Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống Và Mái Chính Xác Nhất được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chim Vành khuyên trống thường hót hay và líu nhiều hơn chim mái, do đó chim khuyên trống là sự lựa chọn số một của những người chơi khuyên. Vậy làm sao để lựa chọn được những chú chim trống ưng ý, trong bài này chúng tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm phân biệt chim trống, chim mái đơn giản nhất.
Với cách phân biệt này chúng ta lưu ý về mùa của chim khuyên. Vào đầu mùa xuân, là thời gian chim đang ghép đôi và thời kỳ rất căng của chim, nên tu của chim mái cũng khá to không thua kém con đực là bao nhiêu. Do đó nếu phân biệt tu vào thời gian này thì tỷ lệ chính xác rất thấp.
Vào mùa thu là thời điểm phân biệt chim khuyên trống, mái tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn. Lúc này tu của chim mái thấp và bé hơn chim trống.
Tuy tu của chim trống cao hơn chim mái, tuy nhiên theo đánh giá của những người chơi chim thì lựa chọn trống mái bằng cách này tỷ lệ chính xác cũng không được cao lắm, chỉ khoảng 60%.
Phân biệt chim vành khuyên trống mái qua màu lông
Chim khuyên trống thường có màu lông đẹp và tươi hơn chim mái. Trên lưng chim mái có màu lông xanh xỉn và không được tươi, con chim trống lông lưng có màu xanh tươi, trên đầu lông có ánh vàng.
Lông bụng chim vành khuyên chim mái có màu trắng hơi xỉn còn chim trống có màu trắng sáng trông như cục bông rất đẹp.
Lông đuôi cũng là một trong những điểm đáng lưu ý trong kinh nghiệm lựa chọn chim khuyên trống, mái. Nếu lông dưới đuôi và lông cổ chim trống có màu vàng tươi thì chim mái lại có màu lông vàng nhạt, gần giống màu của nõn chuối.
Lưu ý: Họa của chim trống to và dày hơn chim mái. Tuy nhiên phân biệt chim trống mái thông qua cách này tỷ lệ chính xác cũng không được tuyệt đối, chỉ khoảng 70%.
Đây là cách phân biệt chim khuyên trống mái thường được áp dụng nhất hiện nay, với tỷ lệ chính xác cao lên tới 95%.
Chim khuyên trống có thể gọi bằng nhiều tiếng như: Gọi đơn, gọi đôi và gọi giật trong khi chim mái.
Khuyên trống với tiếng hót đanh, cao và sắc hơn, khuyên mái nghe tiếng không được đanh như chim trống và tiếng nghe khá cộc. Về độ siêng hót thì chim trống siêng gấp 2 lần chim mái.
Bí Quyết Phân Biệt Chim Chích Chòe Lửa Trống Mái Chính Xác Nhất
Ở nước ta, chích chòe người ta thường chia làm 2 loại đó là chích chòe than với chích chòe lửa. Mỗi loại đều có một vẻ đẹp riêng, giọng hót riêng và cách phân biệt trống mái riêng. Và trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách phân biệt chích chòe lửa trống, chích chòe lửa mái.
Chích chòe lửa là một loài khá dễ nhận biết với màu nâu sẫm, đen, trắng và cái đuôi dài. Chích chòe lửa có vẻ ngoài nhỏ nhắn, dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước và cái đuôi dài như loài phượng hoàng đất. Thêm vào đó, chích chòe lửa còn có một giọng hót trời phú và có thể bắt chước giọng hót của nhiều loài khác.
Có nhiều cách để phân biệt chích chòe lửa trống và chích chòe lửa mái. Và sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách để có thể phân biệt chích chòe lửa một cách chính xác hơn.
2.1 Cách phân biệt chích chòe lửa qua ngoại hìnhĐối với một chú chích chòe lửa trống thì nó sẽ có cái to hơn. Bên cạnh đó thì thân hình của nó cũng cao hơn, và ngay cả bộ móng cũng dài hơn chim mái. Nhìn tổng thể thì một chú chích chòe lửa trống nhìn sẽ to lớn hơn và có vẻ khá mạnh mẽ hơn một chú chích chòe lửa mái đấy.
