Xu Hướng 3/2023 # 24628:Hái Ra Tiền Từ Chim Cảnh # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 24628:Hái Ra Tiền Từ Chim Cảnh # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết 24628:Hái Ra Tiền Từ Chim Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều năm nay, tại TP Vinh, nuôi chim cảnh không chỉ là thú vui tao nhã được nhiều người yêu thích mà còn là nghề hái ra tiền. Nắm bắt được thị hiếu của người yêu thích chim cảnh, chỉ sau thời gian dày công thuần phục huấn luyện, nhiều chủ nuôi chim đã thu được khoản tiền lớn.

Có thể nói thú chơi chim cảnh “sốt” lên trong vài năm trở lại đây. Khi kinh tế phát triển, cuộc sống được nâng lên, số lượng người chơi chim cảnh ngày càng nhiều. Từ ý nghĩa giải trí thư giãn rồi nhiều người làm kinh tế bằng cách buôn, bán các loại chim quý hiếm.

Ông Trần Văn Tân, phường Vinh Tân, TP Vinh có thú chơi chim đã từ lâu. Hiện gia đình ông nuôi hơn 10 con, hằng ngày ông tập cho chim hót với đủ các kiểu hót thu từ trên mạng internet. Ông cho biết, phường Vinh Tân có nhiều người cho rằng chơi chim cảnh đẳng cấp, rất nhiều nhà thi nhau tìm chim các loại để nuôi.

Số lượng người chơi chim cảnh đang ngày một nhiều

Có người “hốt bạc” từ kinh doanh chim, ban đầu mua những chú chim bình thường, sau đó về luyện giọng cho chim trở thành chim quý bán lãi cả chục triệu đồng. Có nhiều gia đình hiện có gần 30 lồng chim, trong đó có tới 20 con chim quý.

Mỗi năm thu về vài chục triệu đồng từ nuôi chim, nhưng cũng lắm người bị thua lỗ, do không biết chọn nên mua chim về nhà được vài ba ngày là chim chết, cũng có nhiều con qua chủ mới nó tự sát. Hoặc không biết cách chăm sóc, chỉ cần lơ là một buổi quên cho chim uống nước là chim chết.

Từ thú chơi chim cảnh đã kéo theo việc hình thành “chợ chim cảnh” khá quy mô đông đúc, thu hút đông đảo người dân từ các huyện mang đủ các loại chim cảnh xuống Vinh để họp thành chợ. Chợ mua bán chim tự phát này nằm ngay đầu Đại lộ Lênin và đường Nguyễn Phong Sắc. Tại đây nhanh chóng trở thành điểm hẹn cho những người yêu thích chim cảnh, thậm chí khách du lịch cũng ghé vào đây tham quan.

Đã thành lệ, vào ngày cuối tuần, mọi người lại đua nhau đến xem, nghe chim hót líu lo đủ thứ giọng, cảm giác thành phố mà như trong rừng nguyên sinh. Chợ chim rất đa dạng, có nhiều chú chim được chủ huấn luyện chào khách bằng tiếng Anh “thanks”, hoặc thấy khách lạ là cúi đầu gật 3 lần và nói như người “chào đại gia”, “chào khách”… Có thể nói, đây là một điểm hẹn lý tưởng cho vô vàn người mua kẻ bán chim cảnh tứ xứ tụ họp.

Thậm chí nhiều người mê chim cảnh, chờ đợi tới ngày cuối tuần thật nhanh để ra chợ chim tìm cảm giác thư giãn. Cửa hàng chim là những chiếc xe máy, được bố trí một cách khéo léo, với hàng chục chiếc lồng chim khác nhau. Riêng những chú chim đặc sắc, quý nhất được treo trên giá cao để khách xem và tránh bị mất trộm.

Ông Hoàng Văn Hiền, trú phường Hưng Bình, một “trùm” buôn bán chim nói với chúng tôi: Tôi có thể cung cấp bất kì loại chim cảnh nào nếu khách hàng có nhu cầu. Loại chim được huấn luyện, cứ bật máy điện thoại ghi âm cho phát ra loa là cả đàn chim đua nhau hót như một dàn nhạc.

