Xu Hướng 11/2023 # 6 Phát Minh Tưởng Đơn Giản Mà Làm Nên Thế Giới Hiện Đại # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 6 Phát Minh Tưởng Đơn Giản Mà Làm Nên Thế Giới Hiện Đại được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tập trung vào 6 công nghệ và khám phá các phân nhánh của chúng, tác giả Steven Johnson với tư duy sắc sảo đã đưa người đọc vào câu chuyện của chuỗi phát kiến không ngừng.

Đó là một lịch sử đáng để kể lại cho hậu thế, một phần bởi nó cho phép chúng ta nhìn lại thế giới mà bấy lâu ta vẫn mặc nhiên thừa nhận bằng con mắt khác.

Trong thế giới phát triển như vũ bão ngày nay, chúng ta thường không dừng lại để nhận ra điều kỳ diệu của việc uống nước máy từ vòi mà không phải lo lắng rằng 48 giờ sau có thể chết vì bệnh tả. Nhờ có điều hòa, nhiều người có thể sống thoải mái trong các điều kiện khí hậu mà chỉ mới 50 năm trước còn là bất khả chịu đựng.

Bao quanh chúng ta và trợ giúp chúng ta là hàng vạn món đồ được phù phép bởi ý tưởng và sáng tạo của rất nhiều người đi trước: nhà phát minh, người đam mê, nhà cải cách…

Họ đã giải quyết từng bước các vấn đề như ánh sáng nhân tạo hay nước sạch để ngày nay chúng ta có thể yên tâm, thoải mái tận hưởng các xa xỉ phẩm này, thậm chí chúng ta còn không nghĩ chúng là đồ xa xỉ.

Cuốn sách nhắc nhớ người đọc chịu ơn những con người ấy cũng nhiều như lòng tri ân mà chúng ta dành cho các bậc quân vương, thống lĩnh lẫy lừng hay yếu nhân trong lịch sử.

Điểm đặc biệt của cuốn sách này chính là cách kể chuyện của tác giả Steven Johnson. Cuốn sách dành một phần viết về những chuỗi hiệu ứng kỳ lạ: “hiệu ứng chim ruồi”. Một phát minh, cụm phát minh trong lĩnh vực nào đó cuối cùng lại gây ra biến đổi ở địa hạt hoàn toàn khác.

Câu chuyện về các ý tưởng và phát minh cũng diễn ra như vậy.

Chiếc máy in của Johannes Gutenberg làm bùng nổ nhu cầu mua kính mắt, bởi thói quen mới là đọc sách đã khiến đại bộ phận cư dân châu Âu chợt nhận ra họ bị viễn thị.

Thị trường kính mắt lại khuyến khích con người sản xuất và thử nghiệm nhiều loại thấu kính, từ đó dẫn đến phát minh về kính hiển vi, thứ chẳng bao lâu sau lại giúp chúng ta nhận ra rằng cơ thể con người được tạo nên từ các vi tế bào.

Hẳn bạn đọc không thấy mối liên hệ nào giữa công nghệ in và việc mở rộng tầm nhìn thị giác của con người tới cấp độ tế bào, cũng như bạn không nghĩ rằng quá trình tiến hóa của phấn hoa lại có thể thay đổi cấu trúc đôi cánh chim ruồi. Nhưng đó là cách sự thay đổi diễn ra.

Có những câu chuyện nhà phát minh không nhận ra phạm vi thực sự khám phá của mình, như Édouard-Léon Scott de Martinville, người phát minh ra máy ký âm năm 1850 nhưng không có thiết bị phát lại. Ông tin rằng, ngày nào đó hậu thế sẽ giải mật chúng như cách đọc nốt nhạc.

Máy quét sóng siêu âm được phát triển dựa trên thiết bị tìm kiếm tàu đắm Titanic. Nhiều năm sau, công nghệ lại kết hợp với chính sách một con của Trung Quốc để tạo thành sự mất cân bằng giới tính khốc liệt trong xã hội trọng nam.

Tác giả Johnson với dòng suy nghĩ khó đoán định khiến người đọc bị cuốn theo mãnh liệt. Để giải thích lý do tại sao một số ý tưởng đã đảo lộn thế giới, tác giả đã vận dụng nhiều môn học: hóa học, lịch sử xã hội, địa lý, thậm chí cả khoa học về hệ sinh thái…

Trang San Francisco Chronicle nhận định: “Độc giả của 6 phát minh làm nên thời đại không thể quên sự tài hoa của nhân loại”.

Tạp chí Newsweek đã đưa Steven Johnson vào danh sách “50 người có ảnh hưởng nhất trên Internet”. Năm 2010, ông còn được tờ Prospect bình chọn vào “Top Ten Brain of Digital Future” (10 bộ óc vĩ đại của tương lai kỹ thuật số).

Top 6 Loài Chim Cảnh Biết Nói Thông Minh Nhất Thế Giới

Top những chú chim cảnh biết nói thông minh nhất thế giới.

