Bạn đang xem bài viết Bồ Câu Thích Ăn Gì Nhất? Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Mới Nuôi Bồ Câu được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bồ câu thích ăn gì nhất là câu hỏi mà khá nhiều bạn tìm hiểu về kỹ thuật nuôi bồ câu thắc mắc. Về thức ăn cho chim bồ câu thì có rất nhiều loại có thể cho chim ăn như ngô, thóc, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, cám gà, cám con cò, … Tuy nhiên, nếu nói đến thức ăn mà chim bồ câu thích ăn nhất có lẽ là ngô và thóc.
Bồ câu thích ăn gì nhấtTheo tập tính của bồ câu, các loại ngũ cốc bồ câu hầu như đều có thể ăn được tuy nhiên ngô và thóc lúa là hai loại thức ăn mà bồ câu thích ăn nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo chim khỏe mạnh và phát triển tốt thì các bạn cần phải bổ sung thêm các loại thực ăn tinh, thô, khoáng chất chứ không nên chỉ cho chim ăn mình ngô hay thóc.
Khi nào không nên cho chim bồ câu ăn thócĐối với các khu vực có nhiều đồng lúa thì người dân vẫn áp dụng cách nuôi chim theo hình thức thả vườn và tận dụng được nguồn thóc lúa tự nhiên cho chim ăn vì chim rất thích ăn thóc lúa. Cách nuôi thả vườn này tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và tốn ít chi phí nhưng nếu nuôi chim bồ câu sinh sản thì không nên cho bồ câu bố mẹ ăn thóc.
Trong giai đoạn bồ câu bố mẹ nuôi con, chim bố mẹ sẽ ăn và trữ thức ăn trong diều cho mềm sau đó bón cho chim non ăn. Nếu bồ câu bố mẹ ăn thóc, khi bón cho chim non ăn sẽ khiến chim non không tiêu hóa được phần thóc này.
Như vậy, với câu hỏi bồ câu thích ăn gì nhất thì có thể kết luận là ngô và thóc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên cho bồ câu ăn thóc nhất là trong giai đoạn bồ câu nuôi con vì thóc không tốt cho bồ câu non gây nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Hỏi Đáp: Chim Bồ Câu Kém Ăn?
Trả lời:
Chim bồ câu đã mắc bệnh thương hàn (Salmonellosis).
Đây là một bệnh chung của bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt với hội chứng viêm ruột, ỉa chảy. Khi mổ khám chim ốm thấy: Tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinarum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae. Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc sát trùng, không được mổ chim ốm gần nguồn nước và khu vực nuôi chim. Toàn bộ số chim cùng chuồng với chim ốm phải cho uống dung dịch Chloramphenicol 2/1000 hoặc Sulfamethazone 5/1000 trong 3 – 5 ngày liền.
Điều trị:
Phác đồ 1: Thuốc điều trị: Chloramphenicol dùng liều 50 mg/kg thể trọng; thuốc pha với nước theo tỷ lệ 1 thuốc + 10 nước, cho chim uống trực tiếp. Cho uống thuốc liên tục trong 3 – 4 ngày. Trợ sức cho uống thêm Vitamin B1, C, K. Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị, thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ, làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Dùng phối hợp 2 loại thuốc: Tetracyclin, liều 50 mg/kg thể trọng + Bisepton, liều 50 mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3 – 4 ngày. Kết hợp trợ sức như phác đồ 1.
ThS. Nguyễn Ngọc Đức
Email: nguyenngocduc688@gmail.com
ĐT: 0916 695688
(Giải Đáp Thắc Mắc) Nhà Yến Sơn Màu Gì Để Dẫn Dụ Yến Tốt
Hiện nay, tổ yến là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao, mang đến thu nhập khá ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà yến không thực sự dễ dàng nếu bạn không nắm rõ đặc tính sinh thái tự nhiên của loài chim này. Vậy nhà yến sơn màu gì? Khi xây dựng nhà yến, bạn cần lưu ý đến những yếu tố quan trọng nào? Để rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Sơn nhà yến màu gì?Khi xây dựng nhà yến, bạn không cần quá bận tâm về màu sơn bởi bạn chỉ cần quét tường bằng vôi trắng mà thôi. Mặt tường trong của ngôi nhà thì bạn chỉ cần tô trát tường mà không cần quét vôi. Bên cạnh đó, bạn nên xử lý bề mặt bằng những tấm lưới nhựa được treo sát vào tường. Với chất liệu này, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả. Khi thu hoạch tổ, bạn chỉ cần gỡ lớp dưới xuống, mang lại sự tiện dụng nhất định.