Giá thì nhiều loại, chim chào tiếng Anh có con tới 10 triệu đồng, con nào chào tiếng Việt sành sõi lại hót hay bằng nhiều giọng có khách sẵn sàng mua với giá 15 triệu đồng. Bình thường một chú chim họa mi, hót hay giá 300.000 – 500.000 đồng, con chích chòe mái, hoặt con vẹt xanh giá 450 ngàn đồng…

Tại chợ chim này, có lắm người hái ra tiền, mua bán các loại chim quý trao tay. Những chú chim miền rừng có giọng khỏe và lảnh lót vang rất xa, lại dễ huấn luyện bắt chước giọng hót các loại chim khác luôn được người nuôi săn tìm.

Bên cạnh chợ chim cảnh còn kéo theo các dịch vụ như bán thức ăn cho chim, làm lồng chim, dịch vụ chăm sóc chim cảnh. Rất nhiều người khéo tay sáng tạo ra nhiều loại lồng chim rất đẹp với mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Lồng cao và mảnh như ngôi nhà nhỏ tổ ấm cho họa mi; lồng hình quả chuông úp dành cho chim sáo, lồng có hình vòm cao ráo có thanh ngang cho chim cúc cu đậu…

Giá mỗi chiếc lồng chim cũng từ 200.000 đồng tới 500.000 đồng. Buôn bán chim cảnh cũng là một nghề đối với một số người. Họ có vốn hiểu biết về các loại chim khá sành. Rồi chăm sóc chim, mùa hè treo lồng chim nơi thoáng mát, mùa đông để lồng chim tránh hướng gió Bắc để chim ấm khỏe mạnh.

Chợ chim cảnh tại nơi đô thị cũng có ý nghĩa về mặt tinh thần, khi kinh tế đã khá đầy đủ. Tuy nhiên do việc họp chợ chim tự phát nên đang bộc lộ những tồn tại như tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị.

Thiết nghĩ, với chợ chim tự phát tại Vinh, chính quyền thành phố nên có quy hoạch một khu vực làm chợ, cũng là góp phần tạo nên nét văn hóa vùng miền thú vị cho đời sống tinh thần của người dân và khách du lịch.

Nuôi Bồ Câu Cảnh Hái Ra Tiền, Bán 1 Cặp Bồ Câu Thổi Kèn Giá 2 Triệu

Không quá cầu kỳ, không quá ồn ào, người có thú chơi chim bồ câu cảnh thường “lặng lẽ” với đam mê của mình.

Một cú chao liệng, một ánh mắt tròn xoe thân thuộc, một khoảnh khắc xòe cánh, chừng ấy đủ để người chơi mỉm cười, tận hưởng niềm vui sướng trong tâm hồn.

Bồ câu cảnh có nhiều loại, có thể kể đến như bồ câu bi, bồ câu xòe, sư tử, thổi kèn, bông cúc… Ở Huế, phổ biến các loài bồ câu xòe, kèn, bồ câu sư tử, bồ câu gà. Anh Nguyễn Phúc Lâm, đam mê và nuôi bồ câu cảnh hơn 4 năm, cho biết: “Loài mình nuôi đầu tiên là bồ câu xòe Nhật Bản, xòe đuôi đen Ấn Độ và sư tử Hà Lan. Vì “đầu tay đầu chân” nên thú thật mình rất bỡ ngỡ, đó cũng là lần đầu tiên mình thấy bồ câu cảnh ngoài đời”.

Phúc Lâm có niềm đam mê với các loại bồ câu.

Đang là sinh viên Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, tình cờ thấy hình ảnh của bồ câu cảnh trên mạng, chàng trai xứ Huế đã “phải lòng” ngay. Ấp ủ mất bao lâu, khi Phúc Lâm tốt nghiệp cũng là lúc anh theo đuổi đam mê của mình. Dù thời điểm ấy mới tập tễnh chơi, song anh đã chi gần 5 triệu đồng để sở hữu 5 đôi bồ câu.

