŨ ĐOẢN Bài ở trên là bộ chim nhỏ dài, còn có một loại bộ chim đẹp các bạn lưu ý đừng bỏ qua đó là bộ chim NGŨ ĐOẢN, bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài, tướng con chim, mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn tóm lại là cái gì cũng ngắn. Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó. BỘ TO DÀI Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Có vài người ở HÀ NỘI được sở hữu em cũng có một con như vậy có một đặc điểm các bạn lưu ý là tất cả những con to của các bác ở HN cũng như của em là líu rất tệ líu ngắn ko đảo tiếng tất nhiên là cũng có thể có những con tiếng hay. Phải nói là nhìn thì rất đẹp gọi to tiếng đanh các bạn cứ lấy tiêu chuẩn của khuyên nâu ra so là sẽ thấy khác ngay

BỘ VAI TO ĐẦU TRÒN Những con chim này thường thì người ta không thích lắm vì trông ko được đẹp lí do là nhìn vai to đầu tròn mặt con chim nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim thì người chơi hay gọi là mình CỦ ĐẬU. Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu chơi bền, dễ chơi tất nhiên là cũng có con hay con dở. Vì đây là sở thích hình dáng con chim của mỗi người. Nếu mà con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất õng ẹo mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con ô mai xấu, mà đĩ tìm được con chim đẹp tiếng hay thì quả thực là khó và mất nhiều thời gian.

ST: http://svcvietnam.vn/

Cách Chọn Mua Chim Cảnh ?

Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm? Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng… ). Không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!

Chim rừng

Là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy…

Chim sơn ca

Chim cảnh nhỏ

Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.

Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.

Chim nói

Một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc…; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.

Cách Chọn Chim Chích Chòe Lửa Tốt

Nuôi một con chim hót, dù biết cái “thân phận” nó nhỏ nhoi, nhưng ai cũng coi đó là thứ quí hiếm, là vật trang trí góp phần làm tăng sự sang trọng cho ngôi nhà nhỏ của mình.

Khi chọn một con chim để nuôi, dù là giống chim gì, nghệ nhân nào cũng cố chọn cho mình một chú chàng có vóc dáng điệu bộ thật tốt đúng với sở thích của mình mới mãn nguyện!

Với Chích Chòe Lửa, người ta lại càng chọn lựa kỹ hơn, vì Chích Chòe Lửa khác với Chích Chòe Than, có con đuôi dài, có con đuôi ngắn; có con thân lớn, có con lại thon mình… Mà khổ nỗi, để riêng ra từng’con một thì con nào cũng có vẻ đẹp riêng, chim nào cũng xứng đáng để cho mình nuôi cả!

Với Chích Chòe Lửa, thường giới chơi chim cảnh phân loại như sau:

– Chim nhỏ con (thân mình thon nho).

– Chim lớn con (vì có thân to).

– Chim đuôi dài (từ mười lăm phân trở lên).

– Chim đuôi ngắn (từ mười lăm phân trở lại).

Đó là cách chọn từng phần. Nhưng ý thích của người nuôi chim không chịu dừng ở đó:

– Có người muôn chọn con chim thân mình nhỏ mà đuôi thật dài, vì cho như vậy nó mới có vẻ đẹp thướt tha.

– Có người thích chọn con chim minh to nhỏ gì cũng được, miễn là đuôi ngắn để mỗi khi chim kêu “pặc! pặc!” thì cái đuôi giựt mạnh lên cao ra vẻ hùng dũng, mạnh bạo (chim đuôi dài vì nặng, nên đuôi không thể đánh cao lên được).

– Có người lại thích nuôi Chích Chòe Lửa mình nhỏ đuôi ngắn, cho như vậy mới đồng thanh đồng thủ…

Ý thích chọn con chim Chích Chòe Lửa quả thật là mỗi người mỗi khác, không ai giống ai.

Thật ra, chọn được con chim để nuôi đúng với ý muốn của mình là việc nên làm. Vì một khi có ưng ý ta mới tận tâm chăm sóc cho con chim đến nơi đến chốn được.

Thế nhưng, chúng ta nên nhớ một điều, chủ quan như vậy không phải là một điều hay, vì nếu đi dự thi hót, con chim thí sinh được chấm đồng điểm trong cả ba phần:

– Giọng hót.

– Điệu bộ.

– Vóc dáng.

Giọng hót là tài riêng của mỗi con chim, hay hoặc dở là điều ai cũng có thể nhận ngay được. Nhưng phần điệu bộ và vóc dáng thì liệu đánh giá chủ quan theo cách của mình có được hay không? Con chim của mình nuôi, tự mình cho là đẹp, nhưng khi ra trường, trước Ban Giám Khảo, trước hàng trăm khán giả đố dồn mắt vào để phân tích, liệu mình lúc đó có bảo vệ được quan điểm chủ quan của mình cho con chim được hay không? Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.

Vì vậy, khi chọn cho minh con Chích Chòe Lửa để nuôi (hay bất kỳ một con chim nuôi thi hót, thi đá nào khác cũng vậy), ta cần phải có những nhận định khách quan. Như vậy có lẽ cũng chưa đủ, nên cần có sự góp ý của những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề hơn mình, thì may ra mới chọn được con chim tốt mọi mặt để nuôi cho khỏi phí công, tốn của.

