Bạn đang xem bài viết Biết Đường Bay Của Chim Yến Để Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng. Nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà yến.
Không có nhiều người chú ý đến đường bay của chim yến. Thậm chí có một số còn không bận tâm đến hướng mà chúng bay đến và cũng như bay về nơi ở của mình. Chim yến không làm tổ trên cây, dưới những gầm cầu, hay là bên hiên nhà, những nơi có nhiều ánh sáng. Những ngôi nhà phù hợp với chúng phải là nơi an toàn, tối, ẩm và thuận lợi. Những nơi có môi trường gần giống như hang động.
Chúng bay về nhà vào buổi chiều và thường vội vàng trở về nơi chúng đã chọn với đầy đủ những điều kiện trên. Khi chúng đã chọn được nhà và bắt đầu làm cái tổ đầu tiên, chúng sẽ ở đó mãi mãi để tiếp tục sinh sản đến khi chúng chết. Đường bay của chim là đường chúng bay đi khi trời sáng và bay về khi hết ngày. Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng.
Một số điều bạn sẽ nhận thấy sau đây:
1. Chuyến đầu tiên, từ 4:30pm đến 6:00pm (3:30 đến 5:00 chiều giờ VN), chúng bay rất cao trên bầu trời, khoảng hơn 450m.
2. Từ khoảng 5:30pm đến 7:00pm (4:30 đến 6:00 chiều giờ VN) chúng có xu hướng bay xuống thấp hơn, khoảng 150m từ đầu bạn.
3. Chuyến bay cuối về nhà là từ 7:00pm ( sau 6:00 tối giờ VN) khi trời tối hẳn, chúng bay thấp xuống mặt đât, cách đầu khoảng 30m đến 60m . Tại sao chúng bay khác nhau như vậy, tôi chắc rằng do trong không gian có thức ăn ( côn trùng) cho chúng. Vào lúc 4:30pm đến 6:00pm (giờ VN 3:30pm đến 5:00pm) những con côn trùng bay cao, khi trời tối chúng xuống thấp hơn.
Nếu xung quanh nhà yến có bể nước, hồ tự nhiên, sông hoặc ao thì như thế nào? Bạn cần lưu ý đến yếu tố này. Nếu khoảng cách từ nhà yến đến những nguồn nước kể trên không xa thì bạn cần cẩn thận khi xác định đường chim bay. Đường chim bay trong trường hợp này không giống như thông thường. Đa phần lũ chim sẽ bay từ nguồn nước về.
Vài tuần trước, tôi đến thăm một ngôi nhà yến ở Kemanman, Trengganu. Ông ấy gặp khó khăn khi phát triển đàn yến của mình suốt 4 năm. Tuy nhiên, sau khi ông ấy đổi lỗ thu chim sang hướng đối diện với sông Kemanman. Và ông ấy đã thành công. Từ chỉ có 40 tổ trong 4 năm, ông ấy đã tăng được 400 tổ trong vòng chưa tới 6 tháng.
Bài học cho chúng ta trong trường hợp này là nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà yến.
Đường Bay Của Chim Yến Bên Trong Nhà
Không có nhiều người chú ý quan tâm đến không gian bay lượng kiếm thức ăn và đường bay của chim yến, thực ra đây cũng là điều quan trọng mà người nuôi chim phải biết để thành công.
Đường bay dạo bên trong nhà Yến cũng tương tự với đường bay dạo của chim trong sân do đó vị trí lỗ ra-vào phải phù hợp với đường bay dạo bên trong của chim.
Để chim Yến có thể bay lượn khắp nơi không gian trong nhà. Thì người nuôi chim Yến sào trong nhà cần chú ý đến đường bay của chim Yến.
Chim có 3 đường bay: đường bay thẳng, đường bay dạo và đường bay lên xuống. Đường bay thẳng của chim Yến không quan trọng lắm nhưng đường bay dạo và đường bay lên xuống là rất quan trọng. Hai đường bay này phải có bán kính ít nhất là 2m với diện tích tối thiểu là 4x4m mới đảm bảo cho chim Yến bay thuận lợi không thúc ép.