“Gan” hơn cả Phúc Lâm là Phước Thành, chàng trai 8X tại TX. Hương Thủy. Để thỏa đam mê, anh chi 10 triệu đồng, mua bồ câu tận TP. Hồ Chí Minh. Thành kể: “Lúc ấy mua bán trên mạng chưa phổ biến như bây giờ. Tìm trại nuôi để mua đã khó, vận chuyển bồ câu còn khó hơn. Vì một trục trặc nhỏ, mình phải chầu chực ở ga, đi hỏi không biết bao nhiêu người mới tìm ra lồng bồ câu. Thật hú vía! “.

Toát mồ hôi vì tiền đã gửi, lại chẳng thấy bồ câu đâu, cảm giác thật sự vỡ òa khi kiện bồ câu của Thành đều ổn. Ngắm loại chim trước đó ít ngày chỉ là điều xa xỉ trên mạng, anh vui mừng, quyết tâm nuôi bằng được.

Mỗi loại bồ câu cảnh sở hữu một vẻ đẹp riêng. Bồ câu thổi kèn phập phồng ở phần ngực và cổ. Bồ câu xòe đặc trưng với lông chân um tùm, đuôi xòe như đuôi công. Bồ câu gà ngoài màu sắc lông đặc trưng còn có cân nặng “khủng”, nhiều con tròm trèm 1,5kg. Nổi tiếng nhất có lẽ là bồ câu sư tử. Oai phong bởi chiếc bờm uy nghi ôm lấy khuôn mặt, bồ câu sư tử thường được những người kinh doanh săn đón, xem là biểu tượng của quyền lực.

Thú chơi hái ra tiền

Bồ câu cảnh ít khi bị bệnh, chăm sóc khá dễ dàng. Tuy nhiên, loài này ấp trứng vụng, vì thế người nuôi thường phải ấp bằng máy hoặc nhờ đến bồ câu Pháp. Bồ câu Pháp cũng là bố mẹ nuôi tuyệt vời, chăm bẵm cho bồ câu cảnh non.

Thức ăn cho bồ câu cảnh tùy thời kỳ, loài giống mà sẽ gia giảm các thành phần, chủ yếu là ngô, gạo, bột công nghiệp. Để lông đẹp, vóc dáng săn chắc, bồ câu được cho ăn bổ sung vitamin, khoáng chất. Một vài nơi bồ câu được nuôi trên máng cát để lông chân đẹp, đây cũng là cách bồ sung cát, sỏi để chúng tiêu hóa tốt hơn.

Phước Thành nuôi dưỡng đam mê bằng việc kết hợp nuôi bồ câu cảnh và bồ câu Pháp. Tuy vậy, nguồn thu từ bồ câu cảnh cũng không hề nhỏ. Anh cho biết: “Bình thường bồ câu Pháp giống giá dao động từ 160-200 nghìn đồng/cặp, thế nhưng bồ câu cảnh có giá cao hơn gấp đôi, gấp ba. Nhiều loại giá cao hơn gấp 10 lần”.

Hiện tại, giá bồ câu xòe Nhật Bản giống (5 – 6 tuần tuổi) tầm 400 nghìn đồng/đôi. Bồ câu xòe đuôi đen Ấn Độ dao động từ 800 – 900 nghìn đồng/đôi. Bồ câu thổi kèn tầm 2 triệu/cặp. Đam mê này hiện tại chủ yếu mang tính chất cá nhân.Vì thế mong muốn của những chàng trai mê bồ câu cảnh là tập hợp lại những người có chung chí hướng. Từ đó có sân chơi để trao đổi kinh nghiệm, nâng tầm hiểu biết và phô diễn vẻ đẹp của loài vật xinh đẹp này.