1. Chim Yến Phụng.

Yến Phụng là một loài chim cực kì thông minh và có khả năng bất bước tiếng người cực kì giỏi. Chỉ cần chủ nhân của chúng dành nhiều thời gian để dạy dỗ chúng có thể nhớ được rất nhiều từ. Chúng cũng rất hiền lành và thân thiện với con người đặc biệt sở hữu một bộ lông sặc sỡ rất bắt mắt nên thường được lựa chọn để làm chim cảnh trong nhà. Theo những người có kinh nghiệm nhận xét rằng một chú Vẹt Yến Phụng đực có khả năng bắt chước và phát âm chuẩn xác hơn so với những chú Vẹt Cái

2. Yểng.

Trong số những loại chim cảnh biết nối thì Yểng được đánh giá cao nhất về khả năng phát âm chính xác và chuẩn về ngữ điều đến bất ngờ. Loài chim này cũng rất mau mồm mau miêng lúc hứng lên chúng có thể nói cả ngày không chán. Chúng sở hữu một màu lông xanh đen với chiếc mở màu được tô điểm bới lông sọc vàng. Thức ăn yêu thích của loài Yểng này là côn trùng và trái cây. Đây cũng là một loại chim cảnh rất được ưa chuộng tại Việt Nam

3. Vẹt xám Châu Phi.

Nếu hỏi đâu là l oài chim cảnh biết nói và thông minh nhất thế giới thì chắc chắn không một loài chim cảnh nào có thể sánh ngang được với vẹt xám Châu Phi. Chúng được thiên phú với một sự hiểu biết và bắt chược giọng của con người một cách rất tốt. Đặc biệt chúng chỉ gắn bó với 1 chủ nhân duy nhất. Không chỉ bắt chước được tiếng của loài người loài vẹt xám Châu Phi này còn thông thái tới mức khi ở trong môi trường hoang dã chúng có thể bắt chước nhiều tiếng động khác nhau khác để có thể đánh lừa được kẻ thù.

4. Vẹt Mào

Nếu được đào tạo một cách bài bản nhất thì loài vẹt này có thể nói tiếng người một cách rất chuẩn xác. Chúng cũng có thể bắt chước được rất nhiều loại âm thành khác nhau. Nếu chúng nghe được những âm thanh có tần suất lặp đi lặp liên tục thì có thể nhắc lại một cách rất chính xác. Theo kinh nghiệm có một số người yêu thích chim cảnh biết nói khi dạy cho loài vẹt mào này nói bải giữ được ngữ điệu như lúc ban đầu như vậy chúng sẽ dễ dàng hơn.

5. Vẹt Indian Ring Parakeet

Tuy là một loài chim cảnh không quá phố biến ở nước ta nhưng phải khẳng định rằng đây là một trong những cá nhân xuất sắc nhất trong loài vẹt. Chúng rất thông minh và ham học hỏi, khả năng nhớ từ của chúng cũng rất nhiều khi có thể học được khoảng 300 từ. Chúng có thể nói lại được tiếng người khi được nghe đi nghe lại với tấn suất cao nhất. Thậm chí chúng cũng có thể nói được tiếng người khi nghe nhạc. Loài vẹt này cũng khá được ưa chuộng trên thế giới.

6. Vẹt Eclectus Parrot

Có vẻ như họ hàng nhà Vẹt đang góp mặt khá nhiều trong tóp những chú chim cảnh biết nói và thông minh nhất thế giới. Loài Vẹt Eclectus Parrot cũng là một trong những loài chim cảnh có khả năng bắt chước ngôn ngữ loài người khá tốt. Chúng có thể bắt chước được hầu hết nhưng gì mà chúng nghe được trong cuộc sống hày ngày thậm chí còn phát âm lại một cách vô cùng chuẩn xác. Chúng thông minh tới nỗi có hể thuộc và hát lại nguyên cả một bài hát. Là một chú chim tinh nghịch ham học hỏi chúng không chỉ bắt chước lại tiếng của loài người. Bất cứ một thứ âm thanh nào khiến chúng cảm thấy bị hấp dẫn ngay lập tức chúng sẽ phát âm lại rất chuẩn xác.

5 Loài Vẹt Cảnh Thông Minh Nhất Thế Giới Mà Bạn Có Thể Nuôi

1. Vẹt xám châu Phi/ African Grey Parrot

là loài chim thú cưng được nghiên cứu nhiều nhất và đã chứng tỏ trí thông minh rất cao. Một trong những con African Grey Parrot nổi tiếng nhất được đặt tên là Alex nhưng nó đã qua đời vào năm 2007 khi mới 31 tuổi. Chú chim này được mua từ một cửa hàng thú cưng khi mới một tuổi bởi một sinh viên tiến sĩ – Tiến sĩ Pepperberg, đã người chăm sóc, dạy dỗ cho chú vẹt này trong suốt cuộc đời của nó.

Trước khi Alex xuất hiện, hầu hết các nghiên cứu về trí thông minh của gia cầm đã được thực hiện bằng cách sử dụng chim bồ câu và không cần phải nói, tất cả chúng đều đã gây thất vọng. Alex đã thay đổi suy nghĩ của mọi người về những gì một con chim có thể học hỏi được. Trong suốt nhiều năm và tận đến khi qua đời, Alex đã học được hơn 100 từ tiếng Anh và được cho là có trình độ thông minh của một đứa trẻ năm tuổi khi chú qua đời.