Những yếu tố cần lưu ý khi xây dựng nhà yếnBên cạnh việc chọn lựa địa điểm vàng để xây dựng nhà yến thì bạn cần quan tâm đặc biệt đến một số yếu tố sau:
Thông thường, hình dáng nhà yên được xây dựng giống một cái kho lớn, có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng.
Thông thường, nhà nuôi yến có kích thước 10mx20m, được chia làm 3 đến 5 tầng. Độ cao của mỗi tầng tối thiểu là 2 mét. Lưu ý, bạn không nên xây nhà yến 1 tầng bởi độ cao này quá thấp cho đường bay của chim, thêm vào đó là hạn chế của các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm,…
Hướng nhà yếnĐây là yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn không nên xem nhẹ. Để xây dựng nhà yến đúng hướng, bạn cần quan sát kỹ đường bay của chim. Bạn phải chắc chắn làm nhà theo hướng đón đàn chim yến bay về mỗi chiều. Lỗ thu chim phải đặt đối diện đường bay của chim. Lưu ý, trong trường hợp có nhiều đường bay thì bạn nên ưu tiên chọn đường bay nhiều chim yến nhất.
Nhà yến cần tránh hướng mặt trời mọc chiếu trực tiếp vào hai bên hông của nhà bởi đây là nguyên nhân gây nóng và cản trở sự làm tổ của chim yến. Như vậy, nhà yến nên được xây theo hướng Đông – Tây hơn là hướng Bắc – Nam.
Lỗ vào nhà yến (cửa vào)Đối với cửa ra vào của người thì chỉ nên xây 1 lối đi vào. Tốt nhất, sau khi đi vào nhà yến thì cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa cho người đi vào phòng chim.
Cửa ra vào của chim thường được tạo tựa một cái hang với sơn màu đen. Để giảm ánh sáng, người ta làm thêm một ống bọc kéo dài ở cửa hoặc mái che.
Cửa phải đặt ở phía trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Thông thường, kích thước lỗ cửa nhỏ nhất là 30 x 20cm và lớn nhất là 45 x 30cm (rộng x cao). Nếu lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim.
Đối với nhà yến nhiều tầng, thì bao giờ cũng có một khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, rộng tối thiểu là 2,2 – 2,5m.
Phòng của chimTùy thuộc vào điều kiện mà chủ nuôi yến có thể chia ngôi nhà thành nhiều căn với kích thước tối thiểu là 4mx4m. Trong trường hợp các phòng rộng thì cần xây thêm vách ngăn giả để chắn bớt gió, ánh sáng và chim cảm thấy an toàn. Giữa các phòng nhỏ có cửa thông với nhau. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, kích thước lý tưởng là 20 x 20cm.
Nhiệt độ và độ ẩmTrong môi trường tự nhiên, nhiệt độ và độ ẩm của các hang chim yến có tính đặc trưng khá ổn định. Trong nhà yến, người ta xây dựng được các thông số kỹ thuật phù hợp với môi trường để chim sinh sản phát triển. Nhiệt độ trong nhà nuôi tốt nhất là 27 – 29 độ C, độ ẩm 75 – 90%, ánh sáng 0,2 – 0,6 lux.
Hàng rào xung quanh nhàHàng rào xung quanh nhà yến cũng là một trong các yếu tố quan trọng mà chủ hộ kinh doanh không nên bỏ qua. Bạn nên chọn xây nhà yến trong khuôn viên rộng, có sân lượn rộng. Phía ngoài căn nhà hoặc phía ngoài sân nên xây tường bê tông hoặc hàng rào điện để chắn gió. Xung quanh tường nhà chim cần làm một rãnh nước nhỏ để tránh kiến bò vào. Trước nhà có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo dậu…
Hiện nay, có nhiều gia đình do thiếu kiến thức chuyên môn, áp dụng sai kỹ thuật xây dựng nhà yến nên mang lại hiệu quả không cao hoặc thậm chí là thất bại. Với kinh nghiệm 5+ năm trong lĩnh vực xây nhà yến, Bảo Quyên cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. Công ty yến sào Bảo Quyên đã thi công hơn 50 công trình và 100% thành công ở nhiều địa phương ở miền Trung và Tây Nguyên. Với trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia, quy trình trình làm việc chuyên nghiệp,… Bảo Quyên đưa đến khách hàng dịch vụ tốt với giá xây nhà yến cạnh tranh nhất thị trường. Công ty yến sào Bảo Quyên cam kết nhà yến đạt số lượng chim từ 200 – 500 con và số tổ yến từ 50 – 100 tổ trong vòng 12 tháng kể từ ngày bật máy.