(Theo Báo Thừa Thiên Huế/ Dân Việt)

Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Chim Cảnh

Từ sự đam mê

Sau khi loay hoay với nghề buôn bán nhỏ lẻ, chạy chợ khắp Thái Bình, Hà Nam, Nam Ðịnh, thấy cuộc sống của gia đình vẫn không khá lên, năm 2003, anh Trần Mạnh Tưởng (thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư) quyết định trở về quê sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình. Anh Tưởng tâm sự: Ở vùng quê thuần nông như Tân Lập, với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào đất trồng lúa, hoa màu thì mỗi năm để dành được 5-10 triệu đồng đã là chuyện khó, nói gì đến con số vài chục triệu/năm. Trong một lần sang Nam Ðịnh, nhận thấy mô hình nuôi chim cảnh hoàn toàn phù hợp với điều kiện của mình, anh quyết định lựa chọn nghề này để kinh doanh. Anh bật mí rằng, cái thú mê chim có từ thuở bé. Có lẽ vẻ đẹp vóc dáng, màu sắc toát ra từ bộ lông của các loài chim cũng như tiếng hót đặc trưng của từng loài đã khiến anh ngẩn ngơ để rồi “sống chết” vì chim, “chìm nổi” cũng vì chim. Hiện cả gia đình anh gồm anh chị em, con trai, con dâu đều chuyên mua, bán chim cảnh ở khắp mọi miền từ miền ngược Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái… đến Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và những tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Ðịnh, Thành phố Hà Nội.

Tình yêu với các loài chim thì đã có sẵn nhưng để khởi đầu, rồi gắn bó với chúng, gia đình anh cũng phải vượt qua không ít thăng trầm, khó khăn. Muốn chim luôn khỏe mạnh và có giọng hót hay đòi hỏi người chơi phải mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Chị Hường (vợ anh Tưởng) tâm sự: Nuôi chim cảnh không khó nhưng lại đòi hỏi người nuôi phải có tính tỉ mỉ, kiên trì và chịu khó tìm tòi, học hỏi từ người chơi khác. Ðể thuần dưỡng được một con chim hay, người nuôi phải mất ít nhất 2 năm. Cái khó trong quá trình nuôi chính là cách chăm sóc chim sao cho không bị bệnh, không bị gẫy cánh, làm mất giọng hót. Trong thời gian thay lông, chim thường yếu, nhạy cảm với thời tiết, vì vậy cần phải chăm sóc với chế độ đặc biệt, nhất là thức ăn, nước uống. Lúc thời tiết thất thường và bệnh cúm gia cầm diễn ra phức tạp thì sau khi mang chim từ vùng khác về phải cách ly và cho uống thuốc phòng bệnh đầy đủ…

Ðến thu nhập tiền tỷ

Con số lợi nhuận 500 triệu đồng/năm không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang sở hữu trên 1.000 con chim cảnh, từ loại có giá thấp 100 – 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 – 7 triệu đồng/con. Từ năm 2012, ngoài kinh doanh tại nhà, gia đình anh đã thuê một gian hàng rộng 60 m2 ven quốc lộ 10 để kinh doanh chim cảnh. Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 – 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần. Chim sơn ca được chuyển từ Ðà Nẵng về nuôi tập trung đến khi tách riêng ra lồng có giá từ 500 – 550 nghìn đồng/con; chào mào có giá từ một đến vài triệu đồng/con, đặc biệt chào mào Huế có giá cao hơn rất nhiều; chim cu gáy nuôi từ bé có giá từ 1-2 triệu đồng/con; chích chòe nếu nuôi được hai năm cũng có giá khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/con… Mỗi loại chim có tiêu chí đánh giá riêng. Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Tân Lập – Phạm Văn Tiếm cho biết: Tùy theo giọng hót hay, dở, lông đẹp, xấu, hình dáng, cách di chuyển của các loại chim mà định giá. Ðiển hình như chích chòe lửa, người chơi chim thường để ý đến độ dài ngắn của đuôi mà ra giá, đặc biệt những con chim “lạ” như có cườm khít, có lông đốm… thì giá trị càng cao. Mỗi loài lại có một giọng hót đặc trưng, như họa mi có giọng hót lảnh lót, bay bổng; khiếu thì trầm hùng; chích chòe líu lo, duyên dáng; vành khuyên thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vang xa.