Các nhà phê bình nghiên cứu về Alex cho rằng chú vẹt này có thể chỉ đơn giản là một sản phẩm của điều kiện hóa từ kết quả – một phương thức học tập xuất hiện thông qua quá trình thưởng phạt các hành vi và không có sự hiểu biết thực sự nhưng ngay cả khi đó chỉ là một phản ứng được đào tạo, khả năng của Alex vượt xa mọi thứ mà hầu hết các loài chim được nuôi làm thú cưng có thể đạt được. Do sự xuất hiện của Alex mà vẹt xám châu Phi hiện đang có tiếng là loài chim khá thông minh và cần sự kích thích tinh thần liên tục.

2. Vẹt đuôi dài/ Macaw

Cũng được coi là một loài vẹt như African Grey Parrot vừa nêu trên, có một số loại có đuôi dài khác nhau, bao gồm cả loài vẹt dài nhất trên hành tinh, vẹt Hyacinth (vẹt đuôi dài lam tía). Tất cả các loài vẹt cảnh, gồm cả loài đuôi dài, được cho là có mức độ thông minh tương tự như nhau.

Mức độ thông minh của loại chim này đã được so sánh với một đứa trẻ mới biết đi. Chúng có thể giải quyết vấn đề, sử dụng các công cụ và có mức độ giao tiếp cao với các loài chim khác, sử dụng âm thanh và thậm chí thay đổi các yếu tố vật lý, chẳng hạn như đỏ mặt.

Một nghiên cứu của Canada cho thấy sau khi phân tích 98 bộ não chim khác nhau, có sự khác biệt nhất định về kích thước của một phần cụ thể trong não của một con vẹt. Phần não của con chim này tương tự như của linh trưởng, một loài động vật rất thông minh khác và chịu trách nhiệm giao tiếp giữa vỏ não và tiểu não. Nó được gọi là nhân spiriform và ở loài vẹt, nó lớn gấp hai đến năm lần so với ở gà. Phần não này được cho là đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hành vi nâng cao.

Từ A – Z về loài này: Vẹt macaw

3. Vẹt mào/ Cockatoos

Vẹt mào là loài chim trong họ vẹt, chúng là loài chim đầu tiên được nhìn thấy như đang làm nhạc cụ. Ở Úc, những con vẹt mào cọ (Palm Cockatoos) được quan sát bằng cách sử dụng cành cây và vỏ hạt để tạo ra dùi trống và các loại Cockatoos khác có thể lắc lư theo nhịp nhạc, chứng tỏ chúng có hiểu biết về nhịp điệu.

Một nghiên cứu đã sử dụng những con vẹt mào Goffin, một loại vẹt mào nhỏ và chứng minh sự công nhận của chúng về hằng định đối tượng (object permanence). Hằng định đối tượng chỉ đơn giản là ý tưởng mà ai đó có thể hiểu rằng chỉ vì một vật thể không nhìn thấy được, nhưng nó vẫn ở đó. Ví dụ về một hạt trong túi nằm ngoài tầm nhìn thường được sử dụng để mô tả các nghiên cứu về hằng định đối tượng ở chim. Ở trẻ sơ sinh, việc giải một câu đố hằng định đối tượng thường không thể thực hiện được cho đến khi 18 đến 24 tháng tuổi. Không có gì ngạc nhiên, nghiên cứu cho thấy những con vẹt mào Goffin hoang dã có khả năng suy luận không gian tương đương với linh trưởng và trẻ sơ sinh.

4. Vẹt yến phụng/ Budgerigars

Vẹt yến phụng thường được gọi là Budgies hoặc vẹt đuôi dài, loài chim này thực sự là một trong những thành viên nhỏ nhất trong họ vẹt. Nhưng không phải vì nó nhỏ, mà có nghĩa là chúng không thông minh.

Budgerigars là loài động vật không vú đầu tiên thể hiện sự hiểu biết về ngôn ngữ của con người, chúng được so sánh ngang với một đứa trẻ bảy tháng tuổi. Một nghiên cứu cho thấy những chú chim này có thể nhận ra một mẫu cụ thể của những từ vô nghĩa, một cái gì đó thể hiện khả năng chọn ra một mẫu trừu tượng. Điều này rất quan trọng vì trước nghiên cứu này, chỉ có con người, chuột, khỉ và các loài thông minh khác đã cho thấy chúng có thể làm điều này.

5. Vẹt Sun Conure/ Conures

Giống như các loại chim khác trong danh sách này, có rất nhiều loại chim Conures khác nhau và tất cả chúng đều thuộc họ vẹt. Bởi vì điều này, Conures cũng đòi hỏi rất nhiều kích thích tinh thần để luôn giữ cho bộ não thông minh của chúng bận rộn. Rất nhiều bài tập, đồ chơi và các hoạt động xã hội là điều bắt buộc phải có đối với một Conures. Cho dù đó là vẹt Green-cheeked, Jenday hay Sun Conure, tất cả các loài vẹt sẽ chắc chắn cho bạn thấy chúng thực sự thông minh như thế nào.