Nhìn khá nhỏ nhắn và dễ thương hơn chích chòe lửa trống, chích chòe lửa mái sẽ có phần đầu bé hơn. Thêm vào đó thì thân của chích chòe lửa mái cũng ngắn hơn so với chim trống. Vì vậy đây là một trong những đặc điểm để nhận dạng chích chòe lửa trống và chích chòe lửa mái.
Và để phân biệt chích chòe lửa trống hay mái theo cách này thì bạn phải để 2 con chích chòe lửa cạnh nhau để có thể dễ dàng so sánh. Nhưng nếu bạn không có 2 con chích chòe thì bạn hãy xem xét thật kỹ những đặc điểm về lông theo cách mà chúng tôi sẽ chia sẻ sau đây.
2.2 Phân biệt chích chòe lửa qua lôngLông của chích chòe lửa cũng là một cách để phân biệt chích chòe lửa trống, chích chòe lửa mái và được rất nhiều người áp dụng. Đối với cách này cũng khá dễ để phân biệt.
Đối với một chú chim trống thì màu lông của nó sẽ là đen bóng và lông bụng sẽ có màu hạt dẻ. Bên cạnh đó, thì phần phía mông và đuôi của chích chòe lửa trống cũng sẽ có một vài chùm lông trắng. Còn chim mái thì lại có màu màu xám hơi nâu.
2.3 Phân biệt chích chòe lửa qua tiếng hótVề tiếng hót thì chích chòe lửa nổi tiếng là có tiếng hót hay trong những loài chim. Tuy nhiên thì chích chòe lửa trống có vẻ được chiều chuộng hơn bởi giọng của nó có phần nổi bật hơn. Giọng của chích chòe lửa trống sẽ vang hơn, và lớn hơn so với một con chích chòe than mái.
Không chỉ có vẻ mất lợi thế vì giọng hót không được vang và bé hơn mà chích chòe lửa mái lại có giọng hót khá là đơn điệu. Dù thế nhưng giọng hót của chích chòe lửa trống hay chích chòe lửa mái thì loài chim này vẫn dành được sự ưu ái của những nhà chơi chim.
2.4 Phân biệt chích chòe lửa trống, mái khi còn nonĐối với chim non thì việc nhận biệt chim trống hay mái khá dễ, nhìn bằng mắt bạn cũng có thể nhận ra ngay. Vào mùa sinh sản, chích chòe mái sẽ thường đẻ từ 3 đến 4 trứng. Ngay sau khi trứng nở thì bạn có thể nhận biết chim trống hay mái ngay, chỉ cần bạn để ý một chút.
Một tổ chích chòe non thì thường với con chích chòe với cái đầu và thân to nhất thì khả năng 90% thì đó là một chú chích chòe lửa trống. Vì một con chích chòe mái thì nó thường nhỏ hơn kể cả đầu hay thân. Và bên cạnh đó thì một chú chích chòe lửa mái sẽ nở sau những chú chích chòe lửa trống.
Nếu bạn không chăm sóc chim non từ khi chim mẹ đẻ trứng mà chỉ bắt được nó sau khi trứng nở thì có thể đợi đến lúc chim có lông ống. Những chú chim trống thì phần lông ống trên lưng của nó sẽ đỏ đậm hơn so với những con còn lại.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người nuôi chim lâu năm thì đợi khi chim lớn lên có thể dễ nhận diện hơn. Lúc này, khi chim đã trưởng thành thì những đặc điểm của chích chòe lửa trống hay chích chòe lửa mái đã thể hiện rõ hơn. Đặc biệt là bộ lông, khi nhìn qua bộ lông của nó bạn có thể dễ dàng nhận biết.
Bí Quyết Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái Chính Xác 100% Bạn Cần Biết
Khi bắt hoặc mua chim Chào mào non về bạn có thể dễ dàng phân biệt trống mái bằng các cách như sau:
Đối với chim non cùng tổ, tỷ lệ chim trống sẽ cao hơn, khoảng 95%. Chào mào mẹ thường đẻ 2 đến 3 trứng. Đối với tổ Chào mào có 2 trứng, con mái sẽ thường là cái trứng nở đầu tiên. Nhưng đối với tổ 3 trứng thì lại khác, trứng nở thứ 2 lại là con cái và 2 trứng còn lại thường là chim trống.
Nếu bạn không quan sát từ khi chim mẹ đẻ trứng mà chỉ bắt được tổ có chim non thì bạn chỉ cần nhìn hình dạng của nó. Chim non trống thường người của chúng sẽ to, đầu to và có mắt méo hơn những con chim cái.
