Xu Hướng 9/2023 # Bồ Câu Pháp: Cách Nuôi Chim Sinh Sản, Làm Giàu Hiệu Quả Nhất # Top 12 Xem Nhiều | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bồ Câu Pháp: Cách Nuôi Chim Sinh Sản, Làm Giàu Hiệu Quả Nhất # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bồ Câu Pháp: Cách Nuôi Chim Sinh Sản, Làm Giàu Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngoài chim bồ câu thuần chủng, thị trường đã xuất hiện giống chim bồ câu lai. Trong đó, chim bồ câu Pháp là một trong những loài chim được lai tạo từ quy trình chọn lọc giống chất lượng cao. Chúng vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa giúp làm giàu nên được nhiều người nuôi nhân rộng theo mô hình công nghiệp. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về giống chim bồ câu lai. Đặc biệt là cách nuôi chim cho hiệu quả sinh sản cao nhất.

Chim bồ câu Pháp là loài chim được tạo ra bằng cách lai ghép nhân tạo. Những chú chim này có được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp về Việt Nam. Sau quá trình chọn lọc giống chất lượng và lai tạo theo kỹ thuật hiện đại, bồ câu đã cho sản lượng thịt lớn hơn.

Cũng vì vậy trên mà chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả chăn nuôi khá tốt cho chủ đầu tư. Có rất nhiều người nuôi chim bồ câu thành công nhờ chịu khó đầu tư tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chim.

Đối với chim trống: Chim bồ câu trống có kích thước cơ thể lớn so với các loài chim bồ câu thịt khác. Kích thước của con trống cũng to lớn hơn con mái khá nhiều. Ngoài ra, phần đầu của chim bồ câu trống sẽ thô hơn và có phản ứng gù mái vô cùng nhuần nhuyễn. Ở hai xương chậu của chim đực sẽ có khoảng cách hẹp nên trông dáng dấp khá gọn gàng, oai vệ.

Đối với chim mái: Chim bồ câu mái có kích thước cơ thể nhỏ hơn chim trống rõ rệt. Tuy nhiên, chúng có dáng vẻ nhanh nhẹn, khả năng nhận biết và trí thông minh khá cao.

Về đặc tính sinh sản: Chim bồ câu Pháp được nuôi giống bắt đầu sinh sản khi đạt 4 tháng tuổi. Giai đoạn này, trọng lượng của chúng sẽ nằm trong khoảng 650g đến 850g/con. Trọng lượng của chim bồ câu sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng con trống, mái và kỹ thuật chăn nuôi được bà con nông dân ứng dụng.

Trong vòng 5 năm, những chú chim bồ câu giống sẽ sinh sản liên tục. Trong khoảng 3 năm đầu, hiệu quả sinh sản đạt mức cao nhất và giảm dần ở hai năm tiếp theo.

🔔🔔🔔 THAM KHẢO THÊM: Chim Chào Mào Bông

Chim bồ câu Pháp thường có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Chúng có thể sinh sản liên tục từ 8 đến 10 lứa/năm.

Khi chim non đã nở, chim trống sẽ đảm nhận nhiệm vụ nuôi dưỡng con của mình. Đây là thời điểm chim mái nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo

Sau 7 – 10 ngày, chim mái lại có thể giao phối và tiếp tục sinh sản. Theo tập tính của loài chim này, chúng có thói quen đẻ trứng từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.

👉👉👉BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chim Vành Khuyên

Trước giá trị kinh tế cao, chim bồ câu Pháp đã được nuôi công nghiệp và nhân giống rộng rãi. Nhưng để có được hiệu quả sinh sản cao nhất, bạn phải đầu tư tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim ngay từ đầu.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim, nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Thức ăn cơ sở bao gồm các loại gạo, thóc, ngô, cao lương,… sạch khuẩn và không bị mốc. Trong đó, ngô vẫn luôn là thành phần chính được bà con sử dụng trong khẩu phần ăn của con giống.

Người nuôi lưu ý là chỉ nên chọn lượng thức ăn một cách vừa phải để chim ăn vừa đủ trong vòng 2 ngày.

Lưu ý, trong quá trình trộn thức ăn cho chim, bạn phải sử dụng nhiều thành phần khác nhau để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng. Tốt nhất là pha trộn từ 25 – 30% hạt ngô và từ 70 – 75% hạt gạo.