Bài viết này trích dịch từ: https://www.thesprucepets.com/the-smartest-pet-birds-4178388

Hướng Dẫn Cực Đơn Giản Cách Làm Bẫy Chích Chòe

Bẫy chích chòe thực sự không khó, nhưng quan trọng là phải có một chiếc bẫy chất lượng. Hiện nay trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm một loại bẫy chích chòe thế nhưng chất lượng hay không thì vẫn không có gì đảm bảo. Vậy tại sao không thử tìm hiểu cách làm bẫy chích chòe dân gian đã được rất nhiều người thử và đánh giá cao.

Cách làm bẫy chích chòe dân gian

Cách làm bẫy này xuất hiện từ khá lâu rồi, được dân gian gọi bằng cái tên là bẫy cò ke. Nguyên liệu cho bẫy cò ke gồm có:

1 ngọn cây tre hoặc cây vầu thân nhỏ đường kính xấp xỉ bằng cái ống nước 18-20, chiều dài khoảng 1m2;

1 tay tre dẻo làm cần bẫy;

1 tay tre khác bằng chiếc đũa, hình chữ L dùng để làm cầu tử.

Quy trình làm bẫy cò ke dùng để bẫy chích chòe cũng vô cùng đơn giản như sau: Đầu tiên hãy vạt 1 đầu tre hoặc bầu nhọn rồi cắm xuống đất. Đầu còn lại rỗng, dùng để cắm que buộc chim mồi. Cắm tay tre hình chữ L vào đầu rỗng sâu khoảng 10 phân sao cho cạnh chữ L ngược lên trên.

Cạnh ngắn thì gọt vát thành hình lưỡi búa để gài cầu rơi. Cẩu rơi cũng cỡ chiếc đũa, 1 đầu để cắm vào lỗ trên thân cần, đầu kia gài vào vát lưỡi búa của cầu tử. Bạn có thể kiểm tra lại, nếu cầu rơi có thể rơi dễ dàng nếu không giữ tay thì chúc mừng bạn đã thành công bước đầu trong cách làm bẫy chích chòe.

Bộ phận còn lại là đầu cần bẫy, hãy buộc một sợi dây dù mảnh với chiều dài sợi dây ohuj thuộc vào chiều dài tay tre làm cần. Đầu kia của sợi dù được buộc vào thân cần. Trên dây có một sợi then để gài giữa cầu rơi với cầu tử.

Giả dụ mồi bẫy là dế, hãy buộc chú dế vào sợi chỉ, bạn nên ưu tiên lựa con nào to để dễ bẫy. Sau đó cắm vào đầu thân bẫy bằng 1 nhánh cây sao cho dế bị treo ngay trước cầu rơi. Gài then bẫy và tạo một cái thòng lọng trên cầu rơi, căn chỉnh sao cho chích chòe có thể thấy dế rớt xuống ngay đầu thòng lọng.

Một số cách bẫy chích chòe khác Bẫy chích chòe bằng mủ mít

Vì đặc trưng của mủ mít là độ bám chặt, đồng thời độ dính của mủ mít cũng cao và khó chảy ra nên có thể tận dụng để làm keo bẫy chích chòe. Thế nhưng với cách làm bẫy chích chòe thì bạn cần một lượng mũ cực nhiều, vì vậy nên lấy mủ từ nhiều cây mít mới đủ.

Mủ mít sau khi được lấy sẽ ráo lại, khô nước và độ dẻo cao. Hãy cho mủ vào chậu nước rồi cho vào chậu vài viên đá để nhựa dính không làm dính tay của bạn. Bên cạnh đó, nếu mủ gặp đá lạnh thì sẽ được loại bỏ những tạp chất, mủ càng sạch thì càng dễ bẫy được chích chòe. Sau đó, có thể bảo quản mũ bằng hũ nước nhỏ, thời gian sử dụng mủ mít cũng rất lâu nên bạn có thể yên tâm.

Bẫy chích chòe bằng mủ sung

Cách lấy mủ sung tương tự như lấy mủ cao su, dùng một con dao cạo một đường vừa đủ trên thân cây sau đó mủ sẽ chảy ra và thu hoạch thôi.

Mủ sung có tính lỏng, như nước, không giống như mủ mít và đặc biệt mủ sưng rất khó để làm đặc. Vậy cách làm bẫy chích chòe từ mủ sung như thế nào? Để bẫy chích chòe có tỷ lệ thành công cao thì hãy trộn mủ sung và mủ mít bằng cách sau.

Mủ sung và mủ mít khi đã đạt được tỷ lệ 4:6 là bạn đã thành công, bạn có thể nhận biết bằng cách cảm nhận cục mủ đã dai dần. Bạn vẫn có thể kiên nhẫn bóp nếu đạt tỷ lệ 5:5 càng tốt. Thế nhưng không nên mủ mít quá nhiều thì chim sẽ không dính, còn mủ sung nhiều thì không đủ lực giữa chích chòe.

Có thể bảo quản trong hũ nước nhỏ và không nên đặt trực tiếp dưới ánh nắng sẽ làm cho mủ mít tan chảy. Mủ càng để lâu sẽ không bị giảm chất lượng nhưng sẽ xuất hiện mùi hôi.

