Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Lồng Nuôi Chim Khuyên Như Thế Nào Là Tốt Nhất? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bên cạnh một chiếc đẹp, đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ, thì chúng ta còn rất nhiều yếu tố khác để xem. Bạn nên nhớ rằng chiếc lồng là nhà của chim, và con chim chỉ khẻo, đẹp khi ở trong một căn nhà phù hợp. Do vậy, chúng tôi xin bày với các bạn về những điều lưu ý trong việc sử dụng lồng chim khuyên.
Một chiếc lồng chim khuyên đầy tính thẩm mỹ, đẹp mắt không chỉ thỏa mãn cho chủ nhân, mà còn khiến nhiều người đánh giá cao về con chim “chủ nhà”. Do vậy, một chiếc lồng được thiết kế tinh xảo sẽ mang đến cho bạn sự thích thú, và xen lẫn niềm tự hào về thú chơi chim. Trên thị trường, ta có rất nhiều loại lồng chim, và bạn có thể theo nhu cầu và sở thích để lựa chọn loại lồng tròn hay vuông. Bên ngoài lồng, bạn nên lưu tâm đến những chi tiết trạm chổ tỉ mỉ, những hoa văn thủ công tinh xảo, và màu sơn nên trang nhã, tinh tế.
Tối đa hóa tính hữu dụngTất nhiên, một căn nhà đẹp ở nước sơn thì là chưa đủ mà nó còn phải có đầy đủ trang thiết bị nội thất. Và lồng chim khuyên bên cạnh việc đẹp thì nó còn phải phù hợp nhiều khía cạnh cho chú chim yêu quý của bạn.
Chiều cao và nan: Bạn cần lưu ý về mặt chiều cao khi phải đảm bảo được đủ không gian phù hợp cả khi chim của bạn đã phát triển khỏe mạnh nhất. Tiếp nữa, số nan trên lồng nên hơn 68 nan, và khoảng khách giữa các nan nên từ 1,4 đến 2 cm. Điều này giúp chim không bay ra ngoài nhưng bạn cũng có thể thao tác, đùa giỡn với chim. Những chiếc lồng này sẽ cho chú chim của bạn một khoảng không gian rộng lớn. Nhiều anh em cho rằng nên lựa chọn một chiếc lồng tròn sẽ tốt hơn.
Cóng thức ăn và máng nước: Nên bố trí nước và cám ở hai đầu riêng biệt để giúp chim vận động tốt cho cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn thấy chim có thói quen tắm ở trong máng nước thì bạn nên dùng những ống thủy tinh là tiện lợi.
Chọn Lồng Chim Như Thế Nào Cho Phù Hợp
Chọn lồng chim như thế nào, cách bố trí lồng ra sao, hẳn người mới chơi còn cạp rạp chưa rành, chưa quen. Khi bạn biết cách chọn lồng chim cũng như cách bày trí lồng chim thì những chú chim của bạn sẽ khỏe khoắn, lông đẹp và hót hay hơn rất nhiều. Để lồng chim được tốt và bố trí đẹp cho chim mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Tùy theo sở thích mỗi người xài lồng tròn hay lồng vuông cho , ở miền nam đa số xài lồng tròn, miền trung lại xài lồng vuông. Nhưng lồng chim Chào mào cần phải rộng để chim bay nhảy, lồng phải cao hơn hoặc bằng 80 cm, giúp chim tránh bị yếu khi sống trong lồng nhỏ thời gian dài.
Đối với lồng tròn thì nên xài loại lồng 64 hoặc 68 nan. Nhưng lồng 68 được anh em chơi nhiều nhất, vì không gian rộng và bố trí cầu dễ dàng cho chim di chuyển. Đối với lồng vuông thì nên chọn loại lồng mặt 17 nan Huế là hợp lý nhất.
Có người hỏi nên nuôi chào mào bằng vuông hay tròn. Mình xin trả lời là tùy theo sở thích của mỗi người và cách chơi của chú chim. Còn đối với bản thân mình thì mình chọn lồng tròn, nuôi lồng tròn thấy chim bộc lộ được hết tố chất.