Bí quyết chọn chuồng nuôi chim bồ câu pháp

Ngoài thức ăn, điều kiện chuồng trại cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chim.

Chuồng trại phải sạch sẽ yên tĩnh và tránh được tình trạng nắng, mưa

Mỗi chuồng chỉ được nuôi một cặp chim sinh sản và được làm bằng tre, gỗ hoặc lồng sắt 2 tầng.

Bên trong chuồng cũng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.

Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu pháp

Chim bồ câu Pháp sẽ dễ mắc phải các căn bệnh thường gặp nếu không được chăm sóc cận. Một số căn bệnh điển hình nhất cần phải kể đến ở loài chim này là:

Bệnh nhiễm khuẩn chúng tôi và Salmonella thường không có biểu hiện rõ ràng, nên rất dễ bị bỏ qua các triệu chứng. Bệnh lý này khiến cho chất lượng trứng được sinh sản giảm thiểu đáng kể. Theo đó, trứng sẽ bị ung, bị chết và thậm chí là bị thối khi chim ấp.

Bệnh Newcastle do virus gây ra khiến cho chim bị ủ rũ và đi ngoài phân lỏng có màu trắng. Khi mắc phải căn bệnh này, chim bồ câu sẽ bị khô ở chân, bị vặn cổ, mặt thường ngửa lên trời và bầu diều hơi căng. Dáng đi của chim bồ câu không vững và có tỷ lệ tử vong đến 90%.

Muốn phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy tiêm vắc xin ND-Emulsion. Liều lượng sử dụng từ 0.3 đến 0.4ml/con.

🔥🔥🔥 CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU: Chim Công

Theo khảo sát, giá chim bồ câu Pháp trên thị trường được chia ra thành rất nhiều loại

Giá chim thịt ra ràng 1 tháng tuổi: Từ 65K – 85K/con.

Giá chim giống từ 2 đến 3 tháng tuổi: 210K – 260K/cặp.

Giá chim giống đạt trên 6 tháng tuổi: Từ 410K – 510K/cặp.

Tại khu vực Hà Nội và TPHCM, nhu cầu mua bán chim bồ câu Pháp đang tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, có rất nhiều cơ sở cung cấp giống chim hot cho cả người nuôi công nghiệp lẫn thực khách thưởng thức.

Với những con giống có nguồn gốc từ trang trại kém chuyên nghiệp, chúng sẽ có sức đề kháng yếu và rất dễ bị bệnh.

Nếu không muốn lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, bạn hãy tìm mua chim bồ câu Pháp tại các trang trại uy tín như chúng tôi

Chúng tôi là nơi chuyên mua bán chim bồ câu Pháp thương phẩm và chim giống đạt chuẩn. Mỗi một chú chim được xuất bán đều có sức khỏe tốt và tiêm phòng đầy đủ. Chất lượng chim thịt được khách hàng đánh giá thơm ngon và ăn rất ngọt.

Kỹ Thuật Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản. Cách Nuôi Bồ Câu Pháp Sinh Sản

Hiện nay mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhân rộng trên cả nước, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, để gặt hái nhiều thành công từ mô hình này thì bà con cần nắm vững kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản, đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất đàn chim và khả năng mở rộng quy mô trang trại.

Chim bồ câu Pháp có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 20. Bồ câu Pháp khác với bồ câu ta ở chỗ kích thước lớn hơn và có dáng đi vểnh đuôi. Khi chọn bồ câu Pháp giống cần lưu ý một số điểm sau:

Chọn chim trống: Đầu to, mình cân đối, mỏ xẻ, ngắn, vòng cườm cổ phình to và biết gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Những vấn đề về dị tật hay chim ủ rũ không lanh lợi thì là điều đương nhiên nên trong bài sẽ không đề cập nhiều.

Chọn chim mái: Lông bụng dày và mượt, đầu nhỏ, xương chậu rộng

Ngoài ra khi chọn giống, bà con nên chọn những cặp chim đã được ghép đôi và có độ tuổi khoảng 3 tháng. Chim bồ câu Pháp giống sinh sản tốt kết hợp với kỳ thuật chăm sóc bài bản thì mỗi năm có thể đẻ từ 8-12 lứa và mỗi lứa 2 trứng.