Công Thức Làm Cám Chào Mào Đơn Giản Nhất

Chim bổi cho ăn những loại cám này thường ra phân rất đẹp, không ướt không khô, không cần thích nghi, rất tự nhiên, rất dễ tiêu hóa.

Kể từ khi phong trào chơi chim Chào Mào ra đời cho đến nay, có không biết bao nhiêu là loại cám, là công thức khác nhau. Các thành phần trong cám cũng không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Chín người mười ý rất nhiều ý kiến trái chièu về vấn đề này. Chúng ta đã sai khi cho quá nhiều thành phần và công thức cám (và tôi cũng không ngoại lệ). Bởi khi cho quá nhiều thành phần xa rời tự nhiên, thì ta đã vô tình khiến chim khó tiêu hóa, buộc chim phải thích nghi với nhiều loại đạm mới,lạ ,nếu thể trạng yếu có thể dẫn đến tử vong (hiện tượng sốc cám), điều đó đã giải thích vấn đề mà ta vẫn gọi là tập chim “Vô cám”. Mỗi bài cám là mỗi lần thích nghi mệt nhọc nên việc đổi cám khi đổi chủ chuyển vùng , đồng nghĩa với việc ép chim phải thích nghi lại từ đầu, nên dẫn đến hiện tượng chim rớt lông hàng loạt, suy nhược, co ro ủ rũ vì rối loạn tiêu hóa. Gần đây có vài nghệ nhân cho biết họ chỉ nuôi chim đơn thuần bằng cám Ba Vì, Bifood hoặc Cám Trứng kết hợp ăn trái cây, mồi tươi là chim đã mượt lông căng lửa . Chắc chắn rằng khi nói đến 2 loại cám này ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng đó là những loại cám cơ bản không phù hợp với chim thi hay chơi trường. Nghe đến đây tôi chợt nhớ đến bảng thành phẩn dinh dưỡng hết sức khoa học về tỉ lệ của 2 loại cám này. Chúng ta quên mất yếu tố tự nhiên và tiêu hóa. Theo tôi là cực kì quan trọng.

Cách 2:

Chuẩn bị:

Như các nghệ thuật nuôi dưỡng sinh vật mà mỗi cá nhân thích. Thì Chào Mào cũng nằm trong những giống chim mà khiến cho các fans mê không chi bằng, trong đó có tôi. Như diễn đàn ta đã hình thành, và fans mê Chào Mào lại được một forum riêng. Bạch Đề xin giới thiệu những cách thức căn bản nuôi chim Chào Mào. Từ việc lựa chọn chim bổi/mộc cho tới ngày thành một tay nuôi rành về giống Chào Mào này.

Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chớ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến.

Giá chim dạo này giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tang thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ. Xin nhắc một ai đó muốn mua giống Bạch Tang thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tang như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim CM bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hổi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.

Khi mới vào việc mua một con chim để nuôi thật là khó, bởi ta không biết gì về chim rất chi là khó. Từ việc không biết thế nào là con chim hay, chim trống hay mái, xem tướng thế nào mới là một con chim chuẩn để nuôi.

Vâng, xin thưa quý bạn là Bạch Đề sẽ xin giới thiệu những gì mình trãi qua học hỏi tự mình và rất chi là nhiều người để giúp các bạn tìm chim và nuôi thành chim thuần hay.

Ta có thể tìm chim từ tiệm bán chim, hoặc từ các bạn đi bẫy về. Từ tiệm bán chim theo mình thì, thật là khó tìm bởi giá cao hơn người bẫy bán lại. Hai là chim đẹp hầu như hiếm lắm, nếu có chim đẹp bổi/mộc thì giá lại cao hơn chim thường 2-3 lần. Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit’ tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy). Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi:

bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó. Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ. Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám (tôi sẽ lấy bài cám/bột ở topic đã có viết và bàn tiếp) cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi. Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài fans dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

Vấn đề bệnh tật của Chào Mào: Theo các fans thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như hủ nước uống và hủ bột để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi. Cách trị như: ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi. Vài cách khác của các fans là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.

Xây Nhà Yến Như Thế Nào? Hướng Dẫn Tự Xây Đơn Giản

Trong thời buổi hiện nay, nghề nuôi yến trong nhà đang không ngừng phát triển & dần trở thành xu thế mới được nhiều hộ gia đình chọn lựa với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây nhà yến như thế nào là thành công. Trong đó, thiết kế nhà nuôi yến là yếu tố quan trọng nhất & phải bảo đảm được những điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng, diện tích,… Xây Dựng Nhân Đạt sẽ hướng dẫn cách xây nhà yến đơn giản, giá rẻ & hiệu quả nhất 2023.

Điều kiện cần thiết để xây nhà yến

Điều kiện quan trọng nhất mà bạn cần phải ghi nhớ khi xây dựng nhà nuôi chim yến là nơi đó phải có chim yến sinh sống. Bên cạnh đó, nơi đây phải có chim yến kiếm ăn hay đường chim bay. Bạn tuyệt đối không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều những nhà máy, kho xưởng bởi vì quá trình đô thị hóa sẽ làm cho thức ăn của yến bị tiêu diệt.