Quy trình xây nhà yến của Bảo Quyên
Liên hệ:
Trụ sở chính : 36 Nguyễn Tất Thành, Đại Lộc, Quảng Nam
Email: nguyen.yduoc@gmail.com
Hotline: 0708444479
(Giải Đáp Chi Tiết Thắc Mắc) Chim Yến Sống Được Bao Lâu?
1.1. Chim yến sống được bao lâu?
Hầu hết chim yến đang sinh sống tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đều thuộc họ Collocalia. Loài chim này có miệng rộng, mỏ ngắn, đôi chân nhỏ yếu và sở hữu đôi cánh dài có hình lưỡi liềm. Chim yến có thân không quá lớn chỉ vừa bằng chim sẻ nhưng sải cánh rất rộng, dài hơn cả sải cánh của loài chim bồ câu và sức chịu đựng rất dẻo dai. Trung bình tuổi thọ của chim yến là 10 đến 20 năm.
1.2. Chu kỳ phát triển của chim yếnTới mùa kết đôi, mỗi chim yến mái sẽ tìm cho mình một chim yến trống để giao phối. Khi đẻ được trứng đầu tiên, chim yến sẽ bắt đầu ấp, khi ấp trứng chim yến đảo trứng bằng mỏ của mình và sẽ có sự luân phiên giữa chim trống và chim mái đến khi đẻ thêm quả trứng thứ 2 thì dừng lại. Vào lúc từ 8h00 đến 10h00 sáng chim yến sẽ bay ra khỏi tổ, từ 1 đến 2 lần để trứng thường xuyên tiếp xúc được với độ ẩm để khi chim yến con nở sẽ không bị hiện tượng dính vỏ. Vào ban đêm chúng sẽ luân phiên đổi ca cho nhau để ấp trứng khoảng 4 – 5 lần. Sau khoảng thời gian ấp 22 đến 23 ngày thì quả trứng đầu tiên sẽ nở, quả trứng còn lại sẽ nở sau khoảng hai đến ba ngày.
Chim yến để trứng trong tổ đã được làm trước đó
Quãng thời gian nuôi một con chim yến con từ khi mới nở cho đến lúc trưởng thành khoảng 48 ngày. Đối với những tổ có 1 con chim con thì thời gian sẽ ngắn hơn. Chim mới nở sẽ được chim bố mẹ ấp thêm 1 đến 2 giờ để sưởi ấm sau đó mới tiến hành cho ăn. Chim con càng lớn thì tần suất được chim bố mẹ cho ăn sẽ tăng dần:
Tuần 4, tuần 5: Mỗi ngày cho ăn khoảng 6 lần. Lông ở các bộ phận cánh, đuôi đã mọc đầy đủ, có thể tập bay được.
Số lần chim con được chim bố mẹ cho ăn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát triển của chim con cũng như điều kiện thời tiết. Chu kỳ thay lông của chim yến sẽ diễn ra sau quá trình sinh sản, lúc đó chim cần rất nhiều năng lượng để thực hiện việc thay lông, vì thế kỳ sinh sản tiếp theo sẽ bị ngừng lại.