Bồ câu là loài đặc biệt ưa sáng và chỉ phát triển tốt trong môi trường sạch sẽ, khô thoáng. Do đó việc thiết kế chuồng cần lưu ý 2 yếu tố này. Ngoài ra, chuồng nuôi cần có mái che mưa để giữ cho ổ chim luôn luôn khô ráo và có vách ngăn để tránh gió lùa nếu cần thiết.

Chuồng nuôi bồ câu Pháp sinh sản thường được làm thừ khung thép hoặc gỗ, tre và bao lại bằng lưới thép. Kích thước mỗi ô chuồng cho 1 cặp chim sinh sản khoảng 50x50x50cm. Các ô chuồng có thể được ghép lại thành từng dãy và có thể xếp thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích.

Trang bị trong chuồng nuôi Ổ đẻ

Bồ câu là loại có tập tính đặc biệt đó là vừa nuôi con vừa đẻ trứng. Do đó, mỗi chuồng chim sinh sản cần đặt 2 ổ đẻ có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Các ổ đẻ nên làm bằng rơm khô và luôn giữ sạch. Bên cạnh đó, trứng chim bồ câu là món khoái khẩu của chuột nên vị trí đặt ổ cần hạn chế sự xâm nhập của loài gây hại này.

Máng thức ăn

Máng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản gồm có 2 phần, có thê được làm riêng hoặc tách đôi một máng lớn. Mỗi máng có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng thức ăn nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim.

Máng nước

Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng thức ăn. Tuy nhiên vẫn phải làm bằng vật liệu dẻo, mềm.

Thức ăn cho bồ câu Pháp sinh sản

Chim bồ câu Pháp nuôi sinh sản có chế độ dinh dưỡng khác nhau tùy theo giai đoạn:

Giai đoạn nuôi con: 120g/cặp/ngày

Giai đoạn không nuôi con: 100g/cặp/ngày

Thức ăn cho bồ câu gồm có 2 phần:

Thức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như thóc, ngô, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn được trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau, điều nay có thể do người nuôi tự quyết định. Tuy nhiên công thức khuyến nghị là lúa – ngô – đậu – cám tỉ lệ 3-3-1-3.

Thức ăn bổ sung bao gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ theo tỉ lệ 85 – 5- 10.

Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, người nuôi nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều.

Bên cạnh thức ăn là nước uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống 60-80ml/ngày. Người nuôi có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim.

Sau khi quen với chuồng mới và đạt độ tuổi khoảng 6 tháng thì chim sẽ bắt đầu đẻ. Bà con lưu ý dùng rơm khô và sạch sẽ để làm ổ cho chim. Ở vài lứa đầu, trứng có thể bị vỡ do rơm bị rời nên bà con cần dùng một vòng rơm hoặc vải mềm bện lại lót vừa khít vào đường kính ổ. Khi chim ấp trứng thì tránh làm ồn và nên giảm bớt ánh sáng.

Một số trang trại hiện đại đã áp dụng quy trình ấp trứng bằng máy như sau: khi chim đẻ thì thay trứng thật bằng trứng nhựa vào ổ, trứng thật mang vào lò ấp để tăng tỉ lệ nở. Sau đó mang con trở lại ổ cho chim bố mẹ nuôi. Thông thường thì trứng sẽ nở sau khoảng 18 ngày ấp.

Với những kỹ thuật trên, hàng trăm hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu Pháp. Trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này, bà con cần nắm vững các kỹ thuật nuôi chim sinh sản để tăng năng suất, nhanh chóng nhân đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi. Chúc bà con thành công với mô hình còn khá mới mẻ này!

Chim Bồ Câu Pháp. Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Sinh Sản

Bồ câu Pháp là loài sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản đều và cao, chúng cũng thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Việc nuôi chim bồ câu Pháp cũng mang lại lợi nhuận cao nên những năm gần đây nuôi chim bồ câu Pháp để phát triển kinh tế đang là mô hình phát triển mạnh tại nước ta. Tuy nhiên, để nuôi thành công giống chim này, cần thiết phải biết rõ về đặc điểm và tập tính của chúng.

Về hình thái, dòng VN1 có nhiều màu lông khác nhau, thân hình thấp, béo, ức nở, vai rộng, đầu bằng, chân bóng màu đỏ, không có lông. Dòng VN1 thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, dễ nuôi.