Khi chọn địa thế thi công nhà bạn cần xem xét vấn đề không khí, độ ẩm, hướng gió hay nhiệt độ,… sau đó so sánh với các yêu cầu của chim yến xem có thích hợp hay không. Tại Việt Nam, chim yến đang sinh sống & làm tổ ở 3 vùng khí hậu khác nhau như Nam Bộ, Trung Bộ & Bắc Trung Bộ.

Nhiệt độ thích hợp để xây nhà yến là từ 27 đến 32 độ C với độ ẩm khoảng 70 đến 85%. Bên cạnh đó, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Bộ gió Tây & Tây Nam, Nam Trung Bộ gió Tây Nam. Từ hướng gió bạn có thể điều chỉnh cửa ra vào của chim để thu hút chim.

Cách xây nhà yến phải có độ cao không được vượt quá mặt biển 1000 m. Trường hợp căn nhà cao trên 1000m thì chim yến vẫn sống & làm tổ tuy nhiên sau khi đẻ chim non sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Hiện nay, những chuyên gia khuyến cáo cách xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m.

Tránh xa các loài thiên địch của chim yến như đại bàng, chim cắt hay quạ,… Đây là những loài thích ăn thịt chim yến do đó sẽ làm yến sợ & tìm nơi khác.

Vị trí thích hợp để xây dựng nhà nuôi chim yến

Chim yến là loài chim hoang dã, và ưa thích sự yên tĩnh hoang sơ do đó cách nuôi chim yến cũng không giống với các loại chim thông thường. Để chọn được vị trí xây nhà yến như thế nào thích hợp bạn cần theo dõi đời sống của chim. Những người nuôi yến thành công được là do họ đã theo dõi & nghiên cứu cuộc sống, tập tính sống của yến. Điều này nhằm tạo ra những căn nhà gần giống nơi ở của yến trong tự nhiên.

Vị trí xây nhà nuôi yến thường là những nơi gần với những cánh đồng ruộng, sông, hồ hay bụi cỏ… Đây là nơi để chim yến có thể dễ dàng kiếm được thức ăn đặc biệt là vào mùa mưa.

Bạn hãy quan sát số lần chim bay lượn trên bầu trời ở nơi mà bạn có ý định xây nhà và vẽ lại sơ đồ đường bay của yến. Vị trí thích hợp nhất để làm nhà yến là cách hang yến đang sinh sống từ 5 đến 8 km.

Mô hình xây nhà yến phổ biến nhất hiện nay 2023

Hiện nay, cách xây nhà yến đơn giản thường được chia thành 3 loại mô hình. Đó chính là:

Mô hình nhà yến bằng gạch: được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, loại nhà này có độ bền & tuổi thọ cao, phù hợp với thời tiết nước ta. Ngoài ra, kiểu xây dựng này tiết kiệm chi phí hơn so với những loại khác vì vậy rất thích hợp với người vốn ít.

Mô hình nhà yến 3D: Loại nhà yến này hiện đang được sử dụng trong các điểm du lịch được đầu tư vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, chi phí khá cao nhưng tuổi thọ thấp nhiều căn nhà 5 -7 năm đã xuống cấp.

Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh: Đây là mô hình được xây dựng chủ yếu tại TP HCM và một số các tỉnh Tây Nam Bộ. Ưu điểm của loại nhà yến này là quá trình xây dựng nhanh chóng, vật liệu nhẹ tuy nhiên độ bền khá thấp & khó điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến.

Hướng dẫn cách xây nhà yến chuyên nghiệp – đơn giản chi phí rẻ Hình dáng nhà, tường nhà nuôi yến

Ngôi nhà của chim yến có hình dáng tương đồng với hình ảnh của một cái kho lớn tùy vào điều kiện của mảnh đất mà có thể xây dựng thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhà yến có thể là hình khối chữ nhật, hình khối ống cùng với bề ngang rộng. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng nhà yến như những khách sạn mái bằng hay mái lợp.

Kích thước của nhà nuôi chim yến

Chim yến thường làm tổ trong các hang động độ rộng lớn. Vì vậy, cách nuôi yến trong nhà là bạn nên xây nhà có kích thước trong khoảng 10 – 15m đến 10 – 20m với mặt bằng là 150 – 200m. Nhà nuôi chim có thể lớn hay nhỏ hơn một chút tuy nhiên bạn phải làm sao để sức chứa bên trong tăng lên bằng cách chia tầng từ 3 đến 5 tầng.

Cách nuôi yến lấy tổ ở Indonesia với những căn nhà yến có diện tích lên đến 150 – 200m vuông rất thành công. Do trong một số những nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì chim yến sẽ thích làm tổ hơn & cho sản lượng cao. Thông thường một hang có diện tích 200 m2 thì bình quân có 54 tổ/mét vuông/năm còn đối với các hang nhỏ hơn 80 m2 đều cho sản lượng thấp.

Đối với các mảnh đất diện tích hẹp 4 x 16m, 4 x 20m thì bạn vẫn có thể xây nhà yến bằng cách chia thành 4 đến 5 phòng (4 x 4m). Tại nước ta, mọi người thường xây nhà nuôi yến với diện tích 5 – 6m x 20, chia thành 3 tầng và mang lại hiệu quả rất cao.

