Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Chim Vành Khuyên Theo Từng Chế Độ được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chế độ nuôi chim xuống lông
Giai đoạn này chim vành khuyên thường yếu và ăn ít hơn, vì thế cái chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió.
Tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn ) và đạm tươi (châu chấu , cào cào và sâu ) để vành khuyên ăn nhiều hơn.
Nên để lồng chim ở những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều để đề phòng gió.
Chế độ nuôi chim trong thời kỳ mọc lông
Trong giai đoạn thay lông, chim vành khuyên cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vì vậy chúng ta cần bổ sung mạnh mẽ vào thời điểm này.
Cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh).
Tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn.
Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tăm nước trong 1 tuần lên.
Khi chim bắt đầu lên lông trở lại cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa.
Chế độ nuôi chim khi chưa căng lửa
Chúng ta nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như bột tép, đường, bột sâu khô với một số lượng ít, vừa đủ cho chim ăn chứ không nên quá nhiều dẫn đến chim bị nóng trong và sâu lông,…
Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn cũng được. Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa.
Chế độ nuôi chim khi căng lửa
Về dinh dưỡng: trong giai đoạn này tốt nhất cứ duy trì thực đơn, không nên thay đổi cám đột ngột, ngoài việc bổ sung hoa quả cũng nên cho chim vành khuyên ăn mồi tươi như cào cào, châu chấu. Tuyệt đối không nên dùng cám kích lửa, rất nhiều tác dụng phụ đối với “khuyên”.
Về chế độ đi dượt: Trong tuần thời đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều tối đa từ 2-3 lần 1 tuần. Khi chim lên giàn thi đấu, nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí, một thời gian sau nên cho lại gần hơn.
Chú ý: khi gặp con nào quá máu lửa thì nên đưa chim nhà mình đi ngay. Khi bắt đầu quen với viêc lên giàn thì có thể nói chúng ta đã có 1 chú chim để chơi thật sự.
Nguồn: https://camnangthucung.com/cach-cham-soc-chim-vanh-khuyen-theo-tung-che-do/
Cách Chăm Sóc Vành Khuyên Thay Lông
Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả. Dinh dưỡng khi thay lông: + Bổ sung cho chim một số mồi tươi cần thiết khi thay lông như: trứng kiến, cào cào, dế … lưu ý tránh cho ăn sâu qui,vì sâu qui rất nóng, làm cho lông chim bị xoắn và xỉn màu rất xấu . + Ngoài ra cần cho chim ăn thêm trái cây, giúp chim có đủ vitamin để có bộ lông óng mượt: như chuối, cà chua, mướp khía,táo , cam … + Cám cho chim thì dùng loại cám “mát” nhất có thể , một số thương hiệu cám tốt trên thị trường như tuấn cóng bạc, thúy tuấn số 0, hiển bảo khánh số 0 đều rất tốt cho khuyên thay lông. Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to. Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông. Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích “líu” hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn. Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái. Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng “líu”của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.
Cách Chăm Sóc Chim Vành Khuyên Thay Lông Hiệu Quả
Chim Vành Khuyên là một giống chim rất đẹp khi trải qua thời kỳ thay lông. Nếu đã có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm. Thì chim Vành Khuyên cần có một chế độ chăm sóc phải thật đặc biệt. Như vậy khi chim thay lông sẽ óng mượt và khỏe hơn. Vì vậy, bài viết này chúng tôi muốn giành cho tất cả những ai đang lúng túng tìm đáp án. Chúng ta nên chăm sóc chúng như thế nào khi chim Vành Khuyên chuẩn bị và đang trong quá trình thay lông?
Có thế nói thay lông là quá trình quan trọng nhất trong năm của một chú chim, nó là nền tảng để có một mùa chơi ổn định. Nếu như có một mùa thay lông tốt, bạn sẽ có thêm cơ hội là những người đầu tiên giật giải trong mùa chơi mới.
Đặc điểm chim Vành Khuyên
Chim Vành Khuyên có tên khoa học là Zosteropidae. Họ chim Vành khuyên là một họ chứa khoảng 140 loài thuộc bộ Sẻ. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australasia.
Hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình. Vành khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như Chích chòe.
Ngoài ăn chim sâu, những chú chim Vành khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sữa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim vành khuyên xuất hiện nhiều ở đó.
Chim Khuyên có thân hình nhỏ nhắn như chim sâu với đôi cánh thuôn tròn và đôi chân rất khỏe. Mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn, óng và tơi. Chim Khuyên thường sống tập trung thành bầy lớn và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản.