Dòng chim Titan (VN2) có đặc điểm hình thái chân ngắn, vai nở. Màu sắc lông đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu. Còn dòng chim Mimas (VN3) có đặc điểm hình thái là vai nở, chân ngắn, chân đỏ hồng, lông màu trắng đồng nhất.

Chuồng nuôi và thiết bị trong chuồng

Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Có 2 loại chuồng:

Chuồng nuôi riêng từng cặp (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)

Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Trong 1 ô chuồng có ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Một ô chuồng thường có kích thước 40 x 60x 50 cm.

Ổ đẻ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu là dù đang trong giai đoạn nuôi con nhưng chim mái đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ đẻ, ổ ấp trứng đặt ở trên, ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ hoặc nhựa nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên, có thể sử dụng rơm lót ổ đẻ. Ổ đẻ có đường kính khoảng 20 – 25cm, cao 7 – 8cm.

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ có kích thước dài 10-15cm và rộng 5-7cm. Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng ăn. Máng ăn và máng uống nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim

Chuồng nuôi nhốt chung: được chia làm 2 loại

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản (từ 2-6 tháng tuổi):

Một gian chuồng thường có chiều dài khoảng 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái). Máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): mật độ nuôi từ 45-50 con/m2, không có máng ăn, ánh sáng dịu.

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản.

Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chọn giống chim bồ câu

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.

Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Thức ăn cho bồ câu Pháp sinh sản

Thức ăn chính: gồm các loại ngũ cốc như lúa, bắp, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn có thể được phối trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau. Công thức phổ biến là 3 phần lúa, 3 phần bắp, 1 phần đậu và 3 phần cám gạo.

Thức ăn bổ sung: gồm khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ trộn theo tỉ lệ 85 – 5- 10. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Mỗi ngày chim bồ câu ăn 2 lần, nên tập thói quen cho chim ăn đúng giờ. Thông thường sẽ là 7-8h sáng và 2-3 giờ chiều. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của chim mà cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.

Phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho chim uống. Mỗi cá thể bồ câu Pháp trong giai đoạn sinh sản có thể uống từ 60 – 80ml nước/ngày. Có thể pha thêm vitamin và khoáng chất bổ sung vào nước để tăng năng suất sinh sản cũng như cải thiện sức khỏe cho chim..

Chim 2-5 tháng tuổi: 40-50g thức ăn/con/ngày.

Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi): Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày; Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày.

Chăm sóc bồ câu pháp trong quá trình sinh sản

Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi được chuyển sang 1 ô chuồng riêng để chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.

Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. Chim ấp được 18-20 ngày chim non sẽ nở. Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần hoặc có thể 1 tuần/lần). Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi được 28 – 30 ngày tuổi tiến hành tách chim non khỏi mẹ.

Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, chất khoáng, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác.

Cách Nuôi Chim Chào Mào Sinh Sản Hiệu Quả Nhất

Cách nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả nhất

Chọn giống chim Chào mào Chim bố mẹ khoẻ mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay. Nếu được chim thuần chủng của một vùng nào có chất giọng hay thì tuyệt. Và nếu có điều kiện ta chọn chim bố mẹ ở hai vùng, miền khác nhau ghép đôi.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản

Thức ăn cho chim thời kỳ sinh sản

Về chế độ dinh dưỡng cho chúng là rất quan trọng cho cả chim trống và chim mái. Chim mái cần dinh dưỡng để tạo hệ trứng non. Chim sẽ ăn nhiều một cách đột biến do ngoài phải nuôi trứng thì chim mái còn phải nuôi lông. Chúng thường tự nhổ lông bụng của mình để lót ổ khi đẻ.  Nên bạn nhớ chuẩn bị kỹ thức ăn cho chim để chim luôn đảm bảo sức khỏe.

Chim trống: Vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp, trái cây & côn trùng. Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như: dế, superworm, trứng kiến, sẽ giúp chim khỏe mạnh. Chim mái: Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường (Đã thay lông, có phong độ tốt). Bạn biết không, chào mào có thể ăn được hầu hết các loại trái cây mà con người ăn được. Như đu đủ, cam, chuối, xoài, ráy, cà chua, ớt… Hoa quả trái cây là loại thức ăn không thể thiếu đối với Chào mào. Trong quá trình bạn nên luân phiên thay đổi nhằm giúp cho chim đỡ phải nhàm chán thức ăn. Ngoài ra việc luân phiên trái cây còn giúp cho chim hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.