Sau đó, bạn hãy để ý đến lông đuôi và lông chân của chú Chào mào. Lúc xòe đuôi ra, lông đuôi của chú chim Chào mào trống sẽ dài hơn, do con mái sẽ phát triển chậm hơn. Điều này sẽ giúp bạn phân biệt được Chào mào trống và Chào mào cái đúng lên đến 99%.
Đối với chim non khác tổ thì cách chọn này sẽ hơi khó hơn. Vì lúc này, ngày con chim nở sớm muộn sẽ khác nhau. Nếu muốn mua một chú chim Chào mào trống thì bạn có thể chọn 1 chú Chào mào có đầu to, mình to, mào của nó có màu sẫm hơn.
Tiếp đến, bạn hãy nhìn lông đuôi của chú Chào mào. Lông đuôi nào dài hơn, ôm gọn hơn và có mắt méo thì sẽ là chim trống. Hơn nữa, một chú chim Chào mào trống thường vẫy cánh và rất hay đòi ăn. Cách này có thể giúp bạn chọn được Chào mào trống với tỷ lệ cao hơn.
2. Phân biệt Chào mào bổi trống máiChào mào trống thường sẽ có thân hình to và dài, mào cao, khuôn mặt hung dữ. Nhưng Chào mào cái thì ngược lại. Chúng có cái đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp và đôi chân mảnh mai. Bên cạnh đó bạn có thể so sánh một số yếu tố sau để chọn được chú chim chuẩn xác nhất.
Chim Chào mào trống sẽ thường xổ bọng từ âm 5 trở lên. Nếu lúc đánh nhau, chú chim Chào mào nào bổ giọng từ 5-12 âm thì chắc chắn đó chính là chú chim trống. Nghe âm vang nó cũng sẽ khác hẳn, giọng chim trống thường sẽ to, vang và gắt hơn. Giọng chim trống khi hót âm cuối thường cao lên.
Đối với chim mái thì lại khác, Chào mào mái thường xổ bọng từ 3-4 âm. Cũng có một số com chim mái đặc biệt bổ giọng đến 5 âm, nhưng điều này rất hiếm. Khác với chim trống, tiếng hót của chim mái âm cuối thường trầm xuống, nhỏ lại và kéo dài ra.
Nếu bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng, thì xác suất bạn tuyển chọn được chim trống sẽ là 90%. Bạn hãy lấy một chú chim trống chơi tốt lại gần chú chim bạn muốn thử. Nếu chú chim kia chớp cánh, xù lông hay hót đấu thì chắc chắn đó là Chào mào trống.
Hoặc khi bạn bỏ một chú chim Chào mào cái vào lồng. Nếu chú chim kia không có thái độ gì mà có vẻ ngơ ngác thì nó cũng chính là Chào mào trống.
Nếu bạn không thể nghe được chim hót hay đặt bẫy như cách tên thì bạn có thể kiểm tra bộ mặt của Chào mào. Bạn chỉ cần chú ý một số đặc điểm về đầu, mào, mắt, tách đỏ thì có thể nhận biết được.
Đối với một chú Chào mào trống, đầu của nó sẽ to hơn, khuôn mặt cũng có vẻ hung dữ hơn nhiều phần. Mào của chim trống cũng sẽ cao hơn, mỏ dài hơn và đặc biệt tách đỏ sẽ có nhiều lông hơn và dài hơn chim mái. Đây là một tiêu chí cao nhất khi bạn phân biệt Chào mào trống và Chào mào cái.
Khác với vẻ mặt hung tợn của Chào mào trống, Chào mào cái có vẻ hiền lành hơn. Chào mào cái có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào sẽ thường ngắn và cụp xuống. Bên cạnh đó, lông ở má của Chào mào cái thường ửng màu đỏ tươi và rất ít.
Ngoài những đặc điểm như đã nói trên thì Chào mào cái cũng có màu lông nhạt hơn so với chim trống. Bên cạnh đó lông cánh của Chào mào trống cũng dài hơn so với Chào mào cái. Chào mào trống trông cũng sẽ nhanh nhẹn hơn con cái.
Nhìn lông mao sau gáy của loài chim này bạn cũng có thể phân biệt được con trống và con mái. Ở chim trống, chúng sẽ thường có 1-3 cọng lông mao và có một sợi dài nhất trong khi chim mái thì sẽ không có.