Một trong những vấn đề rất quan trọng trong cách xây nhà yến đó là độ cao. Độ cao của tường nhà yến ít nhất phải từ 5,5 đến 6m & càng cao càng tốt. Bên cạnh đó, nhà cao sẽ giúp cho việc phân chia tầng, phòng, hay điều hoà không khí, nhiệt độ & độ ẩm tốt hơn. Đối với vùng nóng có nhiệt độ cao hơn 27 độ C thì chiều cao từ 3 đến 4.5m, vùng lạnh thì 2 đến 3 m.

Tường bê tông có độ dày từ 20 đến 25cm được làm từ cát, vôi & xi măng. Để giảm nhiệt độ cho những vùng nóng bạn có thể xây 2 lớp gạch & cách nhau khoảng không 5cm giúp hạ nhiệt độ. Lưu ý, bạn nên phủ xi măng mặt ngoài và trong sao cho trơn láng nhằm tránh những sinh vật khác xâm nhập vào nhà chim.

Mái & nóc nhà bạn có thể chọn lựa các loại vật liệu như tôn lạnh với góc nghiêng vùng nóng tối thiểu 45 độ & vùng lạnh nhỏ hơn 30 độ. Đối với những nơi quá nóng người ta thường lớp mái cách trần nhà khoảng 0,5 đến 0,8m nhằm làm giảm hơi nóng.

Cách xây dựng cửa ra vào nhà yến

Đối với cửa dành cho người bạn chỉ cần xây 1 cửa & thông qua phòng nhỏ rồi mới tới cửa vào phòng chim. Cửa ra vào của chim yến bạn nên thiết kế như một cái hang & sơn màu đen cho tối. Để giảm ánh sáng cho nhà yến người ta thường dùng ống bọc kéo dài ở cửa & mái che để cường độ ánh sáng nhỏ hơn 2 lux.

Cửa thường đặt phía trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim bay ra & bay vào với kích thước chiều cao và rộng là 30 x 20cm, 45 x 30cm. Đối với những căn nhà yến lớn bạn có thể xây rộng hơn để hấp dẫn chim vào nhà như 80 x 40cm, 100 x 20cm. Để làm giảm ánh sáng bạn có thể làm vách ngăn giả cách cửa một khoảng 50cm vì cửa rộng ánh sáng nhiều sẽ không thích hợp với chim.

Nếu nhà yến có kích thước nhỏ 4 x 16cm thì bạn có thể thiết kế 2 cửa ra vào & đặt gần mép góc tường. Đối với nhà diện tích lớn 8 x 16 – 20cm, 10 x 20cm thì bạn có thể đặt 2 lỗ ra vào ở trên & giữa tường.

Cách xây dựng phòng cho chim yến

Độ cao cho mỗi tầng của nhà chim khoảng 2m nếu ngôi nhà có 7.5m thì chia ra làm 3 tầng trong đó lại chia thành từng phòng nhỏ. Điều quan trọng là bạn cần biết cách để xây dựng nhà yến làm sao cho phòng có không khí giống như ở các hang vách đá tự nhiên.

Hiện nay số tầng được ưa chuộng xây dựng phổ biến tối thiểu là 2 tầng & phía trên cần có 1 phòng để yến bay lượn. Bên cạnh đó, nhà yến 1 tầng cơ hội thành công thường không cao do quá thấp & không thích hợp với đường bay của yến, khó điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm,…

Mỗi căn phòng có chiều dài & rộng là 4 x 4m x cao 3-4m. Trong trường hợp các phòng rộng 5 – 6 x 8m thì bạn cần thiết kế thêm vách ngăn phòng giả. Bên cạnh đó, giữa các phòng phải có cửa thông với nhau nếu là phòng 4 x 4 m thì cần 2 lỗ liên thông còn phòng 4 x 8m thì cần 1 lỗ liên thông ở giữa.

Cách xây dựng lỗ thông tầng

Đối với các ngôi nhà yến nhiều tầng thì lúc nào cũng phải có một khoảng trống để thông tầng từ phía trên xuống dưới để yến có thể bay lượn giữa các tầng. Thông thường, chiều rộng của lỗ thông tầng là 2,2 đến 2,5m giống như các khe sâu của hang đá. Nhiều nhà nuôi chim yến lớn người ta thường thiết kế xây đường thông tầng thành hình chữ T hoặc L với bề ngang là 3 – 4m.

Lắp xà gỗ cho phòng chim

Thông thường, khi xây nhà yến người ta thường lắp thêm những xà gỗ trên trần nhà để yến có thể bám vào cũng như tăng diện tích làm tổ. Quy cách đóng ván nhà yến thường là sử dụng xà gỗ gắn trực tiếp lên bê tông với kích thước bề dày 1,5 đến 2cm, rộng 15 đến 20cm.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện khí hậu của các khu vực mà các kích thước có thể thay đổi như vùng nóng thì rộng 15cm & dày 1,5cm, vùng lạnh rộng 29cm, dày 2cm. Nếu bề rộng quá nhỏ thì phòng sẽ có nhiều ánh sáng và gió,… yến chỉ làm tổ 1 lớp gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bên cạnh đó, để tổ có được hình dáng đẹp nhiều người thường lắp thêm tấm chắn góc có mùi hấp dẫn chim yến tại các xà gỗ.