Lồng nuôi chim Chào mào

Trước khi cho cặp chim chào mào sinh sản bạn phải đảm bảo rằng cặp chim được chọn làm bố mệ phải được cách ly riêng và sức khỏe của chúng phải được đảm bảo. Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ. Kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu chiều dài từ 180 cm, chiều rộng 120 cm, chiều cao 150 cm. Có rãnh để vệ sinh phân chim. Trong lồng còn bố trí giá thể thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre để chim làm tổ. Hai khay nước và thức ăn, một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền. Không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất. Vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng. Hai bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim. Giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng. Cho chim chào mào bắt cặp Trước khi cho sinh sản, ta cần cho chim bắt cặp.

Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo. Chim Chào Mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãn. Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình. Trường hợp chim mái không chịu trống hoặc ngược lại. Ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.  

Làm tổ cho chim

Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn (Côn trùng , hoa quả) mà ta cung cấp trong lồng . Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết ôi trường thuận lợi, có nhiều thức ăn. Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực. Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ. Ta cung cấp các vật liệu làm ổ như: gơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô,…Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ. Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình. Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả, trứng có màu đỏ sẫm, và có khá nhiều hoa văn. Chào mào ấp trứng và nở con Cách theo dõi chim nở khá đơn giản, khi bạn nghe một tiếng:” Chíp” lớn, chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn, bay tới bay lui của chim cha. Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ,… Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở. Thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều. Đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi như chuối, đu đủ, cà chua, để tránh chim trống phá tổ. Hoặc giết chết chim con của nó, do không đủ nguồn thực phẩm. Tuy là một loài chim ăn hoa quả, nhưng khi còn non, chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ. Loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chóng mặt. Đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt, nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim. Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con. Chào mào con chuyền cành Khi này chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ. Ta không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế chim sẽ bị yếu xương. Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất. Chim non tới giai đoạn này đã có thể cho ăn hoa quả chín, và cám tổng hợp. Bạn nên cho chúng ăn đu đủ, cam, chuối…rất tốt để cung cấp khoáng chất đấy nha.

9X Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu thương phẩm, bồ câu giống gia đình anh Phạm Thanh Nhật ở làng Tra, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn thu lãi trên 200 trăm triệu đồng mỗi năm.

Sau khi học hết cấp 3, chàng trai trẻ 9X Phạm Thanh Nhật nung nấu ý chí làm giàu ngay tại quê hương.

Anh tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi và đặc biệt ấn tượng với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Từ đó, anh Nhật đã tự tìm tòi kiến thức, kỹ thuật nuôi giống bồ câu ngoại này trên sách, báo và học tập những mô hình thành công ở một số tỉnh phía Bắc.

Với vốn kiến thức đã tích lũy được cùng 120 triệu đồng tiền vốn đầu tư ban đầu, anh Nhật bắt tay khởi nghiệp.

Giống bồ câu Pháp thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng cũng nặng hơn các giống chim bồ câu bình thường.

Đầu năm 2023, anh ra tận Bắc Giang mua 450 cặp chim giống bồ câu sinh sản về nuôi. Chuồng nuôi bồ câu được anh chia thành nhiều ô, với kích thước khác nhau, mỗi ô nuôi từ 4 – 5 con chim.

Theo anh Nhật, bồ câu Pháp rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cám ngô và lúa trộn đều, ăn 2 lần/ngày. Với các cặp đang nuôi chim non thì cho ăn thêm mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ và bổ sung thuốc bổ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh đúng định kỳ.

Chim bồ câu Pháp có khả năng sinh sản rất đều và cao; trung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 8 -10 lứa/ năm.

Giống bồ câu Pháp có khả năng sinh sản rất đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau 10 – 15 ngày chim mái sẽ sinh sản lứa tiếp theo; tdrung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 8 – 10 lứa/năm.

Sau khi ấp 16-18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, đến ngày thứ 30, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm.

Chim bồ câu tự ấp trứng và nuôi con, mỗi cặp sinh sản được bố trí nuôi trong lồng riêng, thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng đạt cao hơn các giống chim bồ câu bình thường.