Nếu có cơ hội được cầm chim trên tay thì bạn có thể dễ phân biệt hơn nhờ cách sau. Bạn cầm nhẹ con chim trên tay sau đó để phần bụng chú chim quay xuống dưới đất, thả lỏng nhẹ nhàng nhưng nhớ cẩn thận kẻo chú chim bay mất. Tiếp đến bạn quay chú chim ngược lại và cho bụng chim lên trời.
Bạn hãy quan sát thật kỹ khi làm việc này. Vì nếu là một con chim trống thì đầu của chúng thường rướn về phía trước và xòe lông đuôi ra trong khi chim mái thì rụt đầu lại, không xòe lông đuôi và 2 chân sẽ dạng ra.
Cách Phân Biệt Chim Khướu Trống Mái Đơn Giản Và Chính Xác Nhất
Hiện nay, là một trong những loại chim cảnh được ưa chuộng nhất. Tùy theo sở thích của mỗi người và mục đích chơi chim của mỗi người mà có người thích nuôi chim trống hoặc chim mái. Để phân biệt trống mái ở loài chim này thì không quá khó. Và sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số “tip” nhỏ để có thể phân biệt được trống, mái ở loài chim này.
Khi phân biệt chim qua bộ lông của khướu thì người ta thường phân biệt qua 2 điểm chính đó chính là chùm lông trên mũi và lông đen ở đuôi mắt. Trước hết là người ta thường sẽ quan sát đến chùm lông trên mũi. Vì đây là cách để phân biệt chim khướu trống mái một cách chính xác nhất.
Đối với một con chim khướu trống thì chúng sẽ có chùm lông trên mũi rậm hơn. Bên cạnh đó thì chùm lông đó cũng sẽ mọc dài và nhô lên cao. Đặc điểm này bạn rất dễ nhìn để phân biệt được chúng.
Trong khi đó một chú chim mái thì chùm lông trên mũi của chúng sẽ khá là nhỏ. Lông cũng sẽ mọc thấp và thưa hơn của chim trống. Đây là một đặc điểm dễ và độ chính xác cao đê phân biệt chim khướu trống, chim khướu mái.
Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể phân biệt chim khướu trống hoặc mái bằng cách quan sát vệt lông đen ở đuôi mắt. Khi mua khướu thì bạn có thể kiểm tra bằng cách cầm nhẹ con khướu và vuốt lông xuôi theo chiều mí mắt.
Một con chim trống sẽ có vệt lông đen ở đuôi lớn hơn. Đồng thời vệt lông đó cũng sẽ to bản và có xu hướng như vẽ mắt mèo (vệt đen sẽ hơi nhọn khi dần về cuối).
Trong khi đó nhìn mắt của của chim khướu mái thì lại trông có vẻ sắc sảo hơn. Vệt đen ở mắt của chim nhỏ hơn của chim trống và cũng sắc nét hơn. Vệt lông cũng không kéo nhọn khi về cuối như chim trống mà chúng thường có hình chữ L, về cuối sẽ thẳng góc.
Cách phân biệt qua những đặc điểm về lông để phân biệt chim trống hay mái ở loài khướu được khá nhiều người sử dụng. Bởi vì cách này dễ để nhận biết cũng như độ chính xác cao.
Khá giống với đặc điểm của một số loài chim khác, chim khướu trống và chim khướu mái cũng có giọng hót khác nhau. Vì vậy bạn có thể thông qua giọng hót của chúng mà phân biệt chim trống với chim mái.
Một con chim khướu mái nó sẽ nhanh dạn người và nhanh hót so với chim trống. Trong khi chim trống phải mất 2 đến 3 tuần nuôi nó mới chịu hót thì ngược lại, chim mái lại rất nhanh hót. Chỉ cần 1 đến 2 ngày bạn cho chim ăn, chăm sóc chim thì khướu mái đã hót rồi.
Nhưng một khi đã hót thì khướu trống sẽ siêng hót hơn chim mái. Chim trống sẽ hót nhiều, đều, điệu, nhiều giọng hót và tiếng hót của chúng cũng sẽ vang hơn chim mái.