Đầu to, trán rộng, mắt xếch lên trên theo hướng đỉnh đầu; đặc biệt, xung quanh mắt của chim Khuyên có cái vành đai màu trắng, đây chính là đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của loài chim này.
Tập tính sinh sống của chim Vành Khuyên
Chim Vành Khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.
Ở nước ta, chim Vành Khuyên thường sông sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Cũng giống như các loài chim khác, chim Vành Khuyên đực thường dụ chim cái về giao phối bằng giọng hót của mình.
Đặc biệt, Vành Khuyên đực tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc, ấp trứng và nuôi con cùng chim mái trong suốt mùa sinh sản. Thời gian giao phối của loài chim này thường ở khoảng tháng 3 đến hết tháng 7.
Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng Chích Chòe và Họa Mi. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim Khuyên. Lồng nhốt chim Khuyên thường xinh. Nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Các bạn nên bổ sung thêm mồi tươi và hoa quả tươi giúp cho chim thay lông khỏe mạnh, không bó lông. Rút ngắn thời gian trút lông, sắc tố lông đẹp. Như vậy, Vành Khuyên sẽ căng líu bình thường khi thay xong lông .
Những con côn trùng nên cho ăn mà Vành Khuyên ưa thích như : cào cào, châu chấu. Bạn cũng có thể cho chúng ăn trứng kiến,…
Hoa quả cực kỳ quan trọng lúc này, Vành khuyên ưa thích rất nhiều loại quả như: c huối Tây có tác dụng rất tốt cho chim. Giúp chim đi phân khô, không bị ỉa chảy. Cam có tác dụng giúp cho chim giải nhiệt. Dưa chuột rất mát, làm lông mượt đấy. Cà chua cũng được nhiều người dùng cho chim vì giúp chim lên màu đẹp. Nhiều người dùng cà rốt cho chim cũng giúp chim lên màu đẹp. Nhưng bạn cần cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.
Lưu ý: Trong thời kỳ thay lông, cơ thể chim Vành Khuyên bị mất đi một lượng lớn protein có trong thành phần cấu tạo của lông. Đồng thời cũng cần nhiều dưỡng chất thiết yếu để hình thành một lớp lông mới cứng cáp hơn. Do đó dù chúng là loài không khó nuôi và kén ăn. Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua thực đơn giàu chất dinh dưỡng cho chúng được.
Chim Vành Khuyên, Cách Nuôi, Chăm Sóc, Huấn Luyện Hót Hay
Họ Vành khuyên hay khoen (danh pháp khoa học: Zosteropidae) là một họ chim thuộc bộ sẻ (Passeriformes), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đối và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australia.
Chúng cũng sinh sống trên nhiều hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Nhiều loài trong họ này là đặc hữu, chúng chỉ sống ở một vài hòn đảo, trong số đó các loài với lưng nâu chỉ sinh sống trên các hòn đảo, nhưng những loài còn lại thì có sự phân bổ rộng.
Đặc điểm ngoại hình chim vành khuyênCác loài chim trong họ này rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ở ngực hoặc các phần dưới màu trắng hay vàng tươi.
Còn vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Tuy nhiên, tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dề thấy.
Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa là 15cm. Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chúng chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản.
Lúc này, chúng sẽ làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng loài chim này cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương lại gây hại ở các vườn nho tại Australia, do chúng khoét các quả nho và làm giảm phẩm cấp của nho.
Đặc điểm tính cách của chim vành khuyênNếu như một số loài chim thích cuộc sống đơn độc thì vành khuyên lại sống thành bầy đàn, thậm chí có những đàn có số lượng rất đông. Vì vậy mà sẽ không hiếm khi chúng ta bắt gặp một đàn vành khuyên cùng nhau bay vút lên trời sau khi chúng kiếm ăn.
Tuy nhiên khi đến giai đoạn sinh sản, chúng sẽ tách đàn và tìm kiếm bạn tình để giao phối và sinh sản.
Vào mùa sinh sản tầm tháng 3-7 hàng năm. Cũng giống như nhiều loài chim khác, chim trống sẽ dùng tiếng hót của mình để thu hút bạn tình.
Sau khi đã thu hút được bạn tình chim vành khuyên sẽ bắt đầu giao phối và cùng nhau làm tổ. Chúng thường làm tổ trên những cây cao và có nhiều tán lá để bảo vệ chim non.