Với những người chơi chim lâu năm, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua dung mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con. Ngoài ra, tô điểm thêm cho chim là lồng chim. Gia đình anh Tưởng đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra những chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10-15 triệu đồng một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo. Ðối với nhiều khách chơi chim, chiếc lồng chim như một bảo vật. Có được chiếc lồng “độc” trong nhà mà khoe với bạn bè cũng là một niềm vui – anh Tưởng vừa cười vừa chia sẻ với chúng tôi. Mô hình nuôi chim cảnh của anh Trần Mạnh Tưởng đang hứa hẹn nhiều thành công, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của quê hương Tân Lập. Ðã có rất nhiều khách hàng đến mua cũng như thăm quan mô hình của anh. Anh còn tích cực tham gia các câu lạc bộ chơi chim trong huyện, tỉnh và nhiều nơi khác để thỏa mãn thú chơi tao nhã cũng như học kinh nghiệm của các bạn hàng.

Làm Giàu Từ Niềm Đam Mê Chim Cảnh

Làm giàu từ niềm đam mê chim cảnh

Anh Tài thường xuyên tham gia và các hội thi chim và đạt được nhiều giải thưởng Anh Tài nuôi và thuần dưỡng nhiều loài chim như: Vành khuyên, Chích chòe than, Chào mào, Họa mi,… Anh dành một khoảng sân trong nhà để cùng bạn bè thưởng thức tiếng chim vào những ngày nghỉ.

PTĐT – Hiện nay, trào lưu chơi chim nở rộ và trở thành thú vui của nhiều người. Cũng xuất phát từ niềm đam mê này, anh Nguyễn Anh Tài ở phường Thọ Sơn, TP Việt Trì đã biến thú chơi này thành nghề kinh doanh thu mỗi năm gần 100 triệu đồng.

Thú chơi chim của anh Tài đã có từ thuở bé. Năm 2001, anh Tài quyết định khởi nghiệp từ chính niềm đam mê chim cảnh. Anh Tài chia sẻ: Thời gian khởi đầu, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Muốn chim luôn khỏe mạnh và có giọng hót hay đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Người nuôi phải có tính tỉ mỉ, kiên trì và chịu khó tìm tòi, học hỏi từ người chơi khác. Cái khó trong quá trình nuôi chính là cách chăm sóc chim sao cho không bị bệnh, không bị gẫy cánh, làm mất giọng hót.

Hiện tại, anh Tài sở hữu hơn 200 con chim với các loài như: Vành khuyên, Chích chòe lửa, Chích chòe than, Chào mào, Họa mi,…Những giống chim này được anh nhập từ nhiều nơi: Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Phú Yên,…Hầu hết các loại chim nói trên đều được anh Tài thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm. Và tùy theo giọng hót, bộ lông, cách di chuyển của từng loại chim mà định giá. Với các loại chim bổi có giá từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng; chim họa mi có giá từ 450.000 đồng đến 800.000 đồng; chim chích chòe có giá từ 250.000 đồng đến vài triệu đồng,…Anh Tài cho biết: Chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá rất rẻ, nhưng sau khi được thuần dưỡng, chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần. Với những người chơi chim lâu năm, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua “dung mạo” của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con.

Bên cạnh đó, gia đình anh còn đầu tư công nghệ sản xuất thức ăn cho chim và lồng chim. Anh Tài đã cất công sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan để học tập công nghệ sản xuất thức ăn cho chim sao cho giàu dinh dưỡng, phù hợp với từng loài. Để làm ra những chiếc lồng chim đẹp mắt, tinh xảo, có hoa văn cầu kỳ, độc đáo và có giá trị cao, anh đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở nhiều nơi bởi đối với các nghệ nhân chơi chim, chiếc lồng chim như một bảo vật, có được chiếc lồng “độc” trong nhà mà khoe với bạn bè cũng là một niềm vui.

Là một người chơi chim lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, anh Tài được các anh em chơi chim trong thành phố tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ Chim cảnh Thành phố Việt Trì.

Thành công từ mô hình nuôi chim cảnh của anh Nguyễn Anh Tài góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của Hội sinh vật cảnh trên địa bàn tỉnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về 24628:Hái Ra Tiền Từ Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!