Cách bố trí cầu cho lồng chim Chào mào:Chọn loại cầu có đường kính khoảng 1 cm. Không chọn loại to hơn, hoặc nhỏ hơn. Chọn loại nhỏ làm cho chim bám không hết cầu và một thời gian móng sẽ dài ra nhanh và lúc chim bay nhảy sẽ khó khăn, xui thì dính vào nan lồng hoặc áo lồng làm gãy móng, mất móng. Còn chọn cầu to thì làm cho chim bám không hết cầu chim sẽ ra móng chào mào bị cong, vẹo và cầu bằng gốc, cành, rễ cây cũng làm móng chim ra không đều. Cầu thì có loại cầu ngang, cầu bán nguyệt, cầu uốn lượn. Nhưng nên chọn cầu ngang. Và trong lồng chỉ nên xài 3 cầu là được.
Đặt cầu ngang chính phía dưới, nên đặt ở giữa lồng để bố trí thêm 2 cầu phía trên. Cầu ngang chính này cần cách đáy lồng khoảng 10 cm, để cho đuôi chim không đụng đáy và dính phân.
Với 2 cầu ngang phía trên đặt 1 cái phía trên 1 cái dưới 2 cầu đó cách nhau khoảng 3 -5 cm là được. Đặt 2 cầu ngang cầu chú ý cách với thành lồng 10 – 15 cm để chim bay nhảy, chuyền cầu không bị chạm lông đuôi vào thành lồng. Và 2 nan này phải đặt sao cho khi chim đứng thẳng thì đầu chim phải cách đỉnh lồng 5 cm, để tránh chim bị đụng mào vào đỉnh lồng và cảm giác khó chịu.
Cách bố trí cóng, móc thức ăn trong lồng chim Chào mào:Nên đặt cóng thức ăn cao hơn cầu khoảng 2 – 3 cm. Bố trí cóng nước ở phía dưới, thức ăn ở cầu phía trên, không nên đặt gần nhau để chim di chuyển thường xuyên giúp chim khỏe mạnh và tránh bị mập. Nếu chim có tật tắm trong cóng thì có thể dùng ống nước thủy tinh.
Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: thì hay dùng lồng lọai to, đối với lồng tre thì lọai lồng thường dùng là lồng từ 60 nan đến 80 nan, phổ biến là lồng 68 – 72 – 76 nan. Riêng khu vực Bình Định và khu vực Phú Yên giáp ranh Bình Định thường hay sử dụng lồng sắt (đây cũng là 1 nét đặc trưng của người chơi chào mào ở xứ Bình Định) , lồng sắt cũng to tương đương lồng tre 64 – 76 nan. Khu vực này đa số sử dụng lồng tròn và hầu như ít khi dùng lồng vuông để nhốt chim.
Khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế:hay dùng loại lồng vuông, lồng vuông ở Huế và Đà Nẳng thì có điểm khác biệt nho nhỏ về kiểu nhưng nhìn chung kết cấu thì giống nhau. Khu vực này đa số dùng lồng vuông để nhốt chim, lồng tròn vẫn được dùng với tỉ lệ ít hơn, lồng sắt hầu như rất ít khi có người dùng.
Khu vực Phía Bắc:Tỉ lệ dùng lồng tròn và lồng vuông tương đối là ngang nhau, đặc trưng của khu vực phía bắc là dùng lồng tròn làm bằng chất liệu tre Tàu, nóc lồng có máy bằng. Lồng tròn được sử dụng khỏang 52 – 60 nan có chiều cao giống như lồng sơn ca nhưng ngắn hơn. Lồng sắt ít được sử dụng ở khu vực này.
Khu vực Phía Nam:Thường hay sử dụng lồng tròn và rất phổ biến, kích cỡ lồng thì rất đa dạng, lồng tròn cao lọai giống sơn ca từ 52 – 60 nan, lồng kiếm 60 – 64 nan đến lồng tròn 52 – 56 – 60 – 64 – 68 – 72 – 76 vì khu vực này có nhiều dân nhập cư, họ mang theo tập quán nuôi chim của khu vực mình vào phía Nam. Lồng vuông có tỉ lệ sử dụng không đáng kể, lồng sắt cũng được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam.
Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không chuột sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra – phiền toái cho chuột và cho cả mình nữa.
Lồng mới khi mua về ta nên quét lên lồng 1 vài lớp nhớt hoặc hổn hợp dung dịch khác (tùy theo sở thích từng người) nhằm tránh cho lồng bị mối mọt làm hỏng.
Ngoài Bắc thì người chơi lồng cũng tạp nham lắm, tùy theo phong cách của từng người. Chỉ có điều loại lồng to trên 60 nan – đường kính 35 trở lên thì rất ít, nếu có chỉ để ở nhà vì mang đi cội khá cồng kềnh, không cơ động.
Lồng tròn: Chủ yếu là lồng Vác, lồng tầu, lồng nóc bằng có nhưng ít người chơi hoặc mới chơi thì mới dùng vì loại nóc bằng giả tầu hay là tầu thật chim dễ sinh tật bám nóc và nhìn không đẹp (theo quan điểm của TM). Chơi chủ yếu là loại lồng tròn chuẩn (56 nan – 5 vanh có 1 vanh kép – DK 33cm) – chất liệu tre già hoặc trúc là thông dụng nhất. Một số người thích kiểu như thế này nhưng là lồng tầu. Nữa là có người thích chơi lồng trơn nhưng cũng có người thích lồng đục chạm ít nhiều hoặc rất cầu kì.
Lồng vuông: chủ yếu là lồng vuông Huế – rất thông dụng và được ưa chuộng cho những ai thích lồng vuông.
Ngoài ra còn chơi cả lồng thái xịn hoặc thái vác (kiểu dáng thái nhưng làm giả lại vở Vác). Rồi có những người thích chơi theo phong cách riêng tìm những kiểu lồng đẹp rồi đặt mua về hoặc làm giả kiểu từ Vác.
Cách đặt cầu cho lồng chào màoTùy theo phong cách chơi chào mào của từng vùng miền mà cũng có cách đặt cầu khác nhau:
Khu vực miền Bắc thì hay đặt 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Cũng có người đặt 2 – 3 cầu lượn nhìn cho đẹp và phù hợp với kích thước của lồng. Ít khi đặt 2 cầu song song.
Khu vực miền Trung đa số sử dụng lồng vuông nên hầu hết đều có 1 cầu chính, thỉnh thỏang có người sử dụng 1 cầu chính * 1 cầu phụ cho lồng vuông. Đối với lồng tròn thì thường đặt 1 chính * 1 phụ.
Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang do đặc thù hay chơi lồng lọai to từ 64-80 nan nên cách đặt cầu cũng rất nghệ thuật, đa số nghệ nhân đặt từ 2-3 cầu song song, cầu thuờng là câu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn. Nhìn rất phù hợp với kích cở của lồng.
Khu vực miền Nam thì hay sử dụng lồng tròn nên cách đặt cầu cũng đơn giàn là 1 cầu chính và từ 1 – 2 cầu phụ kèm theo. Nếu sử dụng lồng vuông thì thường là 1 chính + 1 phụ, nếu sử dụng lồng to thì vẫn theo cách đặt cầu của khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang.
Cho Chim Vành Khuyên Ăn Cám Như Thế Nào Là Đúng?
Chim vành khuyên luôn được nhiều người chơi chim cảnh ưa chuộng vì tiếng hót hay. Nên loại chim này ngoài làm kiểng, thì còn được dùng trong thi đấu. Tuy nhiên, để chim có thể lực tốt, phát triển đều đặn, tiếng hót hay thì chúng cần phải có khẩu phần ăn riêng. chúng tôi xin hướng dẫn các bạn mới tập chơi chim biết cách cho chim vành khuyên ăn cám theo cách đúng nhất.
Khoảng thời gian tốt nhất để tập cho chim ăn cám là sau khi chim đã thay lông xong.
Ngoài cám trộn theo tỉ lệ, thì bạn cần cho chim vành khuyên ăn cùng với táo tàu (nho), và kết hợp cả với dế (cào cào hoặc châu chấu đều được).