Những tấm xà gỗ thường được lắp theo luồng ngang cách nhau khoảng 30cm thành từng ô hình chữ nhật và có kích thước từ 30 – 40cm x 100cm. Bên cạnh đó, xà gỗ còn được kẻ ô khuôn bằng cách dùng thêm các xà dọc. Trong cách xây dựng nhà yến thì tầng gỗ cần phải chắc chắn vì đây là nơi mà yến làm tổ.

Cách lắp xà gỗ đóng vai trò quan trọng đối với năng suất tổ. Ví dụ lắp theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm thì có thể đạt từ 20 đến 40 tổ/mét vuông còn theo kiểu luồng ngang 15 đến 30 tổ. Bên cạnh đó, kiểu ván tổ cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thời gian chim làm tổ. Đặc biệt, sản lượng tổ cao nhất là những nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn.

Nếu bạn chưa có đủ điều kiện kinh tế thì giai đoạn đầu bạn có thể dùng khung gỗ thưa sau đó chèn thêm các thanh gỗ khác. Khi chọn gỗ để lắp trên nóc nhà yến bạn nên lựa gỗ tốt nhưng không nên lưu lại mùi hương gỗ mới do chim yến không thích ở chỗ có mùi lạ. Loại gỗ thường được chọn dùng làm nhà cho chim yến là gỗ tếch. Đây là loại gỗ xốp nhẹ, không mùi, thường có màu trắng và rất bền yến có thể dễ dàng bám vào loại gỗ này.

Cách sơn nhà & ánh sáng của căn nhà nuôi yến

Cách làm nhà nuôi yến đơn giản nhưng không dễ để thực hiện thành công vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, màu sơn & ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng thu hút chim yến đến sinh sống và làm tổ.

Cách xây dựng nhà yến tốt nhất là bạn nên quét vôi trắng do đây là màu dịu & phẳng đối với bên ngoài còn phía trong thì chỉ tô trát tường thôi. Bên cạnh đó, hiện nay màu xanh cũng có công dụng rất lớn trong việc thu hút chim yến làm tổ.

Chim yến thường sống ở các hang đá nên bạn cần phải có cách xây dựng nhà yến sao cho ánh sáng gần giống với các hang động. Điều này bạn có thể làm bằng cách đóng kín cửa ra vào của người chỉ chừa cửa chim mà thôi. Bởi vì, chim yến yêu cầu cường độ ánh sáng khoảng 0,2 đến 0,6 lux do đó sau khi ánh sáng lọt qua cửa ra vào của chim đến các phòng sẽ bị yếu dần đi.

Độ ẩm & nhiệt độ trong nhà

Trong tự nhiên, độ ẩm & nhiệt độ mà các hang chim yến sinh sống thường rất ổn định. Theo một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp để thu hút chim yến là từ 27 đến 29 độ C, ẩm độ 75 đến 90% & ánh sáng 0,2 – 0,6 lux. Đây chính là điều kiện thích hợp để yến làm tổ, đẻ trứng & nuôi con non.

Hiện nay, cách xây dựng nhà yến nhiều người thường dựa vào những thông số kỹ thuật trên để tạo môi trường thích hợp cho yến sinh sản. Trong trường hợp độ ẩm quá thấp thì tổ của yến sẽ có thể dễ bị bong ra. Do đó, cách xây nhà yến như thể nào để hiệu quả phải bảo đảm điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mà yến yêu thích.

Xung quanh nhà yến bạn nên chọn đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để cho chim yến bay lượn. Thông thường, kích thước sân từ 4 x 4m trở lên & phía ngoài nhà nên xây tường bê tông để chắn gió nhằm giúp chim yến cảm thấy an toàn hơn khi vào nhà. Ngoài ra, chim yến cũng thường bay xung quanh sân để xác định vị trí của lỗ ra vào. Hơn nữa, quanh nhà yến bạn nên trồng thêm các loại cây chuối, sung,… không cao qua lỗ nhằm cản trở yến bay ra bay vào đồng thời bảo vệ căn nhà.

Điều chỉnh độ ẩm hợp lý

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều chỉnh độ ẩm mà bạn có thể làm dễ dàng. Bạn hãy đặt các chậu nước nhỏ, bể nước cạn ở bên trong phòng chim. Ngoài ra, bạn tiến hành phun tưới nước xung quanh khu vực nhà yến nếu ở trong vùng nóng để hạ thấp nhiệt độ & tăng độ ẩm. Bên cạnh đó, gắn vòi phun sương lên trên tường cũng là một giải pháp rất hiệu quả.

Lưu ý, khi làm nước phun bạn phải canh đường chim bay & tổ chim. Một số nhà yến đã sử dụng bơm phun ẩm tự động cho nơi nuôi yến của mình để điều chỉnh khí hậu phù hợp với yến đồng thời giúp cho chất lượng tổ tốt hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Phát Minh Tưởng Đơn Giản Mà Làm Nên Thế Giới Hiện Đại trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!