Chỉ đầu tư mua giống ban đầu, sau đó gia đình có thể tự cung ứng lứa giống mới vừa giảm được chi phí đầu tư vừa có nguồn giống đảm bảo.

Nhờ đó, số chim bồ câu gia đình anh Nhật nuôi thường xuyên luôn đạt từ 450 – 500 cặp, trong đó có 250 cặp giống bố, mẹ. Trung bình mỗi tháng gia đình anh xuất bán từ 100 – 120 cặp chim các loại; với giá 200 – 300 nghìn đồng/cặp chim giống; 70 – 90 đồng/con chim thương phẩm (chim non, nặng từ 0,5kg). Bình quân mỗi tháng gia đình thu lãi 15 – 18 triệu đồng.

Gia đình anh Nhật nuôi thường xuyên từ 450 – 500 cặp chim bồ câu Pháp, bình quân thu lãi từ 15 – 18 triệu đồng/ tháng.

Nhận thấy mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Nhật mang lại nguồn thu cao, dễ áp dụng, một số người dân trong xã học hỏi kinh nghiệm và bắt đầu nuôi thử nghiệm.

Ông Lê Trung Kiên-Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết: Phát triển mô hình nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới, địa phương sẽ nghiên cứu để hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cũng như định hướng thị trường cho người dân để phát triển mô hình chăn nuôi này một cách bền vững”.

Hướng Dẫn Nuôi Chim Cảnh Sinh Sản Làm Giàu

Mô hình nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu Cách nuôi chim trĩ làm giàu

– Chim trĩ được đánh giá là một giống chim mang lại hiệu quả nền kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm, với hai thị trường tiêu thụ hiệu quả: cung cấp thương phẩm và con giống cho các trang trại.

– Một câu chuyện có thật từ nhân vật đã thành công với mô hình làm giàu bằng hình thức nuôi chim trĩ đó là anh Tuấn ngụ tại thành phố Cần Thơ bắt đầu với mô hình này vào năm 2023.

– Với các thông tin thông thường từ loài chim này bạn có thể áp dụng một số “tuyệt chiêu” này để tăng cao hiệu quả kinh tế:

+ Chuồng chim được xây dựng một cách thoáng mát và được rào lại bằng lưới B40, trên nên lợp mái tôn để hạn chế việc chim bay ra ngoài, nên đầu tư các hệ thống ống cấp nước sạch cho chim uống và máng ăn luôn được sạch sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Mỗi tháng nên vệ sinh chuồng trại 2 lần, và nên sử dụng các chế phẩm vi sinh để “xứ lí” phân chim. Một yếu tố khác cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế rất cao đó chính là vấn đề giao phối, bảo quản trứng và ấp trứng. Tỉ lệ ghép đôi để có thành công cao nhất với tỉ lệ là 1 trống 3 mái và được diễn ra trong một chuồng có diện tích 1.5 m2, được chia sẻ đây chính là tỉ lệ đẹp nhất để dẫn đến việc thành công 100%.

+ Khi trứng bắt đầu nở và nuôi được từ độ 3-4 tháng tuổi thì có thể xuất bán thịt và độ tuổi từ 6-7 tháng có thể cho sinh sản. Đặc điểm của loài này chỉ sinh sản theo mùa, được chia thành 2 đợt như sau: đợt đầu từ tháng 3-4, đợt hai là từ tháng 9-10. Mỗi đợt như thế chim mái có thể đẻ được số trứng lên đến 80 trứng, thế nhưng số trứng còn tùy thuộc vào kĩ thuật nuôi của chủ nữa và kể cả cách chăm sóc chúng.

+ Kĩ thuật để chim có thể đạt tỉ lệ nở cao nhất, các bạn nên dùng một ống nhiệt kế để bên dưới lườn trứng của con mái đang ấp, chỉ nên để thời gian là 15 phút thôi, sau đó cài đặt nhiệt độ của lò ấp bằng với nhiệt kế đã đo được.

+ Về thức ăn của chim trĩ chủ yếu là gạo, lúa, cám, thức ăn chế biến sẵn và có thể bổ sung thêm các loại rau xanh. Biện pháp cho ăn một cách hợp lí nhất là trong tháng đầu tiên và tháng thứ 2 là cám công nghiệp dành cho gà con. Thường xuyên kiểm tra chuồng trại nếu thấy chim trĩ ở gần bóng đèn tản ra hai bên thì chim bị nóng, cần phải kéo bóng đèn lên, nếu thời tiết lạnh quá thì hạ đèn xuống.