Bạn đừng quên hằng ngày phải vệ sinh cho chim vành khuyên bằng cách tắm đều đặn. Ngoài ra, khi tắm thì các bạn cũng tiện tay vệ sinh luôn cầu, vanh dế đều đặn. Điều này sẽ tránh cho chim bị vỡ họa. Bởi vì khi ăn mồi tươi và hoa quả, thì chim đều quẹt mỏ vào cầu hoặc vanh dế khiến vanh dế (cầu) bị bẩn.
Chim phải được dợt tập hót cố định 2 ngày / 1 lần, và thời gian mỗi lần khoảng 2 tiếng.
Nếu bạn quan sát thấy chim nhảy nhiều, thì các bạn nên cho chim ăn cam. Nhưng khẩu phần ăn tối đa của chim cho việc ăn cam là khoảng 1 tuần / 2 lần.
Mùa hè, các bạn nên thay nước cho chim khoảng 2 lần/1 ngày. Đặc biệt, bạn nên tránh treo chim nơi nắng gắt vì thời tiết khắc nghiệt sẽ làm nước trong cóng bị nóng theo. Điều này làm chim không dám uống, và bị hốc, xõa cánh, há mỏ, thậm chí là bị đi ngoài. Còn vào mùa đông thì các bạn không nên cho chim ăn cam, vì điều này làm chim bị hạ lửa. Nếu bạn thấy thời tiết lạnh, thì bạn nên bổ sung thêm mồi tươi như dế, sâu quy. Nhưng vẫn tuân thủ chế độ tắm nên 2 ngày 1 lần. Điều này sẽ khiến cho chú chim vành khuyên yêu của bạn sẽ luôn luôn ở trong tình thế sung mãn.
Lưu ý, các bạn không nên cho chim ăn chuối đã quá chín vào mùa hè. Bởi vì chuối sẽ lên men rất nhanh khiến cho chim dễ bị đi ngoài. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chim.
Chọn Mua Chim Cảnh Như Thế Nào?
Bệnh của chim sẽ đến giai đoạn phức tạp khi nó có những triệu chứng ra ngoài. Nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh… thì bạn không nên chọn nó. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, thì nó đang trong tình trạng nghiêm trọng rồi đó. Hãy quan sát lâu xem nếu thấy chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp. Con chim này cũng không nên chọn mà hãy chọn con khác.
Một con chim khỏe mạnh là gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng có uy tín hay một người nuôi chim đáng tin cậy.
2. Cách chọn mua lồng chim Mua chim rồi thì không thể không mua nhà cho chim được. Vậy chọn cho chim cái lồng như thế nào đây? Trước tiên nó phải thật an toàn và thoải mái đã. Thế thì một cái lòng lớn nhất có thể để trong nhà. Đặc biệt là không thể để cho chim có thể ló đầu qua hai thanh chắn của lồng được. chiếc lồng bạn chọn phải thật tiện lợi, sạch sẽ để chim dễ tiếp cận thức ăn và nước. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp với từng loại chim, tốt nhất là nên chọn loại gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thường có bán ở các cửa hàng bán đồ cho chim hay bạn có thể lấy ở ngoài.
Thanh gỗ cho chim đậu cần phải an toàn tránh chim mổ. Nên chọn các loại gỗ như: gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Trước khi cho gỗ vào lồng thì phải làm sạch thanh gỗ. Nếu bạn có thêm một chú chim khác thì hãy nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiếp xúc. Đây là điều rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Hãy hỏi bác sĩ thú y để có lời khuyên cho bạn về cách làm sao để an toàn cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.
Về lót sàn của lồng chim thì không nên dùng gỗ của cây óc chó vì nó sẽ mang mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Nên lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Hàng ngay nên làm sạch và thay thường xuyên để giữ lồng sạch sẽ không bị ô nhiểm.
Các loại chim:
Là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy…
Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.
Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
Một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc…; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
(Blogsudo Tổng Hợp)
Cách Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh, Tắm Cho Chào Mào Như Nào Là Tốt Nhất
Chào mào cũng giống như chim họa mi không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần rộng rãi cho chim bay nhảy thoải mái. Nếu chọn lồng nuôi quá nhỏ, hẹp chào mào không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con.