Vào mỗi mùa sinh sản chim thường đẻ 2-3 trứng và trứng có màu xanh lam nhạt. Vành khuyên trống được xem là một ông bố có trách nhiệm vì chúng thường xuyên giúp chim cái ấp trứng và chăm sóc chim con.
Chim con khi mới nở sẽ được bố mẹ chăm sóc cho đến khi chúng đủ lông, đủ cánh và hoàn thiện kỹ năng bay sẽ tách khỏi bố mẹ để tự lập.
Cách chăm sóc, cách nuôi chim vành khuyênNếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vẩy nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được. Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không dám uống nước thì phải thay ống nước ngay.
Vì nước lúc này nóng nên chúng không uống được. Không thay sẽ dẫn đến việc chim bị tiêu chảy.
Bạn cũng cần chú ý chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp chuồng cho sạch sẽ để chim không bị vỡ họa. Do thói quen ăn xong chúng hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu.
Nếu không làm sạch đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim. Hơn nữa thói quen của chúng là tắm xong sẽ dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ cầu chim dễ bị đau mắt.
Sang đông thời gian tắm là 2 ngày 1 lần là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để tránh gió lùa làm chim ốm rét.
Chế độ thức ăn, dinh dưỡng của chim vành khuyênThức ăn rau của quả tươi hợp với chim vành khuyên là cam, chuối, dưa chuột, cà chua,… Chúng vừa giúp chim giải khát lại có đủ chất để chim có bộ lông mượt mà.
Bạn chỉ cần xay nhỏ chúng rồi trộn với cám cho chim ăn là được. Với những quả như chuối, cam, cà chua thì bạn để nguyên miếng cho chúng ăn không sao.
Tầm 5,6 tháng bạn mới thấy chim hót vài 3 tiếng. Tiếng lúc này líu lo líu lô. Đây là lúc chúng đã thuần hóa. Muốn chim hót hay thì treo chúng ở gần lồng của những con có giọng hót hay là được.
Vấn đề khỏe chim vành khuyênChim rất dễ mắc bệnh tụ huyết trùng. Loại bệnh này khiến chim rù đi, khó thở, chân co dúm, đi phân lỏng có nhớt. Lúc này bạn dùng thuốc streptomycine hay kanamycine với liều lượng 1-2mg điều trị bệnh cho chim.
Ngoài ra chúng cũng hay gặp bệnh ký sinh trùng. Không chỉ chim mà vật nuôi nào cũng dễ gặp phải. Dấu hiệu là lông xơ xác, rụng nhiều. Cái này là do ký sinh trùng bám vào lông. Lúc này bạn pha loãng vài giọt dầu hỏa rồi tắm nhẹ nhàng cho chim. Cùng với đó làm sạch lồng để loại ký sinh trùng đi.
Cách nhận biết chim vành khuyên thuần chủng hay khôngHiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim vành khuyên thuần chủng.
Cách chọn giống chim vành khuyênChim vành khuyên mộc hay còn gọi là chim mới bắt từ rừng ra được chọn giống phải nhanh nhẹn. Mỏ của chim mỏng nhưng giọng phải to, rõ ràng. Nếu thấy tu cuồn cuộn thì là chim trống. Còn nếu không hót gì thì là chim mái vì tu của chúng nhỏ.
Giống các loại chim khác, khi mới mua về cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Những nơi đó cũng cần ít người qua lại để chim không bị sợ.
Bởi dù sao mới thay đổi môi trường chúng còn rất nhát. Trong lồng nhớ để đầy đủ đồ ăn, nước uống cho chúng. Đồ ăn là bộ đậu xanh đảo trứng, chuối và cào cào. Đến khi chúng quen rồi mới hé lồng 1 chút cho chúng dần thích ứng môi trường mới.
Các bước nuôi chim sau đó qua các ngày nhìn chung giống nhau. Đến khi chim thay lông thì vẫn cho chúng ở nơi yên tĩnh và trùm áo lồng thường xuyên. Việc này giúp chim nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cũng như tránh gió gây hại.
Gía chim vành khuyên hiện nay trên thị trườngGiá bán chim Vành Khuyên khá đa dạng, từ 200 nghìn đến cả triệu đồng tùy thuộc giọng hót, ngoại hình và số vụ của chim.
Mua chim vành khuyên ở đâu uy tín tại TPHCM HNLiên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Chim Vành Khuyên Theo Từng Chế Độ trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!