Khác với chim trống thì giọng hót của chim mái sẽ nhỏ, đơn điệu và cũng sẽ không vang bằng. Chim khướu mái thường kêu khẽ, nho nhỏ đủ nghe. Hầu hết thì âm thanh mà chúng phát ra sẽ là “ro ro…”. Giọng hót của chim mái âm cuối của chúng thường sẽ kéo dài. Nếu nghe lần đầu bạn sẽ thấy giọng của nó giống chim con mới tập hót.
Cách này thường những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm sẽ dễ phân biệt hơn. Tuy không có độ chính xác cao bằng cách bạn nhìn lông của chúng nhưng khi bạn kết hợp 2 cách này thì tôi tin rằng bạn sẽ tìm được con chim ưng ý.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem tổng quan về loài chim Khướu như cách nuôi, luyện chim hót, cách phòng trị bệnh cho chim Khướu !
Ngoài việc phân biệt bằng cách nhìn qua vẻ ngoài hay bộ lông của chúng thì bạn cũng có thể nhận biết bằng cách thử phản ứng của chim khi gọi bạn tình. Đầu tiên khi mua chim khướu về thì bạn hãy cho chim vào lồng rồi lấy áo lồng trùm kín lại. Sau đó treo lồng nơi thoáng mát, không ồn ào cho chim ổn định.
Sau 2 đến 3 ngày trùm kín áo lồng bạn hãy mở hẳn áo lồng ra cho chim. Tiếp đến bạn có thể lấy một chú chim mái đến để cho nó hót, nếu là chim trống thì nó sẽ đáp trả hót lại. Nếu bạn không có chim mái để thử thì bạn cũng có thể bật một đoạn ghi âm giọng hót của chim mái. Cũng như trên, nếu là chim trống thì chúng sẽ hót lại.
Chim khướu trống chúng có đặc điểm hay thể hiện bản thân cũng như là thể hiện vị trí đầu đàn của chúng. Vì vậy, khi bạn bật tiếng ghi âm chim mái hay cho chim mái hót thì con nào hót đầu tiên chắc chắn đó sẽ là chim trống. Không những thế con chim hót đầu tiên cũng cho ta thấy nó linh hoạt, khỏe mạnh và siêng hót.
Cách Phân Biệt Vành Khuyên Trống Và Mái
Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.
Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:Cách phân biệt vành khuyên trống mái : – Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao. – Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì: – Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu. – Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.
Còn một cách là xem tu, khá chính xác đối với mùa chim sinh sản,hoặc chim già rừng: Bắt chim trên tay, lật ngửa chim lên và thổi vào phần hậu môn, nếu chim trống thì phần huyệt ( tu ) sẽ nổi cuộn lên rất rõ, còn chim mái thì ngược lại.
Mẹo nhỏ: Một số cửa hàng chim cảnh không cho mình bắt chim trên tay,thì dùng thòng lọng móc chim ra ,sau đó tách lồng riêng ra rồi nghe tiếng, đừng để chim thấy mặt đồng loại và bật file chim mái lên,nếu chim có phản xạ kêu gắt thì đó là trống.
Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.Tốt nhất là tìm một người bạn đầy đủ kinh nghiệm và theo dõi cách thức họ chơi và chăm sóc … qua đó chúng ta mới đc truyền “lửa” để đủ đam mê theo đuổi dòng chim này, vì đây một nghề chơi cần lắm công phu và không dành cho người dễ nản.
Cách Phân Biệt Chào Mào Trống Mái Chính Xác Nhất
Chim chào mào là loài chim rất khó phân biệt trống hay mái, nhất là đối với người mới chơi chim. Do đặc điểm riêng biệt nên nhìn bề ngoài rất khó phân biệt được con nào là trống và con nào là mái. Đối với những anh em chơi chim lâu năm thì vấn đề này không có vấn đề gì cả nhưng đối với những anh em mới chơi chào mào thì rất là khó đấy.
Để giúp những anh em mới chơi chim và những anh em còn chưa phân biệt được chào mào trống, mái thì mình sẽ giúp anh em phân biệt qua các đặc điểm của chúng. Đây là những kinh nghiệm mà nhiều người chơi chim lâu năm chia sẻ và đúc kết lại.