Đường bay dạo từ sân đi vào lỗ ra-vào như thế nào thì chim Yến cũng sẽ theo đường bay đó bay bên trong nhà. Chim Yến bay đến nhà từ phía bên trái thì đường bay bên trong nhà cũng từ phía bên trái. Để chim đổi hướng phía bên phải thì kích thước phòng phải lớn hơn 4x8m nếu không chim sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng và chim không thể bay vào các phòng kế tiếp được. Chim Yến có thể sử dụng được tất cả các phần của tấm ván tổ, vì bên trong nhà Yến dạng mở không có các lỗ ra-vào giữa các phòng, mặc dù có sự phân chia phòng giả.
Biết đường bay của chúng để mục đích thiết kế các cửa nhà Yến cho thích hợp thuận lợi cho đàn chim của mình bay đi kiếm ăn và về tổ vào chiều tối. Chim Yến bay ra khỏi tổ vào mỗi buổi sáng và về vào buổi chiểu tối, thời gian khoảng xế chiều thì chúng bay quanh khu vực chúng ở nhưng ở tầm cao, lúc chiều tối chúng lại bay thấp xuống gần tổ của mình.
Bài học cho chúng ta trong trường hợp này là nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà Yến.
Làm Sao Để Biết Chim Cảnh Bị Bệnh
Những chú chim chết bất ngờ thường bệnh đã lâu nhưng không có ai phát hiện ra. Nhưng có một số dấu hiệu cho ta biết khi nào chim bị bệnh. Bạn cần biết nhận ra những đặc điểm đó.
1 Nhận biết qua phân chim Một số những dấu hiệu rõ ràng nhất là phân chim. Phân chim thường bao gồm phân xanh và phân đen. Đi kèm theo là nước tiểu và urate, một chất thải có màu trắng kem. Phân có chất lỏng màu vàng như mù tạt, có máu hay màu nâu bạc là bất bình thường. Những chú chim khỏe mạnh ăn thường xuyên và thải ra nhiều phân. Chim bị bệnh có thể có ít phân hơn, hay không có phần lắng trong phân, chỉ mang màu trắng và ở dạng lỏng. 2 Nhận biết qua thói quen ăn uống Một dấu hiệu bệnh nữa của chim là sự thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như uống nước quá nhiều. Một chú chim không thích ăn chắc chắn là bị bệnh. Ngoài ra thay đổi về thái độ và hành vi cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nó có ngưng không nói, hay nó buồn ngủ và hôn mê? Nó có rúc vào đáy lồng hay ngồi thấp và xù lông lên không? Nó có rúc đầu vào dưới cánh không? Còn lông của nó như thế nào? Nó có trở nên lờ đờ không? Nó có ngừng rỉa lông không? Nó có bị sụt ký không? Bất cứ những triệu chứng nào như trên đều có thể chỉ ra những căn bệnh nghiêm trọng tiềm tàng. 3 Nhận biết qua đường hô hấp Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chim đang bị khó thở cho thấy chim đang mắc bệnh. Mở miệng ra để thở hay tạo nên những âm thanh lớn như tiếng lách cách hay khò khè cũng là vấn đề. Vẫy đuôi cũng là một dấu hiệu bệnh về đường hô hấp. Nếu chim bị ói thì cũng là một điều rất bất thường trừ khi nó nôn ra để cho bạn đời hay chim non ăn. 4 Nhận biết qua biểu hiện của mắt, mũi Mắt và mũi bị chảy mủ cũng là dấu hiệu của bệnh, tương tự mắt bị sưng cũng là dấu hiệu bệnh. Đương nhiên, bất cứ chấn thương hay vết thương hở nào cũng cần phải được chăm sóc ngay lập tức. Nếu chú chim của bạn thể hiện bất cứ những dấu hiệu bệnh nào như trên, hãy mang chú chim của bạn đến bác sĩ thú y ngay. Trong khi đó, giữ ấm chú chim của bạn 30 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Để thức ăn và nước uống dưới đáy lồng nếu chú chim quá yếu. Đừng bao giờ cho chim uống thuốc của bạn, thuốc kháng sinh hay thuốc của cửa hàng nơi bạn mua chim. Những thứ này sẽ gây hại và chẳng mang lại lợi ích gì cả. Bác sĩ thú y sẽ biết cách chữa trị cho chú chim của bạn.