Dụng cụ trong chuồng:
Trong lồng nuôi chào mào nhất định phải có cầu cho chào mào. Nên chọn loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh. Chân không được bám vững. Nhiều người thường dùng cầu cong, uốn lượn, điều này là không nên như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra dị tật cho chân chim.
Thức ăn cho chào mào:
Chào mào là loài chủ yếu ăn trái cây nhưng nếu trong môi trường nuôi dưỡng người nuôi có thể cho ăn thêm cám bán sẵn. Cho chào ăn trái cây như chuối, táo, nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu về liều lượngg 1 tuần nên cho chim ăn ít nhất 3 ngày ăn trái cây. Ngoài ra chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc.
Đối với côn trùng như cào cào non sẽ có một số con thích ăn nhưng có con không thích, không ăn, vì vậy phải tập cho chim ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng. Tập cho ăn cào cào bằng cách vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5 – 7 con là vừa.
Lưu ý: Không nên cho chào mào ăn dế, dế hăng không hợp với chào mào. Bạn cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.
Giữ ấm cho chào mào
Thân nhiệt của chim cao rất nhiều so với con người nên nó có thể chịu được sự giá rét mà không cần đến “lửa hồng, chăn ấm” như loài người.
Chào mào là loài chim sinh sống cố định theo vùng miền, không có sải cánh bay xa như cò, sếu… nên khả năng di cư khi mùa đông đến là rất ít, nên vấn đề bám trụ ở đó và vượt qua mùa đông là chuyện thường thấy. Để giữ ấm cho chào mào cần treo chim ở nơi kín, không có gió lộng hoặc trùm một nửa áo lồng.
Nước uống:
Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 3 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu chim ỉa vào là phải đem ra thay ngay.
Hướng dẫn cách tắm cho chào mào đúng cách:
Để tắm cho chào mào cần có một cái lồng tắm, một máng nưổc để chim tắm, một cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt cây cầu đó vào lồng cố định hẳn.
Bước 1: Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10 giò 30 phút đến 12 giờ trưa vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.
Bước 2: Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và không tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.
Bước 3: Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người, và sau vài lần rũ lông chim sẽ nhảy vào máng để tắm.
Bước 4: Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.
Bước 5: Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng.
Chào mào trong thời gian thay lông phải chăm sóc như nào?
Từ tháng 8-11 dương lịch là thời gian chào mào thay lông nhưng cũng có những trường hợp thay lông trái mùa, thay lông sớm, muộn do thay đổi môi trường sống, thức ăn, khí hậu…
Dấu hiệu nhận biết chào mào thay lông:
Bộ lông cũ có dấu hiệu khô, xơ, khi tắm hoặc dính mưa bộ lông này ướt rất nhanh.Tiếp đến là một vài cọng lông cánh, đuôi, hoặc lông ức rụng xuống. Có những con rụng lông đuôi đầu tiên, cũng có con rụng một vài lông ức… tùy theo thể trạng, tính chất từng con. Chim rỉa lông, rỉa cánh nhiều hơn, bởi đây là lúc lông mới kích thích ra và lông cũ sắp rụng khiến chim bị ngứa và khó chịu.
Đây là lúc chim xuống sức người nuôi cần tập trung cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình này.
Lông chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và một phần canxi, bỏi thế để chú chú chim có được bộ lông đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rụng xuống báo hiệu quá trình thay lông đã tới nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào, trứng kiến và hoa quả.
Lưu ý: Không cho chim ăn sâu tươi hoặc khô vào thời kì này bởi sâu khô có tính nóng sẽ gây khô, quăn lông khiến bộ lông sẽ xấu. T
Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2 – 3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra.
Để chim khỏe và lông ra mướt đẹp, trong lúc này cần cho chim các loại hoa quả có màu đỏ để bổ sung sắc tô’ giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn.