Cách phân biệt chào mào trống mái qua giọng hótĐây là cách phân biệt chào mào trống mái chuẩn xác nhất và dễ nhận biết nhất khi có chim chào mào mồi. Khi bẫy chim đối với bẫy đấu hễ con chim nào lao vào đánh nhau với chim mồi và có xổ bọng từ 5 ~ 7 âm thì là chào mào trống. Giọng con chào mào trống thường to, vang, gắt và đổi nhiều giọng khác nhau như quýt quýt wùwiu quýt wìu hoặc quýt wu wiu wiu quýt wi wìu. Khi đến âm cuối thì chúng gắt và cao lên.
Còn chim chào mào mái thì chỉ xổ bọng từ 3 ~ 4 âm (cá biệt thì vẫn có con xổ tới 5 âm nhưng rất ít). Thường thì giọng chúng không cao gắt như chim trống, các âm thường thấy quýt wu wiuuuu, huýt huýt hiu, huýt hù hiu…, âm cuối của chúng nhỏ và kéo dài ra.
Cách chơi chào màoĐây là cách phân biệt khá cao khi bạn được tận mắt chứng kiến chú chim chơi. Các bạn đem một em chim trống thuần chơi tốt ra kè thử với chim cần phân biệt. Nếu con nào chớp cánh, bu lồng đòi chơi hoặc em đó hót hét,ché thì em đó là trống.
Đối với chim cái thì mặt ngơ ngác, không có thái độ chơi. Tuy nhiên cũng có trường hợp chim mái 1 2 mùa người bán thả vào lồng tập thể thì lúc mang chim thuần tới kè nó cũng chớp cánh bu lồng. Cái này thì ta lại phải dựa vào cách phân biệt chim dựa vào bộ tách đỏ nhiều hay ít.
Phân biệt về bộ mặtKhi mà không thể dùng các cách trên phân biệt thì anh em tiếp tục phân biệt dựa trên cách nhìn mặt chim.
Chim trống: Chim chào mào trống thường thì đầu to, bộ mặt hung dữ, mào cao, mỏ dài, đặc biệt là tách đỏ nhiều lông và dài hơn chim mái. Các bạn nhìn vào tách đỏ như hình dưới là dễ dàng phân biệt được trống mái ngay.
Chim mái : Đầu nhỏ, mỏ ngắn, mặt hiền khô, mào thấp và thường cụp xuống. Lông má đỏ tươi và ngắn
Chào mào trống : Người to, dài đòn, đuôi dài, mào cao, lông cánh dài khoảng 9cm ( chim mái chỉ 7cm ). Nhìn dáng con trống rất nhanh nhẹn. Cách phân biệt này không dành cho chào mào ngũ đoản và chào mào ngũ trường.
Chào mào mái : Chim mái có thân hình nhỏ, người ngắn, đuôi ngắn, lông cánh ngắn, mào thấp, tách đỏ ít hơn con trống.
Đặc biệt khi anh em nhìn lông mao ở sau gáy con chim (loại lông mỏng dài hơn lông bình thường) để phân biệt. Khi thấy 1~3 cọng lông và có 1 sợi dài hẳn ra thì đây là con chim trống. Một số con chim cái cũng có nhưng rất hiếm ít gặp.
Cầm chim trên tayNếu có ý định mua, mà các cách trên vẫn chưa sài được thì anh em nhờ người bán chim cho cầm lên tay. Tất nhiên cách này chỉ sài được khi người bán chim đồng ý thôi.
Anh em cầm nhẹ nhàng con chim trên tay, đồng thời cho phần bụng chim quay xuống dưới đất hơi thả lỏng tay. Sau đó bất ngờ lật ngược com chim chào mào lại 180 độ cho bụng chim quay lên trời đồng thời quan sát thật kỹ.
Chim chào mào trống: Sẽ có xu hướng rướn đầu ra phía trước và lông đuôi xòe rộng.
Chim chào mào mái: Chim mái sẽ ngược lại rụt đầu vào 1 tí, bộ lông không xòe ra, vẫn xếp như bình thường.
Tổng kết lại về chim chào mào trống máiChào mào trống : Người to, mình dài, đầu to, mào cao, xổ bọng 5 âm trở lên, mặt nhìn rất cớm.
Chào mào mái: Người nhỏ, đầu nhỏ, mình ngắn, mào thấp, tách đỏ ít, chân mảnh mai, hót giọng ngắn, mặt nhìn ngơ ngác.
Chúc anh em có thể chọn được một em chào mào như ý để thỏa mãn thú vui nuôi chim và chơi chim của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Phân Biệt Chim Vành Khuyên Trống Và Mái Chính Xác Nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!