Yến Phụng Non Ăn Gì ? Làm Thế Nào Để Phân Loại Chim Yến Phụng ?
Yến phụng non ăn gì là câu hỏi thường xuyên được hỏi đến đối với những người vừa tập tập tành chơi loài chim này. Chúng ta biết rằng chim Yến Phụng thuộc họ chim vẹt.
Yến phụng non ăn gì? Cũng như yến Phụng ăn gì? Thức ăn cho chim Yến Phụng khá đa dạng. Mặt dù yến phụng là loài chim ăn tạp nhưng trong quá trình nuôi, bạn nên cho chim ăn 3 loại thức ăn chính là hạt ngũ cốc, rau củ quả và thức ăn bổ sung.Cùng với đó lúc chim còn non thì việc cho chim ăn gì ăn như thế nào vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chim
Thường nên cho chim ăn một ngày 3 lần; vào lúc khoảng 8h sáng, tầm trưa sẽ là 12h chiều thì là khoảng 5-6h . Đến khi chim lớn rồi thì ta an tâm hơn cũng như dễ dàng hơn khi chọn thức ăn cho chim. Đây là những loại thức ăn cho bạn tham khảo
Những thức ăn là rau củ quả: Vì chim rất thích ăn rau củ quả và bạn nên chọn các loại quả đã chín, tươi cho chim ăn như rau muống, ra xà lách, rau cải, trái ổi, trái táo,… Nhưng mà bạn lưu ý rằng nếu như cho ăn các loại rau có vị đắng hay trái cây còn xanh vì chim có thể sẽ bị đau bụng và tiêu chảy
Thức ăn hạt ngũ cốc nói chung: Trong các loại hạt khô như thóc, gạo, ngô, kê, thì chim thích ăn nhất là hạt kê vàng.
Các loại thức ăn bổ sung:Các bạn có thể cho chim phụng ăn thêm bột vỏ sò, bột bỏ trứng, muối và hạt sạn mang lại dinh dưỡng nhưng lại giúp chim dễ tiêu hơn
Làm thế nào để phân loại chim Yến Phụng 3 giống chim phổ biến nhất
Yến Phụng màu xanh nhạt và đuôi dài:Loại yến là là loại được ưa chuộn nhất vài màu của chúng rất hài hòa dễ nhìn.Xung quanh viền mắt của chim yến phụng loại này có màu trắng trong khi phần trán lại được tô bởi màu vàng nhạt. Mũi của chim đực khi trưởng thành sẽ có màu xanh dương.
Loại vẹt đuôi dài Lutino: là dòng vẹt đột biến gen được tìm thấy vào những năm 70 của thế kỉ XIX. lông màu của loài yến phụng này có màu vàng nhạt.Cùng với đôi mắt màu đỏ không lẫn vào loài chim nào.Mũi chim trống trưởng thành sẽ có màu đỏ tía còn chim cái sẽ có màu trắng đục ngả sang màu nâu.
Loài vẹt cánh xám lông xanh da trời:Vào năm 1918 loài vẹt này được tìm thấy .Lông của chim này như tên gọi của nó có màu xanh dương và cánh thì có các sọc màu xám.Lông đuôi và lông cánh của chim rất dài, màu vàng chanh tươi sáng. chim trưởng thành thì trên đỉnh đầu sẽ có chóp lông màu trắng nhìn rất bắt mắt
Cùng với đó là các loài khác như không phổ biến như 3 loài trên như : Loài yến phụng có đuôi dài xám xanh,loài yến phụng xanh mặt vàng, yến phụng đuôi dài có mào,loài yến phụng đuôi dài vàng cốm
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Biết Đường Bay Của Chim Yến Để Làm Gì? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!