– Với cách tính cụ thể như sau: nếu bạn nuôi 100 con chim bố mẹ, và mục đích để bán giống. Gía chim trĩ được 1 tuổi là 35.000/con, chim được 1 tháng tuổi là 100.000/con, chim xanh bán kiểng là 1.2 triệu/cặp, chim đỏ là 1.5 triệu/cặp. Trừ tất cả các chi phí thì mỗi năm có thể thu về 200.000 triệu.

Chim chào mào nuôi làm giàu

– Chim chào mào là loài chim được ưa chuộng và nuôi rất nhiều, chim có giọng hót hay sống khỏe phù hợp với khí hậu nước ta. Chim chào mào trong tự nhiên đang bị thu hẹp môi trường sống vì vậy khả năng sinh sản giảm dần. Nhiều người nuôi tự cho chúng sinh sản tại nhà giúp duy trì nòi giống của chim chào mào.

– Chim chào mào có vẻ ngoài rất đặc trưng đó là mào đen rất nổi bật, má trắng, lưng màu nâu, bụng màu trắng, cái đuôi màu trắng có đầu dài. Con đực và cái bộ lông đều hệt như nhau trong khi với chim non là màu nhạt hơn hẳn. Chim chào mào trong tự nhiên thích ăn trái cây, một số loại côn trùng.

– Thời điểm sinh nở của Chào mào bắt đầu mùa xuân chủ yếu thời điểm tháng 1 và tháng 2. Đặc tính của chim chào mào là chung thủy, khi ghép đôi thì sống bên nhau gắn bó. Chào mào hay làm tổ ở cây có tán rộng, không cần rậm rạp, trung bình có độ cao từ 3m – 5m.

– Để chuẩn bị cho quá trình sinh sản của chim chào mào tại nhà bạn có thể chuẩn bị.

Chim bố mẹ: lựa chọn những con chim bố mẹ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, có giọng hót hay.Nếu bạn có thời gian hãy chọn chim bố mẹ từ nhiều nơi để phối với nhau sẽ tốt hơn nhiều.

Vị trí đặt chuồng: đặt chuồng đúng hướng giúp chim khỏe. Nên đặt chuồng ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa vào mùa đông và không nên để ánh nắng trực tiếp vào chuồng.

Chuồng nuôi: để giúp chim bố mẹ sinh sản tốt cần biết làm chuồng nuôi, kích thước vào khoảng cao 1,2m; rộng 1,5m, sâu 1,5m. Bên trong chuồng có thể trang trí thêm cây cảnh, non bộ để chìm cảm giác như đang sinh sống trong môi trường thiên nhiên. Khung chuồng nên làm bằng ống thép hoặc gỗ, nhớ phải quây lại bằng lưới mắt nhỏ.

Thức ăn và dinh dưỡng: thường nuôi chim chào mào sinh sản nên chọn thức ăn tươi như côn trùng, sâu bọ, trái cây…, bổ sung thêm các thức ăn tổng hợp.

Cách kiểm tra trứng nở: bạn sẽ thấy những động thái khác thường của chim bố, chim bố thường bay nhảy xung quanh tố như lo lắng điều gì đó. Khi đó bạn hãy kiểm tra thử trứng nở hay chưa?

– Hiện nay việc săn bắt chim chào mào nhiều để phục vụ việc nuôi chim cảnh nên số lượng chim ngoài tự nhiên còn rất ít. Một số kinh nghiệm nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu làm kinh nghiệm quan trọng trước khi bạn tiến hành nuôi chim duy trì nòi giống.

Bài viêt về hướng dẫn cách nuôi chim cảnh làm giàu mà đặc biệt hai loài chim được nhắc đến trong bài này là chim trĩ và chim chào mào thì có thể giúp ích cho bạn phần nào về thao tác tìm kiếm và thu nhận thông tin một cách ngắn ngọn đơn giản lại hiệu quả nhất cho công việc nuôi chim mà bạn đang theo đuổi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bồ Câu Pháp: Cách Nuôi Chim Sinh Sản, Làm Giàu Hiệu Quả Nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!