– Chọn vóc dáng: Vóc dáng con chim tốt xấu như thế nào là do trời sinh ra nó như vậy. Chủ nuôi dù tài tình khéo léo đến đâu cũng không sao sửa đổi được, dù là một chi tiết nhỏ nào đó. Theo kinh nghiệm của số đông nghệ nhân nuôi chim lâu năm thì họ đánh giá vóc dáng con Chích Chòe Lửa gọi là đẹp theo những tiêu chuẩn sau đây:

– Phải là chim ngũ trường: tức là năm phần đầu, mỏ, chân mình, đuôi đều dài cả mới là chim có dáng đẹp.

– Nếu không ngũ trường thì ngũ đoản cũng tốt. Tức là năm phần đầu, mình, chân, đuôi, mỏ đều ngắn hết. Con chim vóc dáng như vậy trông rất gọn gàng.

– Chim thon mỏ nhỏ đầu: Chim đầu nhỏ trông nhanh nhẹn hơn. Còn thon mỏ là mỏ ngắn mà đầu chót mỏ không cong quặp xuống như mỏ diều hâu. Mỏ chim như vậy thường dày và mạnh, vừa hót hay vừa đá giỏi.

– Bộ lông toàn thân mượt mà vì là lông mới thay. Bộ lông này ép sát vào mình khiến con chim thon mình trông gọn gàng đẹp đẽ hơn. Lông cánh và lông đuôi không gãy. Đuôi to bản mới tốt.

Như vậy là đầu chim to hay nhỏ, đuôi dài hay ngắn không được coi là chi tiết quan trọng.

– Chọn điệu bộ: Điệu bộ của mỗi con chim cũng chẳng khác nào thói tật của con người. Có con điệu bộ tốt có con điệu bộ xấu.

Một phần là do bẩm sinh, một phần là do chim học hỏi được ở những chim khác, theo kiểu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Vì vậy, nếu chủ nuôi kiên tâm trì chí và khéo léo trong việc tập tành sửa đổi thì có thể giúp chim bỏ dần được những điệu bộ xấu mà học hỏi được những điệu bộ tốt được. Với chim con nuôi lên, thì điều này không khó lắm, nhưng với chim bổi mua về thì chỉ có cách loại bỏ mà thôi.

Chích Chòe Lửa có điệu bộ sau đây, được đánh giá là tốt:

– Khi đứng hót đầu ngẩng cao, tỏ khí thế tự tin ở tài sức của minh.

– Cánh xệ như gà tre sung độ, nói lên sự hùng dũng, không khuất phục trước đối thủ nào.

– Giựt đuôi (đánh đuôi) mạnh bạo. Tiếng kêu “pặc!pặc” đanh thép.

– Khi hót, hai chân đứng thẳng lên (cao cầu) và dạng chân ra, tạo thế đứng vững vàng.

– Không bay loạn xạ trong lồng như chim bổi, chim nhát, khiến bộ lông đuôi bị tưa, xước.

– Không đứng trên cóng, hoặc ngủ trên cóng.

– Không đứng mãi một chỗ trên cầu mà phải xoay trở linh động.

– Không cắn phá lông đuôi (trừ trường hợp chim có rận mạt tấn công…)

– Về việc sửa đổi tính xấu của chim thì mỗi nghệ nhân có cách riêng của họ. Nhưng, thường là do áp dụng những mẹo vặt để giúp chim bỏ thói quen cũ mà tập tành thói quen mới.

Chẳng hạn trừ bỏ việc chim đứng cóng, thì hạ thấp cóng ăn có cóng uống xuống mức thấp, bằng hay dưới mức cao của cần đậu. Giống chim thì thích đậu nơi cao ráo chứ không chịu đậu cành thấp. Nếu cóng bị hạ xuống thấp thì nó lại đậu trên cầu, và đậu lâu ngày sẽ quen. Cũng như chim Sơn Ca, nhiều con không chịu bay lên dù mà đứng, thế mà cũng có cách tập cho nó bỏ tánh xấu này được không khó khăn lắm (Xin đón đọc Kỹ thuật nuôi chim Sơn Ca của Việt Chương).

Vóc dáng của con chim thì có thể nhìn sơ qua một đôi lần là có thể đánh giá tốt xấu ra sao được dễ dàng. Nhưng, chọn điệu bộ thì phải “tiếp cận”con chim nhiều lần, hoặc nhiều ngày thì mới nắm vững được. Vì nhiều con có ẩn tướng cả tốt lẫn xấu thỉnh thoảng mới xuất đầu lộ diện ra.

Tất nhiên, ta không nên vội tin vào lời lẽ của người bán, vì cả tin vào lời “thật thà lái trâu” thì có… khả năng rước con chim xấu về nuôi!

Ngoài ra, ta phải chọn con chim nào có giọng hót thật hay mà nuôi, hay ít ra cũng đoán biết được giọng hót của nó có triển vọng đến mức nào trong tương lai.

Con chim có giọng hót hay không chỉ là con chim siêng hót, mà hót được nhiều giọng, và chuyển đổi giọng một cách tài tình, khiến người nghe phải say mê theo dõi mãi. Phải chịu khó theo dõi con chim để nghe nó hót nhiều lần trong ngày như sáng, trưa, chiều ra sao. Có khi phải theo dõi liên tiếp nhiều ngày để biết rõ được mặt xấu mặt tốt ở điểm nào… để khi mua về còn liệu cách mà tập dượt có hiệu quả hơn.

Điều sau cùng, chúng tôi xin được phép đề nghị với quí vị là nên chọn con chim tốt mà nuôi, nếu mình có đủ khả năng để làm việc đó.

Thà là nuôi ít mà toàn là chim tốt, còn hơn là nuôi số nhiều mà con nào cũng không được vừa ý…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Lựa Chim Cảnh Tốt Từ Dogily Petshop trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!