2. Mùa sinh sản của yến nhàMùa sinh sản của chim yến tại Việt Nam có 2 thời điểm rơi vào khoảng tháng 3 và tháng 10 âm lịch hàng năm. Trong đó sẽ có 3 tháng sau: tháng 1, tháng 11, tháng 12 là thời gian mà chim yến rất ít đẻ trứng hoặc không đẻ. Chim yến giao phối vào ban đêm, từ 21h00 đến 23h00 và từ 01h00 đến 03h00. Mỗi ngày chúng giao phối từ 3 đến 4 lần, việc giao phối được thực hiện trước khi đẻ trứng đầu tiên khoảng 5 đến 8 ngày và tiếp tục giao phối khoảng 2 đến 3 lần nữa, đến khi để xong trứng thứ hai thì chim yến sẽ không thực hiện giao phối nữa. Mỗi cặp sẽ đẻ 2 trứng, thời gian đẻ từ 2h00 đến 6h00 sáng, từ 2 đến 6 ngày là khoảng thời gian đẻ giữa hai trứng. Mỗi quả trứng có kích thước khoảng 21,26 ÷ 13,84 mm. Chim yến nhà có tỷ lệ đẻ khoảng 57%, tỷ lệ trứng nở đạt khoảng 73% và tỷ lệ nuôi chim yến con đến lúc trưởng thành khoảng 65%.
Chim yến dùng nước bọt của mình để làm tổ, sau 2 đến 3 giờ tiếp xúc với không khí, nước bọt sẽ khô và chim yến sẽ tiếp tục việc xây tổ cho đến khi hoàn thành. Để hoàn thành một chiếc tổ sẽ mất khoảng 50 ngày. Thời gian làm tổ của chim yến là từ 20h00 đến 3h00 sáng của ngày hôm sau. Thời gian quẹt tổ cao nhất là 7 phút và thấp nhất là 25 giây. Số lần làm tổ sẽ khác nhau theo từng giai đoạn:
Khi đã đẻ trứng chim yến sẽ ngưng việc làm tổ, thỉnh thoảng chim yến vẫn sẽ quẹt vào phần chân tổ để giúp tổ trở nên chắc chắn hơn.Kích thước trung trình của tổ yến khoảng 40 – 50 mm. Bán kính tổ lớn nhất là 65mm và nhỏ nhất là 35mm.
3. Dựa vào tập tính sinh sản của chim yến để chọn thời điểm xây nhà yến thích hợp nhấtĐể có thể xây nhà yến đạt hiệu quả cao, người nuôi cần nắm rõ được mùa sinh sản của chim yến. Tại Việt Nam, đầu mùa mưa chính là giai đoạn chim yến sinh sản, giai đoạn này kéo dài đến khi mùa mưa kết thúc. Khoảng thời gian chim yến làm tổ có hiệu quả cao nhất rơi vào khoảng tháng 3, 10 âm lịch, thời gian mỗi chu kỳ khoảng 2 tháng. Vì thế, khi xây nhà yến cần phải hoàn thành trước thời gian này, đây là thời điểm chim yến thế hệ mới đang tìm kiếm nơi làm tổ mới và thực hiện việc kết đôi cho mùa sinh sản tiếp theo. Nhà yến phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của chim yến thì mới đủ sức hấp dẫn thu hút chúng đến để sinh sống và làm tổ.
Những nhà yến mới xây xong và đi vào hoạt động trong khoảng thời gian tháng 10-12 âm lịch và tháng 3-7 âm lịch sẽ có rất ít chim yến đến làm tổ.
Nhà yến xây xong và đi vào hoạt động trong khoảng tháng 1-2 và 8-9 âm lịch sẽ thu hút được nhiều cặp chim yến hơn.
Nhà yến làm xong từ tháng 3-7 âm lịch thì khả năng chỉ có được một mùa sinh sản. Những nhà yến hoàn thành vào tháng 10 đến tháng 1-2 âm lịch thì cơ hội để chim sinh sản 2 mùa là rất cao.
Qua bài viết chim yến sống được bao lâu? yến sào Bảo Quyên hy vọng đã cung cấp đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về loài chim này. Giúp bạn nắm rõ hơn về chu kỳ phát triển, mùa sinh sản, thời gian xây dựng nhà yến hiệu quả để có thêm những nhận định chính xác trước khi bắt tay vào công việc nuôi yến lấy tổ. Với kinh nghiệm của mình, dịch vụ tư vấn xây nhà nuôi yếnBảo Quyên sẽ mang đến cho bạn những mô hình nhà nuôi yến thật sự hiệu quả đem lại thành công ngoài mong đợi với một mức giá cạnh tranh nhất trên thị thường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bồ Câu Thích Ăn Gì Nhất? Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Mới Nuôi Bồ Câu trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!