Trong quá trình chim thay lông nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến chim ngừng thay lông, có con đang thay dở lông cánh, đuôi rụng xuống nhưng gặp thay đổi bất ngờ nên ngưng lại khiến bộ lông xấu xí, đến 1 hoặc 2 tháng sau mới tiếp tục quá trình thay lông.
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Vatnuoicaytrong)
Chọn Chim Chào Mào Đẹp Như Thế Nào?
Chọn chim chào mào 101
Chim chào mào (hay còn gọi là chim miều) có phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới, trong đó có rất nhiều tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Đây là loài chim cảnh rất “được lòng” những người chơi chim.
Giá chim chào mào phổ biến dao động từ vài trăm nghìn tới vài triệu, tuy nhiên nhiều người chơi chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ vài chục triệu thậm chí vài trăm triệu để được sở hữu một chú chào mào đẹp và độc.
ĐầuĐây là yếu tố cốt lõi và trước tiên bạn phải chú ý. Một chú chim có phát triển bình thường và khỏe hay không là ở phần đầu. Hãy chọn những chú chim có đầu lớn, vì càng lớn chúng càng lấn át những chú chim khác, chúng sẽ dẻo dai hơn, mạnh mẽ hơn. Đừng chọn những chú chim có đầu nhỏ vì chúng sẽ rất nhát.
MàoĐã gọi là chào mào thì mào luôn là tiêu chí cực kỳ quan trọng bạn cần quan sát để chọn chim. Trước tiên hãy xem kỹ về bề dày của gốc mào chim, càng dày chứng tỏ càng khỏe. Theo thuật ngữ chuyên môn của giới chơi chim thì nên chọn chim chào mào loại mào lân và mào cui. Vì họ cho rằng hai dòng này có sức bền rất tốt và rất “lì đòn” trong khi tuyên chiến.
MỏĐặc điểm thứ 3 cần chú ý là mỏ chim. Hãy chọn những chú chim có mỏ không quá dày, gốc mỏ càng to vàng tốt, kích thước mỏ ngắn tốt hơn dài. Nếu chọn được con có mỏ hội đủ những đặc điểm này chắc chắn chúng có âm lượng phát ra rất tốt, khỏe và rất lảnh lót.
TáchĐây là một điểm về “tướng số” mà rất nhiều người không đánh giá cao khi chọn lựa một chú chào mào mới. Ít ai biết rằng tách càng dữ tợn thì càng làm cho “đối thủ” sợ hãi. Đã có không ít trường hợp, chỉ đối mặt nhau thôi đối thủ đã tự “chịu thua” chỉ vì tách của con đối diện rất đáng sợ. Chính vì vậy, các bạn hãy chọn những chú chào mào có tách có kích thước to và chảy sệ tạo hình rất hung dữ.
ThânHãy chọn con có thân mảnh khảnh, dạng ống. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, những chú chào mào có thân dạng tròn, nhỏ nhắn như thế sẽ rất tinh nhanh, linh hoạt và năng động.
CánhMuốn ra uy với đối thủ thì chim phải có bộ cánh rắn chắc. Khi đi chọn chim hãy dang bộ cánh rộng để xem độ chắc khỏe của chúng. Hai cánh rời, không đan chéo vào nhau. Độ dài của cánh từ vai đến phao câu, phía cuối hơi xà xuống.
ĐuôiChú ý đến độ dài của đuôi chim, nên chọn con có đuôi ngắn, độ xòe của đuôi không cần quá rộng. Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi chim lâu năm trong nghề, những con chim đuôi dài không phải là chim đá hay hót hay.
ChânChân là một trong những yếu tố quyết định đến sự thắng bại trong trận chiến. Nên chọn những con có chân càng cao càng tốt vì chúng sẽ di chuyển linh hoạt hơn, giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn, giúp giữ thế chủ động hơn khi “đối kháng”.
Các giống chim chào mào đẹp hiện nayChim chào mào có nhiều loài khác nhau, mỗi loài lại mang một vẻ đẹp và đặc tính rất riêng biệt. Hãy tìm hiểu 5 loài chào mào được cho là đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Chào mào HuếKhi nhắc đến chào mào ở Việt Nam không ai trong giới chơi chim lại không biết đến chào mào Huế. Có thể nói đây là một trong những loài chào mào quý hiếm được nhiều người săn lùng nhất hiện nay.
Chào mào Huế có điểm nổi bật là giọng hót của chúng có con hót giọng trầm, có con hót giọng thanh. Giọng hót của chúng rất lảnh lót và du dương, thường sổ ở âm thứ 6, một số ít trường hợp cũng sổ ở âm thứ 8 – 10.
Ngoại hình chào mào Huế cũng khá đa dạng, có con ngoại hình to nhưng cũng có con ngoại hình rất nhỏ nhắn; thân hình có lúc dài, có lúc không dài không ngắn; mào lân và mào cui; yếm, tách khá rõ rệt, lông mượt đẹp.
Chào mào Trung MangCũng xuất xứ từ một tỉnh miền Trung, chào mào Trung Mang đang là loài chim cảnh có giá cao nhất hiện nay. Đây là hàng vừa độc vừa hiếm, dù mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng chúng cũng đã tạo nên một cơn sốt cho giới chơi chim cảnh và hiện vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Đặc điểm nổi bật: Chào mào Trung Mang có một giọng hót rất đặc biệt mà không loài chào mào nào khác có được. Chất giọng của chúng là “kim” và “thổ” hoặc giọng thổ bị pha, trong đó giọng thổ và pha thổ mang lại sự thỏa mãn nhất cho người nghe: vừa có lực vừa có uy, réo rắt, thánh thót, vừa đậm đà vừa gắt gỏng.
Về ngoại hình, chim Trung Mang có bộ lông khá thu hút, dáng người nhỏ bé, mào thuộc mào lân và mào đinh, yết hầu khá to, yếm nhạt, đuôi ngắn, mắt khá to.
Chào mào xòe đuôi cứngĐây cũng là một trong những loại chim cảnh quý hiếm dù không được phổ biến bằng 2 dòng chào mào trên. Điểm nổi bật của chào mào xèo đuôi cứng là phần đuôi của chúng, được so như chim họa mi, bản khá rộng, nhìn như cánh quạt.
Chào mào ôXuất xứ ở khu vực Tây Nguyên, điểm đặc biệt của dòng này cũng là giọng hót và ngoại hình. Giọng khá trong vào hay. Phía trước phần ức của chim có điểm một màu đen, do đó mà chúng được gọi là chào mào “ô”. Hiện cũng đang nằm trong diện quý hiếm và được nhiều người chơi ưa chuộng.
Chào mào yếm khítTên gọi đã tạo nên sự khác biệt cho giống chào mào này. Từ phần đầu đến xuống phía ức cả hai bên đều có 1 vòng màu đen tạo thành cái yếm và khít nhau. Đây cũng là giống có giá trị cao và cũng được ưu ái chẳng kém gì những chú chào mào khác.
Phân biệt chim chào mào trống máiChào mào trống mái có nhiều điểm khác biệt rất dễ nhận biết. Các bạn có thể phân biệt chim chào mào trống mái theo một số đặc điểm sau:
Chào mào trống có hình dáng, kích thước nhỉnh hơn so với con mái, đầu to hơn, mào cui cao góc nhọn ở đỉnh, chân to và thô hơn, lông xơ hơn, đuôi dài hơn. Con mái thường ít khi vận động, hay quan sát xung quanh, nhìn không “háu chiến”.
Đôi mắt và vành mi con mái hình tròn, còn con trống thì hơi lệch, không tròn đều.
Phần bên trong miệng, lưỡi con trống thường có đốm đen, con mái thì không hoặc chỉ 1 vài.
Thử bằng hành động: giữ chim trong tay, lật ngược bụng chim lên một cách bất thình lình và xem phản ứng của chúng. Nếu là con trống, đầu sẽ hướng về phía trước, đuôi sẽ xòe hết bản. Nếu là con mái, đầu sẽ thụt vào trong cơ thể, đuôi không xòe hay cử động gì.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Lồng Nuôi Chim Khuyên Như Thế Nào Là Tốt Nhất? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!